Kỹ sư mới ra trường lương bao nhiêu năm 2024

Sáng 24.10, Quốc hội thảo luận tổ về các nội dung kinh tế – xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2023, kế hoạch 2024, trong đó có cải cách tiền lương dự kiến thực hiện từ 1.7.2024.

Đề cập vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII được ban hành năm 2018, nhưng tới nay thực hiện chưa được nhiều, mỗi năm điều chỉnh lương 7% nhưng thực ra là bù vào trượt giá, chưa phải cải cách tiền lương.

Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung

Do đó, ông Dung cho rằng, thời điểm này đã chín muồi, không cải cách tiền lương không được. “Không thể khác, điều kiện đã đủ rồi. Đã 3 lần lỡ hẹn với cán bộ, công chức, viên chức”, ông Dung nhấn mạnh.

Dẫn mức lương của một kỹ sư ra trường là 3,5 triệu đồng, thấp hơn mức thấp của lương tối thiểu vùng của khu vực tư nhân [4 triệu đồng], ông Dung nói: “Thế thì sống làm sao. Chúng ta đặt vấn đề lương đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình họ, có được không?”.

Từ đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị thực hiện đúng lộ trình cải cách tiền lương và mong Quốc hội ủng hộ.

Bảng lương 3 năm tăng 1 lần, bà tạp vụ lương cao hơn kỹ sư

Theo ông Dung, cùng với cải cách tiền lương khu vực công, phải cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng như điều chỉnh phù hợp lương với đối tượng hưu trí và các đối tượng khác.

Với khu vực công, ông Đào Ngọc Dung cho rằng quan trọng nhất là xóa bỏ mức lương cơ sở. “Đây là cái gốc, chế độ lương mới sẽ trả theo vị trí việc làm với 5 bảng lương”, ông Dung nói.

Với khu vực doanh nghiệp nhà nước, hiện có tình trạng doanh nghiệp thua lỗ, công nhân không có thu nhập nhưng người quản lý lương rất cao, vì họ ăn bảng lương hoàn toàn khác với người lao động.

Do đó, ông Dung đề nghị phải cải cách lương ở khu vực này theo hướng người quản lý ăn lương cùng lao động, khi lợi nhuận cao thì cả hai hưởng cao. Thứ hai là tách hoàn toàn người quản lý với người giám sát.

Thứ ba, Nhà nước không can thiệp vào thang bảng lương, doanh nghiệp hoàn toàn ban hành, khi đó Nhà nước đưa ra mức lương tối thiểu cho người lao động. “Hiện thang bảng lương 3 năm một lần tăng, bà tạp vụ có khi lương cao hơn kỹ sư ra trường”, ông nói.

Ông Đào Ngọc Dung cũng cho rằng, còn một đối tượng cần quan tâm khi cải cách tiền lương chính là tiền lương của người đã nghỉ hưu, đối tượng được bảo trợ. “Từ 1.7.2024 bỏ lương cơ sở thì người nghỉ hưu giải quyết thế nào, có được cải cách tiền lương hay không, nếu có thì mức bao nhiêu? Không nâng thì họ sẽ tụt lại phía sau, thấp hơn mức sống đời thường”, ông Dung băn khoăn.

Bộ trưởng Dung đề nghị, bên cạnh cải cách tiền lương khu vực Nhà nước, cần đi đôi với khu vực doanh nghiệp nhà nước và điều chỉnh phù hợp lương đối tượng về hưu và các đối tượng khác.

Không kiềm chế lạm phát thì tăng lương không có ý nghĩa

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Vũ Lưu Mai cũng cho rằng cần lưu ý 2 vấn đề trong thực hiện cải cách tiền lương.

Một là kiềm chế lạm phát trong bối cảnh tăng lương vì mỗi lần điều chỉnh lương, kể cả lương của những người đã nghỉ hưu thì đều có những tác động tiêu cực về lạm phát, giá cả tăng. Bà Mai dẫn chứng, chỉ riêng 4 tháng năm 2023 đã có 31% hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng.

“Tăng lương mà không kèm theo những biện pháp kiềm chế lạm phát thì ý nghĩa của việc tăng lương sẽ không được bảo đảm”, bà Mai nói.

Vấn đề nữa cần lưu ý, theo bà Mai là việc tăng lương như thế nào? “Trong bối cảnh ngân sách còn chừng mực thì việc tăng lương là một sự cố gắng nhưng chúng tôi muốn rằng việc tăng lương phải mang tính thực chất, không cào bằng”, bà Mai nói và cho biết theo Nghị quyết 27 thì khi tăng lương thì sẽ không còn những khoản phụ cấp khác.

Bà Mai đề nghị Chính phủ phải hết sức lưu ý để khi không còn phụ cấp khác thì thu nhập của những người đang có phụ cấp không bị ảnh hưởng, đồng thời nhấn mạnh, cùng với việc tăng lương thì cần quyết liệt hơn trong việc tinh giản biên chế, để bộ máy mang tính hiệu quả.

Thiết kế vi mạch là một trong những ngành học thu hút sinh viên bởi cơ hội việc làm mở rộng cùng với mức lương cao.

Thiết kế vi mạnh là ngành học "khát" nhân lực, lương hấp dẫn. Ảnh: Quỳnh Chi

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó có Thiết kế vi mạch, cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng dưới 20%. Riêng kỹ sư ngành Thiết kế vi mạch, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 1.000 người.

Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận với sinh viên ngay từ năm thứ hai, thứ ba thông qua những suất thực tập, công việc bán thời gian, học bổng thay vì đợi đến khi sinh viên tốt nghiệp. Khảo sát của HSIA [Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TPHCM] cho thấy, kỹ sư Thiết kế vi mạch có mức lương chênh lệch dựa trên số năm kinh nghiệm: Mới ra trường nhận lương trung bình khoảng 15 triệu/tháng.

Kỹ sư có 1 - 3 năm kinh nghiệm, thu nhập dao động 15 - 30 triệu/tháng. Sau 6 năm, lương trung bình 0,6 - 1 tỉ đồng/năm. Còn từ 10 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương có thể hơn 1,5 tỉ đồng/năm.

Trao đổi với Báo Lao Động, em Ngô Quang Bình - sinh viên năm 4, ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ở Đại học Bách khoa Hà Nội chưa mở rộng và đào tạo chuyên sâu ngành học này. Tuy nhiên, với những sinh viên có định hướng theo học ngành Thiết kế vi mạch thì mức lương làm việc rất cao.

“Thiết kế vi mạch là một ngành học khó bởi kiến thức chuyên ngành rất nhiều. Theo em quan sát, có những sinh viên có kiến thức về ngành học này sẽ không lo chuyện thất nghiệp bởi hiện tại các doanh nghiệp đang khát nhân lực ngành này. Thậm chí, có những bạn chưa học xong nhưng đã đi làm thêm với mức lương rất ổn định, khoảng 10 triệu/tháng” - Quang Bình cho biết.

Trên kênh tuyển sinh của Trường Đại học Lương Thế Vinh, hiện nay, vi mạch là lĩnh vực rất quan trọng, có thể coi là lĩnh vực nền tảng quan trọng cho nhiều lĩnh vực khác. Sự phát triển của những quốc gia giàu mạnh, phát triển trên thế giới hiện tại đều có sự đóng góp quan trọng của công nghiệp vi mạch. Tuy nhiên, vi mạch đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, các chuyên gia trình độ cao, tầm nhìn rất dài.

Mỗi năm, các công ty ngành thiết kế vi mạch cần nhiều kĩ sư ngành Thiết kế vi mạch nhưng số lượng sinh viên được đào tạo cho ngành này hầu như không đáp ứng đủ cho thị trường nhân lực, nên hầu hết tất cả các bạn sinh viên ra trường đều có việc làm.

Nhiều trường đại học hiện nay đã tuyển sinh, mở mã ngành đào tạo lĩnh vực này.

Chẳng hạn, Trường Đại học FPT cùng Công ty cổ phần Bán dẫn FPT thông báo thành lập Khoa Vi mạch Bán dẫn vào tháng 9.2023.

Cùng thời điểm đó, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng mở chuyên ngành Thiết kế vi mạch, thuộc ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông.

Còn theo PGS.TS Trần Mạnh Hà - Phó Trưởng Ban đào tạo, Phó Giám đốc phụ trách Khu Công nghệ phần mềm [Đại học Quốc gia TPHCM], hiện Đại học Quốc gia TPHCM đang xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư tiên tiến ngành công nghệ vi mạch, tập trung vào chất lượng chứ không chạy theo số lượng. Mục tiêu đề ra là đến năm 2027, các trường thành viên sẽ đào tạo khoảng 1.000 kỹ sư công nghệ vi mạch.

Chủ Đề