Lấy ví dụ về một vài chi tiết máy trên chiếc xe đạp của em giải thích tại sao nó là chi tiết máy

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Với những kiến thức đã được học và hiểu biết thực tiễn, hãy trả lời các câu hỏi:

1. Em hiểu thế nào là chi tiết máy?

2. Kể những kiểu lắp ghép trong cơ khí mà em biết?

3. Lấy ví dụ về mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được?

=> Xem hướng dẫn giải

1. Khái niệm về chi tiết máy

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Trong số các chi tiết máy trong hình 9.1, chi tiết nào thuộc loại công dụng chung?

2. Căn cứ vào dấu hiệu nào mà khung xe đạp được gọi là một chi tiết?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Mối ghép cố định

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy xác định các mối ghép ở các ảnh trên hình 9.2, ảnh nào thuộc mối ghép tháo được, ảnh nào thuộc mối ghép không tháo được?

2. Mối ghép bằng gò gấp mép có ưu điểm và hạn chế gì?

3. So với mối ghép bằng bu lông thì mối ghép bằng đinh vít có ưu điểm gì?

=> Xem hướng dẫn giải

3. Mối ghép động

Trả lời câu hỏi sau:

1. Cho biết các đồ vật, dụng cụ trong bảng 9.1 được ứng dụng khớp nào? Đánh dấu [x] vào cột tương ứng

Đồ vật, dụng cụ Khớp quay Khớp tịnh tiến Khớp cầu
bản lề cửa      
Cần anten và khớp với giá cố định      
Cơ cấu trúc khuỷu - thanh truyền      
Khớp gương xe máy với giá gương      
Tay quay - thanh truyền      
Trục và ổ trục      

2. Tại sao phải bôi trơn khớp động?

=> Xem hướng dẫn giải

Đọc lại nội dung ở hoạt động trên, liên lệ thực tiễn để làm bài tập sau:

Điền các cụm từ cho dưới đây vào chỗ chấm cho phù hợp:

[bôi trơn, chi tiết, chuyển động, khớp động, máy móc, thiết bị]

Trong mối ghép động, các .....[1]..... được ghép có .....[2]...... tương đối với nhau, vì vậy, để giảm ma sát và mài mòn, mối ghép động cần được ...... [3]....... thường xuyên.

Mối ghép động còn được gọi là ......[4]........, được sử dụng trong nhiều .....[5]........, .......[6]....... Khớp động có nhiều loại khác nhau như: Khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu, khớp then hoa, khớp vít, ....

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

  • Kể tên các loại khớp động có trong chiếc xe đạp của em và nêu rõ chúng thuộc loại khớp nào?
  • Lấy ví dụ về các loại khớp có trong máy móc, thiết bị là sản phẩm cơ khí được sử dụng trong sinh hoạt của gia đình

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: chi tiết máy và lắp ghép, công nghệ vnen 8 tập 1, giải sách vnen công nghệ 8 bài 9, bài 9 chi tiết máy và lắp ghép vnen công nghệ 8 trang 50.

I. Khái niệm về chi tiết máy

Câu hỏi: Quan sát hình 24.1 SGK hãy sắp xếp lại những nội dung ghi trong cột các phần tử tương ứng với những nội dung ghi trong cột công dụng?

Các phần tử

Công dụng

1. Trục

2. Đai ốc

3. Vòng đệm

4. Đai ốc hãm côn

5. Côn

a. Giữ trục ở vị trí càng xe.

b. Tạo mối ghép chặt của trục với càng xe.

c. Lắp moay ơ.

d. Cố định moay ở trên trục.

e. Giữ côn ở một vị trí.

Trả lời:

Các phần tử

Công dụng

1. Trục

2. Đai ốc

3. Vòng đệm

4. Đai ốc hãm côn

5. Côn

c. Lắp moay ơ.

a. Giữ trục ở vị trí càng xe.

b. Tạo mối ghép chặt của trục với càng xe.

e. Giữ côn ở một vị trí.

d. Cố định moay ở trên trục.

Câu hỏi: Em hãy cho biết tên gọi các phần tử: Trục, đai ốc, vòng đệm, đai ốc hãm côn, côn?

Trả lời: Các phần tử trên được gọi là chi tiết máy.

Câu hỏi: Vậy chi tiết máy là gì?

Trả lời: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ trong máy.

Câu hỏi: Quan sát hình 24.2 SGK hãy cho biết phần tử nào không phải chi tiết máy? Tại sao?

Trả lời: Mảnh vỡ máy không phải là chi tiết máy vì là phần tử cấu tạo không hoàn chỉnh và không thực hiện một nhiệm vụ nào trong máy.

Câu hỏi: Em hãy cho biết phạm vi sử dụng của các nhóm chi tiết máy sau:

Nhóm các chi tiết

Phạm vi sử dụng

Công dụng chung

Công dụng riêng

- Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo, trục, ... 

Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp, van, cam, ... 

Trả lời: Phạm vi sử dụng của các chi tiết máy:

Nhóm các chi tiết

Phạm vi sử dụng

Công dụng chung

Công dụng riêng

- Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo, trục, ... 

Sử dụng trong nhiều loại máy.

Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp, van, cam, ... 

Sử dụng trong một loại máy nhất định.

Câu hỏi: Quan sát hình 24.3 SGK, em hãy cho biết các bộ phận của chúng được ghép với nhau bằng mối ghép nào?

Ghép các bộ phận

Mối ghép

- Ghép giữa móc treo và giá đỡ.

- Ghép giữa trục và giá đỡ.

- Ghép giữa bánh ròng rọc và trục.

Trả lời: Các bộ phận được ghép bằng các mối ghép:

Ghép các bộ phận

Mối ghép

- Ghép giữa móc treo và giá đỡ.

- Ghép giữa trục và giá đỡ.

- Ghép giữa bánh ròng rọc và trục.

- Bằng đinh tán.

- Bằng đinh tán.

- Mối ghép động.

Câu hỏi: Chiếc xe đạp có những kiểu mối ghép nào? Hãy kể tên một vài mối ghép?

Trả lời: Chiếc xe đạp có những kiểu mối ghép:

- Mối ghép cố định:

+ Mối ghép không tháo được:

Hàn: Khung xe.

+ Mối ghép tháo được:

Ghép bằng chốt: Ghép giữa đùi xe với trục giữa, chốt trong cổ phuốc.

Ghép bằng ren: Ở trục giữa: Hai nắp ổ trục có ren để vặn chặt vào khung; đầu trên càng phuốc có ren răng để bắt phuốc giữ phuốc vào khung; trục bàn đạp lắp vào đùi băng ren, ...

- Mối ghép động:

+ Ổ quay: Các phần chuyển động quay với nhau nhờ ổ bi: Ổ bi trục giữa, ổ bi trục trước, ổ bi trục sau, ổ bi bàn đạp, ổ bi cô phuốc.

+ Khớp quay: Khớp quay ở các mắt xích, khớp quay ở tay phanh.

Câu hỏi: Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào?

Trả lời: - Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

- Chi tiết máy có 2 loại: Chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng.

Câu hỏi: Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không? Tại sao?

Trả lời: Dựa vào dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy: Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa, nếu tháo rời ra sẽ phá hỏng chi tiết máy. Nếu dựa vào dấu hiệu này thì xích xe đạp và ổ bi là chi tiết máy. Vì vậy xích xe đạp và ổ bi là chi tiết máy.

Câu hỏi: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép?

Trả lời: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau theo hai loại:

- Mối ghép cố định: Các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

- Mối ghép động: Các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau [có thể xoay, trượt, lăn, ăn khớp với nhau].

Câu hỏi: Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?

Trả lời: - Máy có nguyên lí hoạt động phức tạp, một hai chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được.

- Máy gồm nhiều chi tiết ghép với nhau sẽ dễ dàng và thuận lợi khi gia công, sử dụng và sửa chữa khi bị hỏng hóc.

Video liên quan

Chủ Đề