Liên doanh la gì cho ví dụ

Dù bạn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ hay một doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô thì việc cân nhắc theo đuổi việc liên doanh luôn mang lại những tiềm năng to lớn.

Vậy hãy cùng lamchutaichinh.vn tìm hiểm Liên doanh hay còn gọi là Joint Venture là gì? Những lợi ích mà loại quan hệ kinh doanh này mang lại cho công ty của bạn.

Mục Lục

  • Liên doanh (Joint Venture) là gì?
  • Đặc điểm của Joint Venture (Liên doanh)
  • Đánh giá ưu điểm và hạn chế của hình thức liên doanh
    • Ưu điểm
    • Hạn chế
  • Các hình thức Liên doanh (Joint Venture) phổ biến
    • Liên doanh hội nhập (Joint Venture) phía trước
    • Liên doanh hội nhập (Joint Venture) phía sau
    • Liên doanh (Joint Venture) mua lại
    • Liên doanh (Joint Venture) đa giai đoạn
    • Lợi ích của chiến lược Liên doanh hiệu quả
  • Có nên thực hiện chiến lược liên doanh (Joint Venture) không?
  • Phân biệt công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài
    • Công ty liên doanh (Joint Venture) là gì?
    • Công ty 100% vốn nước ngoài
  • Kết luận

Liên doanh (Joint Venture) là gì?

Liên doanh (Joint Venture) là một hình thức hợp tác mang tính tự nguyện giữa hai hay nhiều công ty độc lập trong, ngoài nước hoặc chính phủ với nhau. Thông qua việc cùng nhau góp vốn, chia sẻ tài nguyên để hợp tác thành lập, phát triển dự án kinh doanh và phân chia lợi nhuận theo thỏa thuận, liên doanh mang lại hiệu quả tối ưu trong việc phát triển kinh doanh.

Liên doanh la gì cho ví dụ
Liên doanh (Joint Venture) là gì?

Joint Venture được coi là một chiến lược kinh doanh cực kỳ tốt đối với những công ty hay tập đoàn cần vốn để đầu tư nhưng chưa đủ khả năng thực hiện một mình, có thể hợp tác với nhau vì mục đích chung.

Ngoài vấn đề về vốn, Joint Venture cũng cho phép hai bên tiếp cận được tài nguyên, khoa học công nghệ, nguồn lực của nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh thành công.

Ví dụ một số công ty liên doanh tại Việt Nam và nước ngoài như:

  • Công ty Honda Việt Nam.
  • Công ty Canon Việt Nam.
  • Công ty liên doanh điều hành Cửu Long JOC được thành lập bởi Tổng Công ty thăm dò – khai thác dầu khí PVEP (50%), Công ty dầu khí ConocoPhillips (UK), Tổng công ty dầu khí Hàn Quốc, Công ty SK và một số công ty khác.
  • Liên doanh Nhà máy lọc dầu Bayernoil Raffineriegesellschaft mbH tại Đức bao gồm 3 tập đoàn thành viên là Eni (20%), Varo Energy (51,34%) và Rosneft (28,57%).

Đây là những ví dụ điển hình cho sự thành công của hình thức liên doanh, những công ty trên chia sẻ nguồn lực cho phép tiết kiệm được hàng triệu đô nhưng vẫn mang lại lợi nhuận to lớn.

Đặc điểm của Joint Venture (Liên doanh)

Điểm nổi bật của hình thức liên doanh là ở sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ góp vốn là yếu tố quan trọng quyết định mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp cũng như tỷ lệ lợi nhuận được hưởng và cả rủi ro mà các bên phải gánh chịu.

Việc liên doanh sẽ có thể làm giảm thiểu rủi ro và mang đến nguồn lực lớn điều này tạo điều kiện thuận lợi để các bên khai thác nguồn lực một cách tối đa và tối đa hoá lợi nhuận.

Đánh giá ưu điểm và hạn chế của hình thức liên doanh

Sau đây lamchutaichinh.vn sẽ đề cập đến những ưu điểm và hạn chế của hình thức kinh doanh Joint Venture để bạn có cái nhìn chi tiết hơn.

Ưu điểm

Dưới đây là những ưu điểm giúp cho Joint Venture trở thành một chiến lược kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước:

  • Tạo điều kiện cho các công ty hay tập đoàn thực hiện những dự án chiến lược kể cả khi không có đủ vốn, công nghệ tân tiến hay nhân lực dồi dào. Joint Venture giúp các công ty hỗ trợ lẫn nhau để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất.
  • Joint Venture tạo cơ hội học hỏi và trao đổi kinh nghiệm kinh doanh. Đối với những công ty vừa và nhỏ hay những công ty mới đặt chân vào một ngành kinh doanh mới thì đây là một ưu điểm không thể bỏ qua.
  • Mỗi một dự án hay hoạt động kinh doanh nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro và trách nhiệm pháp lý, việc liên doanh giữa nhiều bên phần nào cũng có thể chia sẻ những gánh nặng này.
  • Liên doanh tạo cơ hội giúp các công ty mở rộng thị trường, tiếp cận được nhiều tệp khách hàng tiềm năng từ nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Đặc biệt đối với việc bước chân vào cạnh tranh ở thị trường nước ngoài là một quá trình cực kỳ khó khăn mà không phải công ty nào cũng có đủ tiềm lực thực hiện, việc liên doanh với các công ty nước ngoài tạo nền tảng giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường một cách thuận lợi hơn.
  • Cải thiện tính cạnh tranh, hướng đến những sản phẩm của đối tác khác.

Hạn chế

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng Joint Venture vẫn tồn tại những hạn chế như sau:

  • Đối với những công ty nhỏ có phần trăm góp vốn thấp gần như không thể quyết định trong quá trình kinh doanh. Trường hợp khác, đối với những liên doanh với tỉ lệ góp vốn 50:50 dễ dẫn đến tranh chấp quyền sở hữu cũng như quyền đưa ra quyết định ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh.
  • Tranh chấp có thể xảy ra khi không có sự nhất trí về các khoản đầu tư và lợi nhuận. Quản trị mối quan hệ giữa các bên không tốt có thể gây nên những căng thẳng và mâu thuẫn trong quá trình liên doanh.
  • Khi một bên liên doanh là chính quyền sở tại, việc mất kiểm soát đối với liên doanh là có thể xảy ra đối với các ngành được coi là nhạy cảm như truyền thông văn hoá, hạ tầng cơ sở an ninh, quốc phòng,…
  • Rào cản ngôn ngữ, chênh lệch múi giờ, chất lượng nhân công không đồng đều, khác biệt nền văn hoá và lối tư duy cũng là rào cản gây bất lợi đến hoạt động kinh doanh.
  • Đối với những công ty nhỏ chưa có kinh nghiệm với Joint Venture cũng có thể đứng trước nguy cơ bị lừa đảo bởi những công ty ma.

Các hình thức Liên doanh (Joint Venture) phổ biến

Liên doanh la gì cho ví dụ
Các hình thức Liên doanh (Joint Venture) phổ biến

Liên doanh hội nhập (Joint Venture) phía trước

Liên doanh hội nhập phía trước hay có tên tiếng Anh là Forward integration joint venture.

Đây là một hình thức mà các bên thỏa thuận đầu tư cùng nhau trong hoạt động sản xuất sản phẩm đầu ra cho chuỗi cung ứng.

Trong đó, một công ty sẽ tiến xa hơn theo hướng kiểm soát việc phân phối sản phẩm hay dịch vụ của mình bằng cách liên doanh với những công ty đã từng là nhà cung cấp hoặc khách hàng để đảm bảo quyền kiểm soát với các kênh phân phối.

Liên doanh hội nhập (Joint Venture) phía sau

Liên doanh hội nhập phía sau (Backward integration joint venture) là hình thức liên doanh ngược chiều chuỗi cung ứng. Nói một cách đơn giản, để đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu các công ty tiến hành liên doanh với những công ty sản xuất hoặc cung ứng nguyên liệu thô, dịch vụ cần thiết cho sản xuất.

Từ đó, phía doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí, tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả sản xuất. Hơn thế nữa, liên doanh hội nhập phía sau cũng là một cách để tạo lợi thế cạnh tranh và rào cản gia nhập với các doanh nghiệp mới gia nhập ngành.

Liên doanh (Joint Venture) mua lại

Liên doanh mua lại (Buyback joint venture) đây là hình thức mà các công ty liên doanh với nhau cùng cung cấp tài nguyên đầu vào để thực hiện quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đầu ra cung cấp cho quá trình sản xuất tiếp theo của các bên.

Hình thức này thường được sử dụng khi các công ty không có đủ quy mô sản xuất cho chuỗi cung ứng, việc hợp tác mở rộng quy mô giúp xây dựng một cơ sở phục vụ nhu cầu và hưởng lợi thế mà quy mô mang lại.

Liên doanh (Joint Venture) đa giai đoạn

Liên doanh đa giai đoạn (Multistage joint venture) là hình thức kết hợp những đối tác hội nhập theo mảng xuôi dòng và đối tác hội nhập theo mảng ngược dòng. Hình thức kinh doanh này đảm bảo được đầu vào và đầu ra cho quá trình kinh doanh của mỗi đối tác góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.

Lợi ích của chiến lược Liên doanh hiệu quả

Một chiến lược liên doanh hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích không ngờ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Liên doanh là một cơ hội phát triển và trau dồi kinh nghiệm đối với những công ty mới bước vào ngành, và là cơ hội khẳng định vị thế trên thị trường đối với các công ty phát triển và đang phát triển.

Để tối ưu hoá những ưu điểm thì một chiến lược kinh doanh thông minh là điều tiên quyết. Một chiến lược hiệu quả sẽ cho tất cả các bên nhìn nhận một cách chính xác mục tiêu liên doanh cũng như những trách nhiệm và rủi ro trong suốt quá trình. Đồng thời, việc nhận định rõ vai trò và quyền hạn của mỗi bên cũng giúp tránh được các mâu thuẫn không đáng có.

Có nên thực hiện chiến lược liên doanh (Joint Venture) không?

Mặc dù Joint Venture mang lại những lợi ích to lớn cho quá trình phát triển của doanh nghiệp, nhưng không có nghĩa doanh nghiệp muốn phát triển thì nhất định phải liên doanh.

Tuỳ vào ngành kinh doanh, định hướng kinh doanh lâu dài và nguồn lực của công ty, từ đó mới có thể quyết định có nên thực hiện chiến lược liên doanh hay không.

Liên doanh la gì cho ví dụ
Có nên thực hiện chiến lược liên doanh (Joint Venture) không?

Bất kỳ chiến lược kinh doanh nào cũng phải mang lại hiệu quả mới thật sự có ý nghĩa.

Chính vì thế, trước khi bắt đầu chiến lược liên doanh, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu, cách thức tổ chức, phạm vi cũng như sự ảnh hưởng của liên doanh lên hoạt động kinh doanh của công ty để tránh những tổn thất đáng tiếc.

Phân biệt công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài

Để lập ra một kế hoạch kinh doanh hiệu quả đầu tiên bạn cần hiểu rõ bản chất của từng hình thức kinh doanh. Rất nhiều người nhầm lẫn giữa công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài. Sau đây hãy cùng lamchutaichinh.vn phân biệt sự khác biệt giữa hai hình thức công ty trên.

Công ty liên doanh (Joint Venture) là gì?

Công ty liên doanh là một công ty độc lập được thành lập bởi các công ty, tập đoàn khác nhau trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng cùng thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho các bên.

Thỏa thuận liên doanh sẽ mô tả mục đích và thiết lập những thông số về sự tham gia cũng như trách nhiệm cũng từng bên trước khi bắt đầu liên doanh. Điều này sẽ bao gồm chi tiết lợi nhuận, lỗ, phân bổ quyền sở hữu, quyền quyết định, điều khoản gia hạn hoặc chấm dứt.

Công ty 100% vốn nước ngoài

Đây là công ty có 100% số vốn đầu tư từ nước ngoài và thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài được xây dựng ở Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài đại diện cho công ty chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật Việt nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam thừa nhận.

Công ty 100% vốn nước ngoài sẽ do các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư nước ngoài toàn quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh của mình.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu được về Joint Venture Những lợi ích và rủi ro mà nó mang lại cho sự phát triển của doanh nghiệp. Mong là lamchutaichinh.vn đã cho bạn một gợi ích hữu ích để phát triển hoạt động kinh doanh để đạt được lợi nhuận tối đa.