Lương quản lý cao hơn lương nhân viên bao nhiêu

Tôi đang làm quản lý tại một công ty nhỏ, lương thấp và mới nhận được lời mời sang một chỗ lớn hơn, lương cao nhưng chỉ là nhân viên.

Tôi năm nay 30 tuổi, đang làm quản lý đội marketing online cho một công ty chuyên về mỹ phẩm. Tôi làm việc cho công ty này đã được 5 năm, từ những ngày đầu thành lập.

Là một trong những nhân viên đầu tiên, có thể nói là đặt nền móng cho sự phát triển của công ty, tôi có rất nhiều tình cảm cho nơi này. Nhưng sau khi lập gia đình, tôi muốn bản thân phát triển hơn, vì công ty hiện tại không có đủ tiềm lực để tôi thử sức bản thân.

Do đó tôi có theo dõi một số mạng xã hội việc làm, và có để CV của mình trên một số trang tin tuyển dụng. Cách đây ba tuần, nhân viên săn đầu người (head hunter) của một công ty khá lớn, cùng ngành nghề ngỏ ý mời tôi về thử việc, vị trí chuyên viên với mức lương rất hấp dẫn.

Tôi tìm hiểu thì công ty này có chế độ đãi ngộ rất tốt. Tuy nhiên tôi khá đắn đo với lời mời này và nghi ngờ năng lực bản thân khi họ không mời tôi vào vị trí leader? Tôi có nên thử sức ở công ty mới?

Đây là một trong những nội dung bà Kulapalee Tobing đến từ Mercer – công ty hàng đầu thế giới về tư vấn nhân sự , chia sẻ khi công bố những thông tin về lương thưởng mới nhất của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Các cấp bậc trong một công ty được chia thành 4 cấp, lần lượt từ thấp đến cao gồm: Nhân viên, Chuyên viên, Quản lý, và Lãnh đạo.

Trong đó, khoảng cách giữa mức lương của Lãnh đạo – cấp cao nhất và Nhân viên – cấp thấp nhất trong công ty thường dao động theo cấp số nhân.

So sánh trong khu vực Châu Á, khoảng cách lương giữa sếp và nhân viên ở Việt Nam đang ở mức cao nhất với 26 lần, cao hơn nhiều mức chênh lệch lương của các quốc gia lân cận như Singapore, Thái Lan, Indonesia…

Bà Hoa Nguyễn – Giám đốc cấp cao của Talentnet – cho biết: Mức chênh lệch này ở Việt Nam là bình thường.

Bà lấy ví dụ ở cấp bậc nhân viên, nếu mới tốt nghiệp trung cấp chẳng hạn, mức lương lúc mới đi làm 6 triệu đồng/tháng. Nếu nhân số lương này lên 26 lần, mức lương sếp cùng công ty sẽ ở mức 156 triệu đồng/tháng. Giám đốc cấp cao hơn có thể đạt mức lương 200 triệu đồng/tháng.

“Đây chỉ là mức tính lương, chưa bao gồm thưởng và phụ cấp”, bà Hoa cho biết.

Theo Khảo sát lương 2017 do Talentnet – Mercer thực hiện, mức lương trung bình của các công ty trong nước thấp hơn 29% so với các công ty đa quốc gia .

Tỷ lệ chênh lệch về mức lương cơ bản hàng năm cho các vị trí khác nhau giữa Công ty đa quốc gia và Doanh nghiệp trong nước là 15% (cấp Nhân viên), 30% (Chuyên viên), và 41% (Quản lý).

Mức chênh lệch có xu hướng tăng ở cấp Quản lý dp các công ty đa quốc gia trả lương cao hơn cho vị trí quản lý cấp cao nhằm tương thích với mức độ đóng góp và phạm vi công việc. Mặt khác, các công ty trong nước có xu hướng linh hoạt trong việc chi thưởng để tăng cường khả năng thu hút ứng viên tài năng so với các công ty nước ngoài, cho nên mức lương khi không bao gồm thưởng của cấp bậc này tại công ty trong nước thấp hơn so với công ty đa quốc gia.

Mức lương dành cho cấp lao động phổ thông ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, nhưng mức chi trả lương cho cấp quản lý (Senior) trở lên ở Việt Nam đã đắt đỏ hơn các nước Thái Lan hay Indonesia.

Khảo sát lương 2017 được thực hiện trên 592 công ty trong 16 ngành nghề từ Công nghệ, Hàng tiêu dùng, Dược phẩm, Hóa phẩm, Dược và Sản xuất...

(TBKTSG Online) – Mấy ngày qua một trong những chủ đề thu hút dư luận là thông tin về lãnh đạo các doanh nghiệp công ích tại TPHCM lãnh lương tiền tỉ năm 2012.

Thông tin về việc chi trả lương tại các công ty công ích trên được dư luận bàn nhiều bởi số tiền mà những người đứng các doanh nghiệp này lãnh trong năm 2012 được cho là cao gấp nhiều chục lần so với ngay với các nhân viên được thuê làm việc cho các công ty này và so với mặt bằng thu nhập chung trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.

Theo thông tin từ các báo, lương của giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị năm 2012 là 2,6 tỉ đồng, cao hơn 40 lần so với lương của lao động mùa vụ còn lương của Chủ tịch hội đồng thành viên của công ty là 1,6 tỉ đồng/năm, kế toán trưởng 1,67 tỉ đồng/năm. Lương bình quân của viên chức quản lý tại công ty này là hơn 111 triệu đồng/tháng trong khi lương của người lao động thường xuyên khoảng 25,6 triệu đồng/tháng, lao động mùa vụ 5,4 triệu đồng/tháng.

Đã có nhiều ý kiến cho rằng việc giao quyền chủ động trong kinh doanh và điều hành tài chính (trong đó có lương thưởng) cho các doanh nghiệp nhà nước là cần thiết để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn.

Trong trường hợp này, vấn đề được đặt ra là tại các doanh nghiệp công ích nói riêng và khối doanh nghiệp nhà nước nói chung mức lương như nêu trên có bất bình thường không? Và sự chênh lệch về thu nhập giữa cấp quản lý mà cụ thể là giám đốc với lao động bình thường bao nhiêu là vừa?