Làm thế nào để giảm đau lưng khi mang thai năm 2024

Theo thống kê, có khoảng 50 – 80% phụ nữ bị đau lưng, đau lưng dưới khi mang thai, biểu hiện cụ thể của cơn đau thường sẽ bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi. Nhiều trường hợp vẫn có thể bị đau kéo dài đến sau khi sinh em bé. Và hầu hết nếu chị em đã xuất hiện triệu chứng đau lưng dưới khi mang thai con đầu lòng thì những lần mang thai tiếp sau khả năng tái phát sẽ cao hơn rất nhiều. Đau lưng khi mang thai có thể được chia ra thành 2 loại:

- Đau lưng thông thường: Loại này bị gây ra bởi các yếu tố giống như những phụ nữ không mang thai vẫn bị đau lưng.

- Đau lưng vùng chậu: Loại này xảy ra khi mẹ mang thai và sẽ được xử lý khác so với đau lưng thông thường

Những điều mẹ cần biết về đau lưng khi mang thai?

– Hiện tượng bà bầu bị đau lưng khi đang mang thai gây rất nhiều ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày.

– Những cơn đau lưng này dù ít hay nhiều, mức độ đau nhẹ hay đau lan rộng khắp nhiều vị trí trên cơ thể đều khiến chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, làm họ sẽ nổi nóng cũng như cáu gắt.

– Đó có thể là hiện tượng đau thắt lưng hay đau ở phần lưng dưới hoặc đau vùng chậu. Các cơn đau này thường diễn ra từ tháng thứ 5 trong giai đoạn mang thai.

– Hiện tượng đau lưng nếu không được khắc phục có thể làm tăng nguy cơ gây thoái hóa cột sống.

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

- Các loại hormone trong thai kỳ, như relaxin giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời sẽ ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng của cơ thể. Vùng chậu, cả cơ và dây chằng vùng lưng dưới lúc này thường không đủ mạnh để hỗ trợ nên bạn bị đau.

- Phần cột sống bị đau nhức nhất, đặc biệt là vùng trên xương cùng, nơi bà bầu thường chống tay khi di chuyển. Nếu trước khi có thai bạn đã bị đau vùng này thì khi mang thai sẽ đau nặng hơn.

- Tư thế sai, không phù hợp, đứng hoặc cúi xuống quá lâu cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau hoặc làm tình trạng nặng thêm.

- Mang thai làm tăng nguy cơ đau lưng dưới vì có sự thay đổi trọng tâm cơ thể. Để tránh cảm giác bị ngã chúi về trước, các bà bầu có xu hướng ngửa nhẹ ra sau, dẫn đến đau hông lưng.

- Đau thắt lưng hông trong lúc mang thai ngày càng nhiều hơn khi thai nhi lớn dần cũng như hormone của bà bầu tăng

Làm thế nào để hết đau lưng khi mang bầu?

Chỉnh sửa tư thế cho đúng: Ngồi là hoạt động gây sức ép lên cột sống của mẹ rất nhiều, vì vậy mẹ hãy chú ý chọn một chiếc ghé có phần lưng tựa hơi nghiêng ra sau. Dùng một cái gác chân để nâng cân của mẹ lên cao một chút, và nhớ không bắt chéo chân vì sẽ làm xương chậu của mẹ bị nghiêng ra phía trước và làm trầm trọng việc căng lưng. Chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng lên, hãy lần lượt trụ trên một chân để chân còn lại nghỉ ngơi và đổi chân thường xuyên.

Massage vùng lưng dưới: Mẹ bầu có thể ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng và nhờ người thân massage các cơ chạy dọc hai bên cột sống hoặc tập trung vào vùng lưng dưới. Tắm nước ấm, chườm khăn nóng hay sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau giúp giảm bớt cơn đau.

Khi ngủ nên nằm nghiêng, tốt nhất nghiêng sang trái, không được nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm cơn đau lưng khá hiệu quả. Bạn cũng nên kiểm tra xem tấm nệm đang nằm có hỗ trợ tư thế ngủ không. Nếu nệm lún và không thể giữ cột sống bạn thẳng thớm thì nên đổi tấm nệm khác. Hoặc bạn có thể đặt dưới nệm tấm gỗ phẳng để hỗ trợ.

Sử dụng đai hỗ trợ nâng bụng, ổn định xương hông: Đai đeo được thiết kễ hỗ trợ đặc biệt cho phụ nữ mang thai, dụng cụ này sẽ giúp giảm bớt phần nào sức nặng từ bụng lên vùng lưng, từ đó giảm các cơn đau lưng khi mang thai. Các loại đai này còn hỗ trợ hiệu quả giảm rạn da cho mẹ. Inujirushi là một trong những thương hiệu chăm sóc mẹ và bé hàng đầu Nhật Bản mang tới các loại đai và quần hỗ trợ cho mẹ bầu giúp giảm tối đa các triệu chứng đau lưng, đau xương hông, đau khớp háng, giảm rạn da. Các sản phẩm của Inujirushi đã được tin dùng bởi các mẹ bầu và là sản phẩm được các bác sĩ sản khoa khuyên dùng trong suốt 115 năm qua, Inujirushi còn nhận được nhiều giải thưởng quan trọng như sản phẩm tốt nhất do Hiệp hội các bà mẹ Nhật Bản bình chọn.

Hiện các sản phẩm đai đỡ hỗ trợ mẹ bầu Inujirushi đã có mặt tại hệ thống cửa hàng của Soc&Brothers, các mẹ có thể xem chi tiết và đặt hàng tại: //www.snbshop.vn/collections/types?q=inujirushi

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, trong đó đặc biệt là hiện tượng tăng trọng lượng thai một cách nhanh chóng. Đây là dấu hiệu tốt nhưng điều này có thể khiến chị em nhức mỏi cơ thể, đồng thời gây đau lưng khi mang thai tuần đầu. Cơn đau có thể chấm dứt hoặc kéo dài, tăng dần cường độ. Nếu cơn đau nặng hơn, kết hợp với biểu hiện sức khỏe bất thường, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai tuần đầu

Đau lưng là một triệu chứng phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai gặp phải trong tuần đầu của thai kỳ. Thai càng phát triển, cơn đau lưng thường tăng cường độ. Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi với sự thay đổi khiến chị em khó chịu.

Trọng lượng cơ thể tăng nhanh có thể khiến mẹ bầu đau lưng khi mang thai tuần đầu

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng trong giai đoạn này, bao gồm:

  • Thay đổi cấu trúc cơ xương: Khi mang thai, cơ thể sản xuất hormone relaxin để làm mềm các mô liên kết, chuẩn bị cho việc mở rộng tử cung và chuyển dạ. Sự thay đổi này có thể làm cho cấu trúc cơ xương, cụ thể là xương chậu không ổn định, gây ra đau lưng.
  • Tăng trọng lượng: Trong tuần đầu của thai kỳ, dù thai nhi chỉ mới nhỏ nhưng cơ thể bà bầu bắt đầu tạo ra một số lượng hormone tăng trưởng. Tăng trọng lượng nhanh có thể tạo áp lực lên các cơ xương ở vùng lưng gây đau nhức âm ỉ.
  • Thay đổi tư thế: Với sự phát triển của tử cung, bà bầu sẽ phải thay đổi tư thế đi đứng cũng như tư thế ngủ để giảm áp lực lên tử cung. Nhưng những thay đổi này có thể tạo áp lực thêm lên cơ lưng, gây ra đau lưng.
  • Bệnh lý cột sống: Mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng đau thần kinh tọa. Triệu chứng thường gặp bao gồm cơn đau lưng lan dọc xuống dưới bắp chân, đùi và mông kèm theo cảm giác tê bì, khó chịu. Biểu hiện thường ở một bên chân, tăng lên khi đi lại nhiều.
  • Hiện tượng dọa sảy thai: Nếu biểu hiện đau lưng đi kèm với triệu chứng bất thường như xuất huyết âm đạo, ra dịch tiết âm đạo bất thường hay đau mỏi cơ thể tăng dần. Mẹ bầu cần tới ngay cơ sở y tế để bác sĩ có thể thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
    Cơn đau lưng có thể gây ra do bệnh lý cột sống

Cách giảm đau lưng cho mẹ bầu

Đau lưng khi mang thai tuần đầu là một triệu chứng phổ biến, thường gặp. Đau lưng có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Tuy nhiên, có nhiều cách giảm đau lưng mà mẹ bầu có thể áp dụng như:

  • Tạo tư thế thoải mái: Mẹ bầu nên chọn tư thế thoải mái khi ngồi, đứng hoặc nằm. Hãy hạn chế thời gian ngồi lâu, đồng thời đảm bảo chỗ ngồi thoải mái với độ cao, có gối hỗ trợ phù hợp. Trong khi nằm, mẹ có thể nằm nghiêng sang bên trái, hạn chế nằm ngửa và đổi tư thế thoải mái nhất.
  • Thực hiện các phương pháp thư giãn: Thư giãn và giảm căng thẳng vùng lưng có thể giúp giảm đau lưng. Mẹ bầu có thể thử các phương pháp như thực hành yoga cho bà bầu, thiền định, massage, chườm ấm hoặc tắm nước ấm vừa phải để thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng vùng lưng. Bên cạnh đó, chườm ấm thường xuyên còn giúp tăng lưu thông tuần hoàn đồng thời làm mềm cơ bắp, giảm đau hiệu quả.
  • Điều chỉnh hoạt động hàng ngày: Hãy đảm bảo mẹ bầu không nằm lâu ở cùng một tư thế, thường xuyên thay đổi vị trí xen kẽ với những động tác giãn cơ. Hạn chế việc nâng đồ nặng, làm những động tác mạnh có thể gây căng thẳng cho lưng.
  • Hạn chế việc đi giày cao gót: Mẹ bầu không nên dùng giày cao gót trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là những tháng cuối. Giày cao gót khiến cơ thể hướng về phía trước làm tình trạng đau lưng nặng hơn. Đồng thời, điều này có thể làm tăng nguy hiểm nếu chị em ngã hoặc mất thăng bằng cơ thể.
  • Không ăn quá no: Chị em ăn nhiều trong một bữa sẽ làm chướng bụng, cân nặng tăng đột ngột khiến lưng chịu nhiều áp lực cơ thể hơn. Thay vào đó, nên chia nhỏ bữa ăn, giúp dinh dưỡng được hấp thu đều đặn trong ngày.
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ: Nếu triệu chứng đau lưng khi mang thai tuần đầu trở nên nghiêm trọng, không giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên cần đi khám chuyên gia. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng, đưa ra các giải pháp y tế hoặc chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết: Quan trọng là vi chất magie và canxi. Mẹ bầu có thể bổ sung theo con đường tự nhiên thông qua rau quả tươi, các loại đậu hoặc sản phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, vi khoáng có thể được cung cấp bằng thực phẩm chức năng hoặc viên uống hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
    Điều chỉnh tư thế ngủ thoải mái giúp mẹ bầu đỡ đau lưng

Dấu hiệu bệnh lý bà bầu cần khám bác sĩ

Tuy hiện tượng đau lưng khi mang thai tuần đầu thường gặp nhưng đây có thể là dấu hiệu bệnh lý cần được xử trí. Dưới đây là một số tình huống khi mẹ bầu cần đi khám bác sĩ sớm, cụ thể:

  • Đau lưng nghiêm trọng: Nếu mẹ bầu gặp đau lưng nghiêm trọng không thể chịu đựng được hoặc không giảm sau khi thực hiện các biện pháp tự chăm sóc như thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi, chị em cần đi khám bác sĩ.
  • Cơn đau tiến triển: Nếu cơn đau không giảm mà tiến triển nặng hơn, đồng thời kéo dài không dứt dù chị em đã nghỉ ngơi, hạn chế đi lại thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ sớm. Điều này có thể gây khó chịu cho mẹ, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
  • Đau lưng kèm theo triệu chứng khác: Nếu mẹ bầu gặp đau lưng kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ra máu âm đạo, mất cảm giác hoặc cơn đau lan tới các vùng khác của cơ thể thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Những triệu chứng này có thể chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng yêu cầu đánh giá, điều trị bác sĩ.
  • Bệnh lý cột sống: Nếu bà bầu có bệnh lý cột sống trước khi mang thai như gù vẹo cột sống, thoái hóa đốt sống lưng… nên đi khám sớm cũng như tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để triệu chứng đau lưng giảm bớt, tránh tiến triển nặng gây ảnh hưởng tới mẹ và bé.
    Mẹ bầu cần đi khám nếu đau lưng kéo dài kèm triệu chứng sức khỏe bất thường

Thông qua bài viết, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới chị em thông tin về biểu hiện đau lưng khi mang thai tuần đầu cũng như cách xử trí cơn đau lưng hiệu quả tại nhà. Hãy tiếp tục đón chờ những bài viết với nhiều chủ đề đa dạng của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Chủ Đề