Làm sổ kt3 ở đâu

Hiện nay, việc tạm trú tại một chỗ ở mới để thuận tiện cho công việc, học tập, lao động được nhiều người áp dụng. Việc di chuyển đến sinh sống tại một nơi ở xa với nơi đã đăng ký thường trú trước đây đòi hỏi người dân phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú KT3. Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2021, sổ tạm trú không được cấp mới, cấp đổi. Vậy thủ tục đăng ký tạm trú KT3 được tiếp tục áp dụng hay không? Đăng ký tạm trú theo quy định mới nhất được thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm được thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký tạm trú KT3 bạn nhé.

Làm sổ kt3 ở đâu
Thủ tục đăng ký tạm trú kt3

Kể từ ngày 1/7/2021 trở về sau, sổ tạm trú không được cấp mới, cấp đổi. Trường hợp có thay đổi thông tin thì sẽ thu hồi sổ tạm trú và sử dụng thông tin trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Sổ tạm trú đã được cấp vẫn còn giá trị pháp lý đến hết ngày 31/12/2022. Kể từ ngày 01/01/2023, sổ tạm trú mới được “bỏ” sử dụng hoàn toàn.

Như đã đề cập ở trên, việc cấp sổ tạm trú mới (bao gồm sổ tạm trú dài hạn KT3) sẽ không được tiếp tục thực hiện. Thay vào đó, khi công dân cần thực hiện đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp mới, thì cần thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định tại Luật Cư trú 2020.

Theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020, khi công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp khác ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú trong thời gian từ 30 ngày trở lên thì cần phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Đồng thời, căn cứ vào nhu cầu thực tế của từng cá nhân mà thời hạn tạm trú khác nhau nhưng tối đa là 02 năm. Khi hết thời hạn đã đăng ký tạm trú, có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

Bên cạnh đó, công dân không được đăng ký tạm trú tại 05 địa điểm không được đăng ký thường trú mới, cụ thể:

  • Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hoá, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ thiên tai như lở đất, lũ quét, lũ ống,… và khu vực bảo vệ công trình khác theo pháp luật.
  • Chỗ ở nằm toàn bộ trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
  • Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích hiện đang có tranh chấp, khiếu nại về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết.
  • Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo đúng quy định.
  • Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ.

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn

Người yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được liệt kê dưới đây và nộp đến Công an xã nơi dự kiến tạm trú.

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA); đối với người chưa thành niên cần ghi rõ sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ (trừ trường hợp có văn bản đồng ý);
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người yêu cầu;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
  • Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.

Bước 2: Kiểm tra và thụ lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ kiểm tra hồ sơ về nội dung và tính pháp lý.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được tiếp nhận, cấp phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì có thể yêu cầu nộp bổ sung
  • Trường hợp có căn cứ cho rằng không đủ điều kiện đăng ký thì có thể từ chối tiếp nhận (nêu rõ lý do từ chối).

Bước 3: Nộp lệ phí

Tiếp theo, người đăng ký sẽ thực hiện việc nộp lệ phí đăng ký tạm trú.

Bước 4: Nhận kết quả đăng ký

Người đăng ký sẽ nhận được kết quả giải quyết đăng ký tạm trú theo như thông tin trên phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là một số thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành về Thủ tục đăng ký tạm trú KT3. Với những chia sẻ của chúng tôi, hy vọng có thể giúp hỗ trợ thông tin đến bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì hay có nhu cầu cần được hỗ trợ thêm về các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ đến Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ thực hiện và luôn đồng hành cùng bạn. Công ty chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận, đưa ra những thông tin chi tiết và sự tư vấn, trợ giúp tận tình.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

- Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. - Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã. - Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký; + Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký; + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký. - Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định.

- Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).

Bên cạnh sổ hộ khẩu (KT1) – giấy tờ có giá trị xác nhận nơi thường trú của công dân, tại Việt Nam còn tồn tại các loại sổ tạm trú khác nhau có tên KT2, KT3, KT4 – chứng nhận nơi sinh sống hiện tại khác với nơi đã đăng ký thường trú. Các loại giấy tờ này được ban hành nhằm đảm bảo an ninh khu vực, trật tự và an toàn xã hội nhất là trong bối cảnh lượng người dân di chuyển tới các khu vực khác phục vụ nhu cầu làm việc, học tập của mình ngày càng đông.

Trong bài viết sau, hãy cùng Visana tìm hiểu về tạm trú KT3 – hình thức tạm trú rất phổ biến trong các thành phố lớn hiện nay.

1. Sổ tạm trú KT3 là gì?

Sổ tạm trú KT3 là một loại sổ tạm trú dài hạn (không xác định thời hạn) ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nào đó, không phải nơi đăng ký thường trú. KT3 được cấp cho cá nhân/ hộ gia đình để xác định nơi ở tạm thời của công dân đó, đồng thời giúp cơ quan chức năng kiểm soát tình trạng cư trú của một địa điểm dân cư.

Ví dụ: Bạn sinh ra ở Hà Nội và địa chỉ của bạn trong sổ hộ khẩu thường trú cũng ở Hà Nội. Nhưng vì nhu cầu của bản thân, bạn cần chuyển vào làm việc dài hạn ở thành phố Hồ Chí Minh thì trong trường hợp đó, bạn sẽ cần phải xin cấp sổ tạm trú KT3 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Khi bạn đã có đăng ký thường trú tại 1 tỉnh/thành phố (nơi đăng ký hộ khẩu) nhưng có đăng ký tạm trú dài hạn tại 1 tỉnh/thành phố khác (tức KT3) thì bạn hoàn toàn được hưởng những quyền và lợi ích như một công dân thường trú tại nơi đăng ký KT3.

Khi định nghĩa về tạm trú diện KT3, nhiều người lầm tưởng rằng sổ tạm trú KT3 có giá trị vô thời hạn. Thực tế, sổ KT3 chỉ có thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày được cấp. Sau thời gian đó, tùy vào nhu cầu mà bạn có thể xin gia hạn hoặc cấp lại sổ để tiếp tục cư trú hợp pháp tại địa phương.

2. Mục đích sử dụng sổ tạm trú KT3

Đăng ký tạm trú KT3 là nghĩa vụ của công dân khi sinh sống tại các địa phương khác nơi thường trú. Đồng thời, sở hữu sổ tạm trú KT3 cũng là điều kiện cần để bạn có thể thực hiện được các công việc như:

  • Hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng nhà ở tại địa phương đang tạm trú
  • Đăng ký mới/ sang tên phương tiện giao thông (xe máy, ô tô, v.v.)
  • Mua bán/ sang tên/ cho thuê nhà ở, bất động sản tại nơi đang tạm trú
  • Vay vốn tín chấp tại các ngân hàng/ công ty tài chính
  • Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại nơi đang tạm trú
  • Đăng ký sử dụng Internet, cáp, điện nước, v.v.
  • Hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhập học, bằng lái xe, bảo hiểm, v.v.

3. Điều kiện đăng ký tạm trú KT3

Để được cấp sổ tạm trú KT3, bạn phải đáp ứng được những yêu cầu như sau:

  • Có giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân)
  • Đã đăng ký thường trú tại 1 tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nhưng hiện nay sinh sống tại một địa phương khác
  • Sở hữu nhà ở hoặc đã mua đất đai tại tỉnh/thành phố cần đăng ký tạm trú KT3
  • Trường hợp thuê/mượn nhà hoặc ở nhờ nhà người khác, phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà để đăng ký tạm trú KT3
  • Đã sinh sống tại nơi cần đăng ký tạm trú KT3 ít nhất 30 ngày

4. Hồ sơ đăng ký tạm trú KT3

Một bộ hồ sơ đăng ký tạm trú diện KT3 cần có đủ những giấy tờ, văn bản sau. Vì số lượng giấy tờ khá ít nên bạn chủ động chuẩn bị kỹ để có thể tiết kiệm thời gian nộp hồ sơ, tránh điều chỉnh không cần thiết.

  • 01 tờ khai nhân khẩu (theo mẫu HK01)
  • 01 phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu HK02)
  • Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân (xuất trình bản gốc và nộp 01 bản sao)
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở tại nơi đăng ký KT3 (giấy tờ mua bán nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/ sử dụng đất, v.v.). Nếu người đăng ký đang thuê/ mượn nhà hoặc ở nhờ, trên phiếu báo thay đổi hộ khẩu/ nhân khẩu, chủ nhà phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho người đó đăng ký tạm trú, ghi ngày tháng năm và ký tên.

► Download mẫu biểu

  • Tờ khai nhân khẩu HK01
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu 

 5. Thủ tục đăng ký tạm trú KT3

  • Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết nêu trên, bạn mang hồ sơ tới cơ quan công an phường, xã nơi tạm trú để nộp hồ sơ và yêu cầu cấp sổ KT3.
  • Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhận đầy đủ giấy tờ, Trưởng công an phường, xã sẽ có trách nhiệm cấp sổ tạm trú KT3 cho công dân theo quy định.
  • Nếu bạn đã được cấp sổ tạm trú nhưng sau đó không sinh sống, làm việc tại nơi đã đăng ký tạm trú từ 6 tháng trở lên thì sổ tạm trú KT3 của bạn sẽ mất giá trị và bạn sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú của cơ quan Công an địa phương.
  • Trong vòng 30 ngày trước khi sổ KT3 hết thời hạn, nếu bạn vẫn có ý định sinh sống tại địa phương đó, bạn phải tới cơ quan Công an đã cấp sổ cho mình để làm thủ tục gia hạn. Nếu sổ đã hết hạn hoặc bị mất có thể xin cấp lại, nếu sổ bị hư hỏng sẽ được đổi sổ mới.

6. Xin cấp hộ chiếu đối với trường hợp ngoại tỉnh, có sổ tạm trú KT3

Đối với những công dân ở ngoại tỉnh, không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh, các bạn vẫn có thể xin cấp hộ chiếu tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an thành phố (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả) nếu có sổ tạm trú KT3 tại các địa chỉ:

  • Tại Hà Nội: 44 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa hoặc số 2 Phố Phùng Hưng, Quận Hà Đông
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: 196 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3

► Hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông dành cho đối tượng có sổ tạm trú KT3 như sau:

  • Tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông (theo mẫu X01): có xác nhận của công an phường, xã nơi đang tạm trú và đóng dấu giáp lai của UBND phường, xã lên ảnh. Download miễn phí Tờ khai cấp hộ chiếu
  • 03 Ảnh hộ chiếu theo đúng yêu cầu: kích thước 4×6 cm, nền trắng, chụp chính diện, không đeo kính, đầu trần, không qua chỉnh sửa
  • Bản gốc chứng minh nhân dân còn hiệu lực, không rách nát, không ép dẻo, số hiển thị rõ ràng
  • Sổ đăng ký tạm trú KT3 (bản gốc và bản photo)

Lệ phí cấp hộ chiếu phổ thông áp dụng chung hiện nay là: 200.000 VNĐ. Thời hạn trả hộ chiếu là trong vòng 8 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Bạn có thể đến nhận lại hộ chiếu tại nơi nộp hồ sơ hoặc yêu cầu gửi về địa chỉ của mình theo đường bưu điện (lệ phí gửi bưu điện: từ 30.000 – 40.000 VNĐ, tùy địa điểm).

► Tìm hiểu thêm 

Việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân, vừa để đảm bảo quyền lợi của chính họ tại địa phương cư trú, vừa là cơ sở để chính quyền địa phương quản lý dân số, nguồn lao động, tình trạng an ninh, v.v. từ đó có kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội. Bạn nên tìm hiểu kỹ và thực hiện đúng các quy định về tạm trú KT3 để tránh những rắc rối trong cuộc sống hàng ngày cũng như tiết kiệm thời gian làm thủ tục hành chính liên quan nhé.