Kỹ năng giao tiếp sư phạm là gì năm 2024

Uploaded by

Đặng Thị Tươi

67% found this document useful [9 votes]

16K views

15 pages

Original Title

ĐỀ-CƯƠNG-GIAO-TIẾP-SƯ-PHẠM

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

67% found this document useful [9 votes]

16K views15 pages

ĐỀ CƯƠNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM

Uploaded by

Đặng Thị Tươi

Jump to Page

You are on page 1of 15

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

  • /CÁC BÀI VIẾT, NCKH CỦA GV
  • / MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA GIẢNG VIÊN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN: TS. Le Thi Hong Thuan & Ths. Nguyen Mai Lan

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA GIẢNG VIÊN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN: TS. Le Thi Hong Thuan & Ths. Nguyen Mai Lan

15/12/2022

  1. Ths. Lê Thị Hồng Thuận Đại học Kinh tế quốc dân Email: thuanlth.neu@gmail.com Di động: 0977266982
  2. Ths. Nguyễn Mai Lan

    Đại học Kinh tế quốc dân Email: lannm@neu.edu.vn Di động: 0988177357 Trong mọi thời đại, mọi xã hội, giao tiếp, ứng xử giữa con người và con người diễn ra liên tục, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong sinh hoạt đời thường cũng như trong công việc. Giao tiếp vừa là biểu hiện văn hóa của mỗi con người, vừa là biểu hiện mức độ văn minh của xã hội. Chính vì vậy, giao tiếp, ứng xử là một mặt cơ bản của công tác giáo dục đào tạo. "Tiên học lễ, hậu học văn" lời răn dạy của người xưa từ lâu đã trở thành một trong những nguyên tắc của công tác giáo dục đào tạo ở nước ta. Giao tiếp gắn bó chặt chẽ với hoạt động sư phạm, là một mặt căn bản của quá trình hoạt động sư phạm, đồng thời là một bộ phận trong cấu trúc năng lực sư phạm của những người làm công tác giáo dục. Để trở thành người thầy giỏi, làm cho nội dung bài giảng rõ ràng, dễ hiểu đối với người học còn chưa đủ; điều quan trọng hơn, người thầy giáo phải biết hợp tác với người học, tạo ra mối quan hệ thân thiện với người học, và giữa học sinh, sinh viên với nhau, làm cho học sinh, sinh viên tự giác, nỗ lực học tập, biết phối hợp với thầy, với bạn trong hoạt động sư phạm. Nghĩa là, người thầy giáo phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, kỹ năng này đã, đang là hạn chế của một bộ phận cán bộ, giảng viên hiện nay. Một số cán bộ, giảng viên chưa biết cách chủ động tạo ra mối quan hệ giữa người dạy với người học, do vậy đã để lại bầu không khí căng thẳng, nặng nề trong quan hệ thầy trò, làm hạn chế khả năng tiếp thu tri thức của người học. Điều này cũng không phải ngoại lệ đối với một số cán bộ, giảng viên ở Đại học Kinh tế quốc dân. Là một trường đại học đào tạo về các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, hàng năm có khoảng gần mười nghìn sinh viên, học viên theo học các hệ đào tạo. Giao tiếp nói chung và giao tiếp của cán bộ, giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, chỉ những cán bộ, giảng viên có kỹ năng giao tiếp tốt mới khai thác và phát huy được những kinh nghiệm sống của học sinh, sinh viên, lôi cuốn họ cùng tham gia, chia sẻ nhằm chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất trong quá trình học tập. Hoạt động sư phạm sẽ không có kết quả cao nếu giao tiếp của cán bộ, giảng viên với học sinh, sinh viên kém hiệu quả, vì vậy tìm hiểu thực trạng kỹ năng giao tiếp của cán bộ, giảng viên ở trường Đại học Kinh tế quốc dân trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp của cán bộ, giảng viên là hết sức cần thiết.

    1. Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm giao tiếp đã có để thực hiện có hiệu quả những tình huống giao tiếp cụ thể nhằm đạt được mục đích giao tiếp của chủ thể. Theo tác giả Hoàng Anh: “Kỹ năng giao tiếp sư phạm là kỹ năng giao tiếp được vận dụng vào quá trình tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. Đó là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và diễn biến tâm lý bên trong của bản thân học sinh và giáo viên, là kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục”[1]. Người có kỹ năng giao tiếp phải là người có vốn văn hóa, hiểu biết về lĩnh vực giao tiếp, nắm được bản chất quá trình giao tiếp và nắm được một số quy luật về tâm lý của con người diễn ra trong quá trình giao tiếp. Đồng thời chủ thể giao tiếp phải hiểu quá trình giao tiếp mà mình cần thực hiện, tức là nắm được mục đích giao tiếp. Người có kỹ năng giao tiếp cũng cần phải có những kinh nghiệm nhất định trong quá trình giao tiếp với người khác. Những kinh nghiệm này không phải tự nhiên có mà do chủ thể tự rút ra trong quá trình tiếp xúc, giao tiếp với những đối tượng khác nhau. Để xây dựng cho mình một phong cách giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh hay ở bất cứ một cuộc giao tiếp nào đòi hỏi người giảng viên phải có một số kỹ năng giao tiếp nhất định. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố không thể thiếu trong việc hình thành phong cách giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp giúp thông tin hai chiều giữa chủ thể và khách thể được tiếp nhận, giúp giảng viên nhận thức vấn đề, hiểu khách thể để có hành vi, cách ứng xử phù hợp, duy trì được bầu không khí làm việc cởi mở, tin cậy, hợp tác từ hai phía. Hiểu được vai trò của kỹ năng giao tiếp nào đó phù hợp với hoàn cảnh, tình huống cụ thể sẽ góp phần tạo cho cán bộ, giảng viên phong cách giao tiếp có hiệu quả. Trong quá trình nghiên cứu về giao tiếp, các nhà tâm lý học phân chia kỹ năng giao tiếp theo nhiều cách khác nhau: Căn cứ vào diễn biến của quá trình giao tiếp chia thành các nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp, kỹ năng định vị trong giao tiếp, kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng phản hồi, kỹ năng nhận biết các hạn chế, trở ngại trong giao tiếp; Căn cứ vào chức năng giao tiếp, có hai nhóm kỹ năng nhận thức và nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp. Như vậy, có thể thấy có nhiều hình thức, nhiều cách phân loại kỹ năng giao tiếp khác nhau, mỗi cách xét dưới góc độ nào đó đều có tính hợp lý của nó, tuy nhiên kỹ năng giao tiếp là một vấn đề khá phức tạp bao gồm hệ thống các kỹ năng đan xen, thống nhất, tác động qua lại với nhau, cho nên dù phân chia thế nào chúng cũng chỉ mang tính tương đối và chủ thể muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp thì nhất thiết phải phối hợp sử dụng các kỹ năng giao tiếp một cách hợp lý. Con người có thể học được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm về giao tiếp cho mình. Đây là con đường trang bị tri thức và kỹ năng rất hiệu quả. Tuy nhiên, với con đường này con người sẽ mất nhiều thời gian và đánh đổi bằng nhiều sai lầm cho đi cuộc sống. Nói như vậy để thấy rằng vai trò của nhà trường đối với việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên vô cùng to lớn. Nhà trường đảm đương khâu đào tạo và hướng dẫn thực hành kỹ năng cho học sinh, sinh viên. Từ những những kiến thức được trang bị khi còn học ở cao đẳng, đại học sẽ giúp học sinh, sinh viên ít bỡ ngỡ khi va chạm thực tế cuộc sống. Môi trường nhà trường và môi trường cuộc sống có tầm quan trọng ngang nhau đối với việc hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên. Hai môi trường này bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Tình huống sống đa dạng và phong phú nên đòi hỏi trong giao tiếp con người phải năng động, mềm dẻo để ứng xử phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp. 2. Kỹ năng giao tiếp của giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân Trường Đại học Kinh tế quốc dân là trường trọng điểm quốc gia, trường Đại học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đồng tâm, nhất trí đặt tiêu chuẩn chất lượng và tính chuyên nghiệp lên hàng đầu trong mọi hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. Mọi hoạt động của Nhà trường luôn được khuyến khích phát triển với tinh thần coi trọng tư duy sáng tạo, đổi mới cách nghĩ, cách làm để tạo cơ hội từ những thách thức và đạt hiệu quả tối ưu nhất. Quá trình dạy học đang chuyển biến mạnh mẽ từ cách tiếp cận lấy hoạt động của người dạy làm trung tâm sang lấy hoạt động của người học làm trung tâm, học sinh, sinh viên có trách nhiệm cao hơn đối với quá trình học tập của mình thì vai trò của đội ngũ những người làm công tác giáo dục cũng thay đổi, đặc biệt là đội ngũ giảng viên. Vai trò của giảng viên không đơn giản chỉ là người thầy, người giới thiệu, người trình bày, truyền đạt kiến thức, hoàn toàn áp đặt lên người học và phương pháp học tập, mà còn là người tạo điều kiện, cố vấn, người điều phối, hướng dẫn, đánh giá, lập kế hoạch, viết chương trình đào tạo và thúc đẩy quá trình đào tạo… 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của cán bộ, giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân Các nhân tố chủ quan tác động đến kỹ năng giao tiếp của cán bộ, giảng viên: Quá trình giao tiếp của cán bộ, giảng viên với học sinh, sinh viên thường bộc lộ rất nhiều những phẩm chất cá nhân như: uy tín, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, tác phong sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy, trang phục của cán bộ, giảng viên, ngôn ngữ sử dụng… Trong đó, các nhóm thuộc yếu tố chủ quan như kinh nghiệm giảng dạy, tác phong sư phạm, vốn sống của người giảng viên được cho là tương đối khó khăn trong việc giao tiếp giữa giảng viên với học sinh, sinh viên. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên phải luôn trau dồi và cập nhật kiến thức về nghiệp vụ sư phạm nếu không sẽ rất dễ bị lạc hậu trước những yêu cầu mới, người thầy có kinh nghiệm giảng dạy là người luôn phát huy được những năng lực vốn có của bản thân, luôn tìm tòi sáng tạo những ý tưởng mới để đưa vào bài giảng làm cho bài giảng luôn sinh động và hấp dẫn. Ba yếu tố “kinh nghiệm giảng dạy, vốn sống, tác phong sư phạm của giảng viên” có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác phong sư phạm sẽ là hệ quả của hai yếu tố trên, trong quá trình tích lũy vốn sống cũng là quá trình con người tích lũy vốn kinh nghiệm nghề nghiệp. Tác phong sư phạm hay phương pháp sư phạm của giảng viên mang tính sáng tạo và nghệ thuật - nghệ thuật dạy học, nó là tiêu chí để phân biệt nhà giáo với những nhà tri thức khác và có thể nói chất lượng giáo dục phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sư phạm của người thầy, nghĩa là thầy có giỏi thì trò mới giỏi. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của đội ngũ cán bộ, giảng viên: dư luận xã hội, bầu không khí tâm lý, không gian giao tiếp… Ngoài ra, còn phải kể tới các yếu tố khác như: trình độ, nhận thức, nhu cầu, mục đích, mong muốn, tâm tư, tình cảm…của người học [khách thể giao tiếp] cũng tác động không nhỏ tới quá trình giao tiếp của chủ thể khi tham gia giao tiếp. Như vậy, các yếu tố khách quan [môi trường bên ngoài] là những yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình hình thành kỹ năng giao tiếp của cán bộ, giảng viên, vì con người và nhân cách con người là sản phẩm của điều kiện xã hội, lịch sử. Tất cả những gì có được trong tâm lý cá nhân đều có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài. Trên đây, chúng tôi không đề cập đến những yếu tố khách quan chung chung mà đề cập đến những yếu tố của môi trường xã hội cụ thể đó là môi trường tập thể và môi trường sư phạm học đường. Khi con người sống trong môi trường tập thể với bầu không khí lành mạnh, với những dư luận tích cực, những con người có mặt bằng nhận thức thì họ sẽ phát triển tốt về mọi mặt. Chính vì vậy, cần đề cao vai trò của các yếu tố nói trên, để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển các phẩm chất tâm lý nói chung, kỹ năng giao tiếp nói riêng chúng ta cần phải tạo ra môi trường giao tiếp tốt với những điều kiện khách quan thuận lợi. Để thực hiện các biện pháp rèn luyện nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Kinh tế quốc dân chúng ta phải dựa trên những yếu tố có ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của họ [như đã phân tích ở trên], đồng thời dưới góc độ tâm lý học thì sự hình thành kỹ năng giao tiếp của cán bộ, giảng viên phải được xem như một quá trình liên tục, lâu dài, bền bỉ và công phu.
  3. 2.2.Thực trạng kỹ năng giao tiếp của cán bộ, giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân

Nhóm tác giả đã thực hiện một khảo sát nhỏ về kỹ năng giao tiếp của giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân với 300 phiếu điều tra với các câu hỏi và trả lời qua 4 mức độ đánh giá: tốt, khá, trung bình, dưới trung bình. Kết quả tổng hợp như sau:

STT

Kỹ năng

Tốt

[%]

Khá

[%]

TB

[%]

Dưới TB

[%]

1

Kỹ năng giao tiếp, thiết lập mối quan hệ của cán bộ, giảng viên:

23

68

9

0

2

Kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng trong khi tiếp xúc

30

62

6

2

3

Kỹ năng lắng nghe đối tượng giao tiếp

42

55

2

1

4

Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi:

28

59

12

1

5

Kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra người khác

32

59

8

1

6

Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, cụ thể

46

48

5

1

7

Kỹ năng mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp

16,5

45

20,5

18,5

8

Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp

30

67

3

0

9

Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp

36

53

10

1

10

Kỹ năng nhạy cảm trong giao tiếp

32

51

16

1

[Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp]

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của cán bộ, giảng viên ở trường Đại học Kinh tế quốc dân được thể hiện ở mức độ khá, đặc biệt có kỹ năng được thể hiện tương đối như “kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp”. Nguyên nhân có được kết quả này đó là:

Cán bộ, giảng viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân có phẩm chất đạo đức, năng lực tốt, có bề dày kinh nghiệm và vốn sống phong phú. Trong quan hệ giao tiếp với sinh viên, học viên phần lớn giảng viên đã có ý thức chủ động khai thác vốn sống, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là họ biết tranh thủ khai thác những thông tin về những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn của học sinh, sinh viên để làm phong phú thêm kho tàng tri thức cũng như phong phú thêm nội dung bài giảng của mình.

Là những người được đào tạo cơ bản, có hệ thống nên họ ý thức được vị trí của mình và luôn giữ gìn tính mô phạm của người thầy. Trong giao tiếp nhiều cán bộ, giảng viên đã chủ động sáng tạo ra những tình huống giao tiếp tốt, hạn chế những phát sinh tiêu cực từ đó làm cho quan hệ giao tiếp giữa thầy và trò có mục đích trong sáng, ít vụ lợi.

Bên cạnh đó một số kỹ năng còn hạn chế như kỹ năng “nghe đối tượng giao tiếp”; “khả năng cân bằng nhu cầu cá nhân” và đặc biệt kỹ năng “linh hoạt, mềm dẻo” trong giao tiếp của cán bộ, giảng viên thể hiện chưa thật tốt. Nguyên nhân của vấn đề này ở cán bộ, giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân xuất phát từ thực tế:

Thứ nhất: Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, cán bộ, giảng viên ở trường Đại học Kinh tế quốc dân còn bị hạn chế mảng kiến thức chung về giao tiếp. Không ít người chưa nhận thức thật đầy đủ về vai trò của giao tiếp đối với kết quả dạy học, còn quan niệm giản đơn về nghề nghiệp. Còn có hiện tượng chủ quan khi lấy kinh nghiệm sư phạm, thâm niên trong giảng dạy để thay thế cho các kỹ năng khác, trong đó có kỹ năng giao tiếp.

Thứ hai: Một số cán bộ, giảng viên có chuyên môn cao, thâm niên giảng dạy nhiều, song ngoại ngữ và tin học vẫn còn hạn chế. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giao tiếp, bởi ngoại ngữ và tin học là phương tiện giao tiếp hữu hiệu đối với cán bộ, giảng viên, góp phần làm phong phú thêm kiến thức và tăng cường giao lưu của con người. Nếu ngoại ngữ và tin học tốt, giúp giảng viên có điều kiện tiếp cận nhanh với các tri thức khoa học của thế giới qua nguồn tài liệu ngoại văn, internet. Đây lại là hạn chế của một số cán bộ, giảng viên lớn tuổi ở trường.

Thứ ba: Do quy mô đào tạo của trường ngày càng được mở rộng, nhiệm vụ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giảng viên ngày càng nặng nề. Cùng với nó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giảng viên phải được bổ sung, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Một mặt cán bộ, giảng viên cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lẫn trình độ lý luận chính trị, đặc biệt phải được trang bị các "kỹ năng mềm" thiết yếu…Song trên thực tế, đây lại là một khiếm khuyết lớn với họ: phần lớn thời gian của cán bộ, giảng viên dành cho hoạt động quản lý, giảng dạy, ít có thời gian nghiên cứu khoa học, cập nhật thông tin, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, sinh viên, và đặc biệt cán bộ, giảng viên ít có điều kiện đi khảo sát thực tế. Việc giao lưu với các trường xung quanh cũng còn nhiều hạn chế.

Thứ tư: Một số cán bộ, giảng viên của trường có thói quen đánh giá vấn đề theo cảm xúc, chưa đưa ra được những giải pháp thực tiễn hữu hiệu. Trong giờ giảng họ chỉ cung cấp cho học viên những cái họ có mà họ không quan tâm đến nhu cầu của học viên, khả năng lắng nghe của họ là rất thấp. Qua thực tế quan sát chúng tôi thấy có những giảng viên chỉ giải đáp những thắc mắc của sinh viên một cách chung chung, ít có sự tranh luận đến cùng.

Thứ năm: Chưa có sự chủ động giao lưu giữa cán bộ, giảng viên với học sinh, sinh viên và giữa cán bộ giảng viên với nhau, vì vậy các thông tin về người học chưa được cán bộ, giảng viên cập nhật thường xuyên, theo đó hạn chế sự hiểu biết lẫn nhau giữa thày và trò. Thực tế trong giờ giảng, phương pháp giảng dạy của giảng viên nặng về truyền đạt kiến thức, chưa thực sự phát huy tính chủ động và khuyến khích sự vận dụng sáng tạo của học viên. Cách thức giảng dạy còn thiên về lý luận chưa có những phương thức hiệu quả giúp học viên chủ động tiếp thu kiến thức và sử dụng những kiến thức đã tiếp thu được luận giải những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên chưa thực sự đặt ra những yêu cầu cao đối với học sinh, sinh viên. Việc tổ chức, hướng dẫn phương pháp học tập cho các em chưa được chú trọng đúng mức. Giảng viên chưa đánh giá đánh thức được sự đam mê, khả năng tư duy của sinh viên, học viên; lý thuyết giảng viên đưa đến cho học sinh, sinh viên là thứ lý thuyết khô khan, giáo điều, ít gắn với thực tiễn, chưa soi rọi được vào những vấn đề phức tạp của cuộc sống.

Về phía nhà trường:

Cần có chiến lược tổng thể cho sự phát triển của đội ngũ cán bộ, giảng viên, trường cần đề ra những quy định có tính bắt buộc cán bộ, giảng viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, hoàn thiện về trí tuệ, rèn luyện các kỹ năng, nhất là kỹ năng giao tiếp và tham gia nghiên cứu khoa học cũng như tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên đi học tập nghiên cứu thực tế.

Thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng giảng viên không chỉ về phẩm chất năng lực chuyên môn mà còn đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực giảng dạy dưới nhiều hình thức.

Tạo động lực để nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Động lực trực tiếp có tính chất kích thích giảng viên lao động sáng tạo và tâm huyết với nghề đó là những lợi ích về vật chất và tinh thần chính đáng.

Nhà trường có chính sách hỗ trợ, động viên, khuyến khích việc đi học, tự học và nghiên cứu khoa học, tạo ra môi trường thuận lợi để giảng viên phát triển, phát huy tiềm năng trí tuệ; thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng giảng viên để sàng lọc bồi dưỡng thêm những giảng viên chưa đủ tiêu chuẩn và động viên kịp thời những cán bộ, giảng viên có thành tích tốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên có cơ hội được giao lưu quốc tế, tiếp cận với những phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại.

Cải tiến phương pháp giảng dạy, có kế hoạch nâng cao kỹ năng giao tiếp cho giảng viên bằng cách tổ chức các cuộc thảo luận chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn lồng ghép hay các cuộc thi hùng biện, các diễn đàn.

Tăng cường mời các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực giao tiếp tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề.

Mở rộng giao lưu giữa cán bộ, giảng viên của trường với các trường khác bằng nhiều hình thức khác nhau như: hội thảo khoa học, tham gia nghiên cứu các đề tài qua đó cán bộ, giảng viên có điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi ý tưởng khoa học, học hỏi kinh nghiệm cùng nhau đề ra những kiến nghị tích cực.

Bồi dưỡng, bổ sung kiến thức về khoa học tâm lý học, phát huy tiềm năng trí tuệ và kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên có trình độ cao, sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên trẻ triển vọng. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp cũng như uy tín khoa học cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường.

Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ tăng cường bồi dưỡng xử lý tình huống trong giao tiếp, những tình huống sát hợp với thực tế. Hằng năm mở các hội nghị trao đổi theo chuyên đề. Phối hợp với các chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học để biên soạn tài liệu hướng dẫn.

Tổ chức các buổi giao lưu giữa cán bộ, giảng viên với học sinh, sinh viên. Định kỳ lấy ý kiến góp ý từ phía học sinh, sinh viên.

Về phía cán bộ giảng viên

Về mặt nhận thức: Mục đích chính của việc giao tiếp giữa cán bộ, giảng viên với học sinh, sinh viên ở trường Đại học Kinh tế quốc dân là nhằm hoàn thiện nhân cách của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên. Để hoạt động giao tiếp của cán bộ, giảng viên với học sinh, sinh viên đạt được mục đích, cần nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, giảng viên [trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, vốn sống và đặc biệt là những kiến thức về tâm lý học, khoa học giao tiếp].

Giảng viên phải coi trọng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp của giảng viên và phải coi đó là một trách nhiệm nghề nghiệp chứ không phải là yếu tố bổ trợ, các giờ giảng của giảng viên phải được tiến hành nghiêm túc, có chất lượng cao, đảm bảo tính khoa học và ý nghĩa thực tiễn.

Giảng viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa hơn nữa quá trình học tập của học sinh, sinh viên, tạo được cơ chế hoạt động giao lưu tích cực trong giờ học.

Thường xuyên tiến hành sinh hoạt các tổ, nhóm chuyên môn với các nội dung trọng tâm như: Thảo luận phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy; cùng nhau phân tích, đánh giá, nhận xét, đóng góp ý kiến xây dựng về những mặt được và mặt còn hạn chế trong cách giảng dạy, giao tiếp, ứng xử của cán bộ, giảng viên với học sinh, sinh viên của từng cán bộ, giảng viên, nhất là những cán bộ, giảng viên trẻ chưa nhiều kinh nghiệm; qua đó giúp họ phát huy được những mặt mạnh và hạn chế những điểm yếu trong giao tiếp với học sinh, sinh viên.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cần được hình thành có hệ thống và có kỹ thuật theo một quy trình nhất định, trong luyện tập cần tập trung vào các kỹ năng còn thiếu và yếu.

Tăng cường quan hệ giao tiếp giữa cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên; cán bộ, giảng viên không chỉ giao tiếp với học sinh, sinh viên trong giờ lên lớp mà còn có thể thông qua các hoạt động ngoại khóa như tham quan, học tập thực tế và các hoạt động khác. Từ đó cán bộ, giảng viên có thể hiểu học trò của mình hơn và giao tiếp sẽ hiệu quả hơn. Đối với giảng viên, ngoài nhiệm vụ giảng dạy, trong cuộc sống họ phải là những người mô phạm, tính mô phạm của người thầy cộng với những chuẩn mực trong nói, viết và cuộc sống hàng ngày sẽ là những tiêu chí tích cực để học sinh, sinh viên đánh giá cao vai trò của người thầy.

4. Kết luận

Để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động giao tiếp của cán bộ, giảng viên ở trường Đại học Kinh tế quốc dân, rất cần có sự phấn đấu nỗ lực của bản thân mỗi cán bộ, giảng viên, họ phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi đạo đức và đặc biệt là nâng cao trình độ giao tiếp và kỹ năng giao tiếp vì thực chất qua kết quả nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của họ chưa thật sự tốt. Từ những lý do đó chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị:

1. Ngoài việc thường xuyên rèn luyện nghiệp vụ chung, nhà trường nên thường xuyên có những chương trình rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, giảng viên. Đặc biệt, trong quá trình giao tiếp với học sinh, sinh viên các cán bộ, giảng viên nên phát huy hơn nữa cách dạy học nêu vấn đề, tăng cường hơn nữa các hình thức thảo luận, xêmina để người học có điều kiện phát huy khả năng của họ.

2. Rèn luyện phương pháp và kỹ năng giao tiếp cần được thực hành một cách có hệ thống, có kỹ thuật theo một quy trình nhất định. Trong luyện tập cần tập trung vào các kỹ năng khó hình thành và những kỹ năng còn hạn chế.

3. Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp không thể tách rời việc hình thành và rèn luyện các phẩm chất về năng lực, đạo đức, nhân cách.

4. Trường Đại học Kinh tế quốc dân nên tiến hành và đưa thành hành động thường xuyên nhằm xây dựng phong cách văn hóa giao tiếp, tạo môi trường giao tiếp lành mạnh trong nhà trường mà trong đó tất cả mọi người giao tiếp, cư xử với nhau một cách văn hóa theo đúng chuẩn mực đạo đức, nếp sống của người thầy giáo. Sự giao tiếp văn hóa, đúng mực của đội ngũ cán bộ, giảng viên sẽ tác động tích cực trực tiếp tới học sinh, sinh viên và toàn xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. A.G Andreeva [1982], Tâm lý học xã hội, Nxb. Matxcơva.
  2. Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh [1995], Giao tiếp Sư phạm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội.
  3. Vũ Dũng [2000], Từ điển Tâm lý học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
  4. Nguyễn Văn Đính [1997], Giáo trình tâm lý học và nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh - du lịch, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
  5. Ngô Công Hoàn [1997], Giao tiếp và ứng xử sư phạm, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.
  6. Nguyễn Văn Đồng [2009], Tâm lý học giao tiếp, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
  7. Website của Trường Đại học Kinh tế quốc dân [neu.edu.vn]

[1] Hoàng Thị Anh: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên, Luận án PTS tâm lý học, ĐHSPHNI, H, 1993, tr 38.

Kỹ năng giao tiếp sư phạm gồm những gì?

Có 3 kỹ năng giao tiếp sư phạm cơ bản đó là kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, và kỹ năng điều khiển điều chỉnh.27 thg 10, 2022nullKỹ năng giao tiếp sư phạm mà giáo viên Tiểu học cần phải biết?thso2tuyphuoc.edu.vn › trang-tin-hoc-sinh › ky-nang-song › ky-nang-gia...null

Phong cách giao tiếp sư phạm là gì?

Có thể hiểu, phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ hệ thống các phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định và bền vững của giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp xúc nhằm truyền đạt và lĩnh hội các tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển ...null2.2.1.2. Khái niệm phong cách giao tiếp sư phạmtk-thngocky.haiduong.edu.vn › null › file_ho_tro › 08_BB4-GIAO_TIEP_...null

Mục tiêu của giao tiếp sư phạm là gì?

* Mục đích của giao tiếp sư phạm là: - Truyền đạt tri thức, kỹ năng kỹ xảo, hành vi xă hội cho học sinh. - Giáo dục, xây dựng nhân cách học sinh phù hợp với đ̣i hỏi của xă hội. - Tạo khả năng thích ứng với xă hội cho học sinh.null[DOC] Giao tiep sp | Thùy Trần - Academia.eduwww.academia.edu › Giao_tiep_spnull

Ngôn ngữ sư phạm là gì?

KNNNSP là kỹ năng tri giác ngôn ngữ, hiểu ngôn ngữ và biểu đạt ngôn ngữ trong quá trình dạy học và giáo dục. Nói một cách cụ thể hơn, KNNNSP là khả năng của một người có thể lựa chọn từ ngữ phù hợp với nội dung và mức độ nói hoặc viết đồng thời có khả năng hiểu tốt các nội dung trong lĩnh vực chuyên môn của mình.nullKỸ NĂNG NGÔN NGỮ SƯ PHẠM VÀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHO ...lib.qtttc.edu.vn › modulesnull

Chủ Đề