Làm thế nào để trẻ hết ho đờm năm 2024

Khi trẻ mắc chứng ho, nhất là vào ban đêm, có thể gây bực bội cho cả trẻ và cha mẹ hoặc người chăm sóc

Khi trẻ mắc chứng ho, nhất là vào ban đêm, có thể gây bực bội cho cả trẻ và cha mẹ hoặc người chăm sóc. Ho làm cho trẻ khó ngủ, khó nghỉ ngơi và khó tập trung. Ho khan cũng có thể gây nôn trớ ở trẻ.

Có một số biện pháp tự nhiên khắc phục ho đơn giản, an toàn và hiệu quả cho trẻ, cha mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng.

Các biện pháp tự nhiên giúp giảm ho ở trẻ

1. Uống ngậm mật ong

Mật ong là một trong những biện pháp chữa ho thay thế tốt nhất cho trẻ lớn. Vì mật ong là một phương thuốc tự nhiên, hiếm khi có tác dụng phụ để lo lắng. Nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống nấm. Nửa muỗng cà phê mật ong dùng ngay trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng kỳ diệu cho trẻ. Ở trẻ lớn, cha mẹ có thể trộn nửa muỗng cà phê mật ong với một ít nước chanh.

Nếu trẻ đủ tuổi để hiểu, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước dung dịch gồm một muỗng canh mật ong với nước ấm. Tuy nhiên, tránh dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc botulism - độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này tuy ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.

2. Nhỏ mũi nước muối sinh lý

Đối với trẻ nhỏ, không có khuyến cáo sử dụng mật ong trước 01 tuổi, chính việc sử dụng vài giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi cho lứa tuổi này giúp giảm ho hiệu quả. Nếu mũi của trẻ tắc nghẽn và khó thở, nhỏ mũi vài giọt dung dịch muối sinh lý có thể là phương thuốc giảm ho cho trẻ vào ban đêm. Sau khi sử dụng nước muối, dùng một ống hút sẽ giúp cha mẹ hút chất nhầy từ mũi của trẻ ra ngoài.

3. Bù đủ nước và chất lỏng

Khi trẻ bị cảm mạo hay cảm lạnh, hãy tăng dùng lượng chất lỏng để giúp giảm bệnh nhanh. Nước trái cây và sữa đều có ích. Nếu vào mùa lạnh, cho trẻ dùng chất lỏng và nước ấm như súp gà, uống sữa ấm hoặc nước táo ấm. Đối với trẻ sơ sinh không được cai sữa, sữa mẹ giúp cung cấp chất lỏng cần thiết. Đối với trẻ nhỏ, chỉ tăng số lần cho ăn, dùng nhiều chất lỏng, đặc biệt là đồ uống ấm, sẽ giúp giảm bớt chất nhờn và dễ tống xuất chất nhờn ra khỏi đường thở.

4. Hút ẩm trong phòng ngủ của trẻ

Phòng ngủ của trẻ ẩm nhiều làm phát sinh nấm mốc, nơi trú ngụ thuận lợi virus và vi khuẩn dễ gây viêm hô hấp và gây ho kéo dài ở trẻ. Sử dụng máy hút ẩm trong phòng ngủ những ngày lạnh ẩm nhiều, làm phòng khô ráo và ấm hơn. Chạy máy hút ẩm vào ban đêm như một phần của biện pháp khắc phục chứng ho cho trẻ vào ban đêm.

5. Tắm hơi nóng nếu có thể

Cha mẹ có thể dễ dàng biến phòng tắm thành phòng xông hơi nước bằng cách tắm nước nóng trong khi vẫn đóng cửa trong 15 phút. Phương pháp chữa nghẹt mũi này được các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo cho thấy hiệu quả và dễ làm ở trẻ lớn.

6. Dùng nước muối súc họng miệng

Nếu trẻ đủ lớn để hợp tác súc miệng, hãy cho trẻ dùng nước mặn ấm và súc họng miệng. Súc miệng nước muối là một biện pháp khắc phục ho và đau họng hiệu quả ở trẻ. Một muỗng cà phê muối trộn trong nước ấm cho trẻ súc miệng thường xuyên hàng ngày.

7. Sử dụng ống hút để hút nước mũi

Như đã đề cập trước đó, dùng ống hút mũi sau khi sử dụng dung dịch muối sinh lý nhỏ mũi để làm giảm chất nhầy và làm sạch đường thở mũi. Sử dụng ống hút mũi là cách tốt nhất cho trẻ em dưới 06 tháng tuổi. Bóp một ống hút và nhẹ nhàng nhả tay ra khi đặt nhẹ vào một lỗ mũi, làm lặp lại cho đến khi chất nhầy được làm sạch khỏi mũi.

8. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Chứng ho của trẻ có thể là do bụi và chất bẩn trong nhà gây ra. Cha mẹ cần biết điều này và nên làm vệ sinh kỹ lưỡng trong khu vực trẻ ngủ. Làm sạch bụi và làm sạch bề mặt các đồ vật để loại bỏ bụi là một biện pháp chữa ho cần thiết cho trẻ. Cha mẹ cũng có thể sử dụng các máy lọc sạch không khí để giúp loại bỏ bụi ngay cả bụi nhỏ PM 2.5 hoặc bất kỳ chất gây dị ứng khác trong phòng của trẻ.

9. Nếu muốn dùng siro ho, chỉ nên dùng siro có chứa các thảo dược thiên nhiên

Cha mẹ cũng có thể dùng siro ho cho trẻ, nhưng khuyến cáo chỉ nên dùng các loại siro ho chứa chất chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên có nguồn gốc xuất xứ tin cậy và nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng cho trẻ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ho sổ mũi là triệu chứng của nhiều bệnh, nhưng hãy tìm trợ giúp y tế trong các trường hợp sau đây:

-Trẻ ho kéo dài hơn 3 ngày, nhất là ho nhiều về đêm làm trẻ mất ngủ

-Trẻ bắt đầu ho ra đờm chuyển màu

-Trẻ ho, kèm sốt cao trên 38,5 độ C và kém đáp ứng thuốc hạ sốt, đặc biệt nếu trẻ nhỏ hơn 6 tháng

-Trẻ ho và thở khò khè khi thở ra

-Trẻ ho và thở tạo ra âm thanh ồn ào hoặc phát ra âm thanh rít lên khi hít vào, đặc biệt nếu trẻ dưới 03 tháng.

Ho ở trẻ là một phản xạ được xem là có lợi cho cơ thể, giúp loại bỏ những vật lạ có trong đường thở như khói bụi, phấn hoa, dị vật… Tuy nhiên, nếu tình trạng ho của trẻ kèm theo hiện tượng có đờm hay ho kéo dài có thể gợi ý bệnh lý nguy hiểm. Vậy trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi? Để tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng ho có đờm ở trẻ, mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Ho có đờm ở trẻ là hiện tượng thường xuyên xảy ra, nhất là vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết. Bên cạnh đó, nhiệt độ chênh lệch đột ngột cũng có thể khiến cho tình trạng ho của trẻ kéo dài và ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi? Đây là thắc mắc của rất nhiều người làm cha, làm mẹ. Hãy cùng tìm hiểu về ho có đờm ở trẻ qua bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ

Trước khi tìm hiểu vấn đề trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi, bạn cũng nên nắm được những nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ. Ho có đờm là phản xạ giúp tống các chất dịch hay vật lạ có trong đường thở ra ngoài, giúp đường thở thông thoáng hơn. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng ho có đờm ở trẻ:

  • Thay đổi thời tiết: Thời điểm giao mùa thường khiến cả người lớn và trẻ em dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh lý hô hấp. Ở trẻ em, các triệu chứng sổ mũi, ho có đờm rất thường xuyên xảy ra.
  • Đường thở bị nhiễm vi khuẩn, virus: Khi cơ thể bị vi khuẩn, virus xâm nhập, nhất là đường hô hấp, cơ thể sẽ tiết ra các chất dịch nhầy [đờm] nhằm mục đích bảo vệ cơ thể.
  • Ô nhiễm môi trường, bụi bẩn: Những trẻ sống trong môi trường có không khí không trong lành, nhiều khói bụi sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp gây nên tình trạng ho có đờm.
  • Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu: Ở trẻ em, nhất là những trẻ nhỏ tuổi, hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu, trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và đường hô hấp. Và một khi đã mắc, các triệu chứng này thường kéo dài hơn so với ở người lớn như ho có đờm.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị ho có đờm do một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như thời tiết, phấn hoa.
  • Trẻ hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá là tác nhân khiến cho niêm mạc đường hô hấp của trẻ trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường, trẻ dễ bị ho có đờm, ho kéo dài.
    Hít phải khói thuốc là một trong những nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ

Trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi?

Trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi là thắc mắc của rất nhiều bậc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà thời gian kéo dài ho có đờm là khác nhau. Cụ thể như sau:

Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh thông thường là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ho có đờm. Cho tới hiện nay, có tới hơn 200 loại virus có khả năng gây bệnh hô hấp ở trẻ, trong đó phổ biến nhất là rhinovirus. Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường thường đạt đỉnh điểm trong 2 - 3 ngày. Triệu chứng ho có đờm có thể kéo dài tới tận 10 - 14 ngày mới khỏi hoàn toàn.

Trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi là vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm

Cảm cúm

Bệnh cảm cúm cũng thường gặp ở trẻ, do virus cúm gây ra, lây trực tiếp sang trẻ thông qua giọt nước bọt nhỏ khi ho, hắt hơi hay nói chuyện. Các triệu chứng của bệnh cảm cúm thường diễn ra trong vòng 3 - 7 ngày với phần lớn trẻ. Tuy nhiên, triệu chứng ho có đờm thường mất đi muộn nhất, có những trẻ có thể mệt mỏi và ho kéo dài tới 2 tuần.

Viêm phế quản

Trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi? Tùy vào viêm phế quản cấp hay mạn tính mà hiện tượng ho có đờm sẽ kéo dài khác nhau.

  • Viêm phế quản cấp: Các triệu chứng bệnh thường kéo dài từ 10 - 14 ngày, trong đó triệu chứng ho có đờm của trẻ có thể kéo dài từ 2 - 3 tuần, thậm chí là 1 tháng.
  • Viêm phế quản mạn tính: Các triệu chứng bệnh thường kéo dài ít nhất là 3 tháng và các đợt viêm phế quản về sau có thể kéo dài lâu hơn. Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính thường là do hít phải khói bụi, tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Viêm phổi

Bệnh viêm phổi chủ yếu do virus, vi khuẩn gây nên. Đối với trẻ em, các triệu chứng, biểu hiện của bệnh thường kéo dài từ 2 - 4 tuần, đặc biệt là tình trạng ho có đờm thường kéo dài hơn 4 tuần. Các triệu chứng của bệnh có thể tiến triển từ nhẹ tới nặng, nếu không điều trị sớm sẽ khiến bệnh dễ trầm trọng và kéo dài, điều trị khó khăn.

Viêm phổi có thể gây ho kéo dài tới hơn 4 tuần

Ho gà

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhiễm rất cao. Bệnh gây nên những cơn ho dai dẳng, kéo dài và các triệu chứng thường nặng nề hơn vào ban đêm. Bệnh kéo dài cho tới khoảng 4 tuần, cơn ho bắt đầu có xu hướng giảm. Tuy nhiên, để các cơn ho biến mất hoàn toàn có thể mất tới vài tháng.

Cách trị ho có đờm ở trẻ

Bên cạnh thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi, các cách trị ho có đờm ở trẻ cũng là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Để cải thiện tình trạng ho có đờm ở trẻ, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Vỗ rung cho trẻ: Phương pháp này giúp trẻ dễ dàng giải phóng đờm hơn, từ đó giúp đường thở thông thoáng và trẻ thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tức thời, không thể trị dứt điểm được.
  • Tắm nước ấm: Việc cho trẻ tắm nước ấm giúp làm ấm, làm ẩm đường hô hấp, từ đó giúp phá vỡ liên kết của đờm, giúp đờm được loại bỏ dễ dàng hơn.
  • Cung cấp đủ nước cho trẻ: Cung cấp đủ nước cho trẻ giúp trẻ tránh được tình trạng khô họng, từ đó tránh được tình trạng viêm và kích ứng.
  • Tạo độ ẩm không khí phù hợp: Độ ẩm không khí quá cao hay quá thấp cũng đều là nguy cơ dẫn tới trẻ có khả năng cao bị mắc các bệnh lý hô hấp cũng như làm tình trạng ho có đờm trở nên nặng nề và dai dẳng hơn. Các mẹ có thể sử dụng các máy tạo độ ẩm trong nhà trong thời tiết hanh khô.
  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý: Việc làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lý không chỉ giúp làm giảm triệu chứng nghẹt mũi mà còn cải thiện tình trạng đau họng, ho có đờm.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin: Các loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ. Các mẹ có thể cho trẻ ăn một quả cam hay uống một cốc nước cam tươi mỗi ngày tới khi các triệu chứng cải thiện.
  • Sử dụng thuốc ho: Khi đã áp dụng các phương pháp giảm ho tự nhiên mà tình trạng ho của trẻ vẫn không cải thiện, mẹ có thể cho bé sử dụng một số loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược, vừa hiệu quả lại có độ an toàn cao. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi cho bé sử dụng để được hướng dẫn, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
    Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp giảm ho hiệu quả

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi cũng như nắm được những phương pháp giảm ho hiệu quả tại nhà cho trẻ. Nếu sau khi sử dụng những phương pháp tự nhiên tại nhà mà tình trạng ho của trẻ không cải thiện, bạn nên đứa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp xử trí phù hợp. Chúc bạn và các bé nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Làm sao đề bé hết ho có đờm?

Một cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh là nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ để giúp thông mũi, loãng đàm xuống vùng cổ họng dễ gây ho. Những loại thuốc nhỏ này có lợi khi trẻ bị cảm lạnh, vì thuốc giúp làm mềm chất nhầy và giúp tống chất nhầy ra ngoài dễ dàng hơn.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm bao lâu thì khỏi?

Cho tới hiện nay, có tới hơn 200 loại virus có khả năng gây bệnh hô hấp ở trẻ, trong đó phổ biến nhất là rhinovirus. Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường thường đạt đỉnh điểm trong 2 - 3 ngày. Triệu chứng ho có đờm có thể kéo dài tới tận 10 - 14 ngày mới khỏi hoàn toàn.

Trẻ bị ho có đờm nên uống gì?

Cho trẻ uống nhiều nước hơn: bổ sung nước có thể giúp giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp, trẻ sẽ đỡ khó thở và ho cũng dễ dàng hơn. Có thể cho trẻ dùng các loại đồ uống như nước, nước trái cây, sữa. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho bú sữa mẹ. Dùng một lượng nhỏ mật ong: mật ong giúp làm dịu họng và giảm ho.

Ăn gì đề long đờm cho bé?

Cùng tìm hiểu những loại thực phẩm bổ dưỡng cho bé ho đờm qua bài viết dưới đây..

Mật ong. Từ lâu, mật ong là một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ho, bao gồm tình trạng ho đờm ở trẻ. ... .

Bông cải xanh. ... .

Yến mạch. ... .

Rau diếp cá ... .

Cà rốt. ... .

Củ cải trắng. ... .

Khoai lang. ... .

Chủ Đề