Khi gặp người tai nạn gãy xương có nên nắn lại chỗ xương gãy không vì sao

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

    • Giải Sinh Học Lớp 8
    • Giải Sinh Học Lớp 8 (Ngắn Gọn)
    • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8
    • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8
    • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

    I – Bài tập lí thuyết

    Bài tập 1 (trang 31 VBT Sinh học 8): Hãy nêu những nguyên nhân gãy xương.

    Trả lời:

    Các nguyên nhân gãy xương: Tai nạn trong lao động, chạy nhảy, chơi thể thao, vi phạm an toàn giao thông, mang vác nặng, ngã…

    Bài tập 2 (trang 31 VBT Sinh học 8): Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?

    Trả lời:

    Mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau.

    – Ở người lớn, lượng cốt giao giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gãy.

    – Lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

    Bài tập 3 (trang 31 VBT Sinh học 8): Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông em cần lưu ý điều gì?

    Trả lời:

    Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông cần chú ý:

    – Đội mũ bảo hiểm.

    – Thực hiện đúng luật an toàn giao thông.

    – Đi trên đường cần chú ý quan sát.

    Bài tập 4 (trang 31 VBT Sinh học 8): Khi gặp người tai nạn gãy xương, có nên nắn tại chỗ xương gãy không? Vì sao?

    Trả lời:

    – Khi gặp người tai nạn gãy xương, không nên nắn tại chỗ xương gãy, vì:

    Khi nắn có thể làm chỗ xương gãy đâm vào mạch máu, cơ, dây thần kinh, gây rách cơ, da; thậm chí có thể gây chết người do mất máu (không cầm máu được khi xương đâm vào mạch máu).

    II – Bài tập kĩ năng

    Bài tập 1 (trang 32 VBT Sinh học 8): Khi gặp người tai nạn gãy xương, cần phải làm gì?

    Trả lời:

    Khi gặp người tai nạn gãy xương, cần phải:

    – Đặt nạn nhân nằm yên.

    – Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương.

    – Tiến hành sơ cứu.

    Bài tập 2 (trang 32 VBT Sinh học 8): Hãy trình bày cách sơ cứu người gãy tay.

    Trả lời:

    Cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy tay:

    – Phương pháp sơ cứu:

    + Dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.

    + Buộc định vị ngay chỗ xương gãy bằng gạc.

    – Băng bó cố định:

    + Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.

    + Băng cần quấn chặt.

    + Với xương cẳng tay băng từ trong ra cổ tay, sau đó làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

    Bài tập 3 (trang 32 VBT Sinh học 8): Hãy trình bày cách sơ cứu người gãy chân.

    Trả lời:

    Cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy chân:

    – Phương pháp sơ cứu:

    + Đặt hai nẹp gỗ hay tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.

    + Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.

    – Băng bó cố định:

    + Băng từ cổ chân vào.

    + Nếu chỗ gãy là xương đùi thì phải dùng nẹp dài bằng chiều dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân để đảm bảo cho chân bị gãy cố định không cử động.

    Khi gặp người bị gãy xương, chúng ta không nên nắn lại chỗ xương gãy của người đó. Vì chúng ta không có kiến thức chuyên môn (rất nguy hiểm), khi nắn sẽ cho đầu xương gãy làm tổn thương thêm mạch máu, thần kinh những vùng cạnh đầu xương gãy mà thôi. Tốt nhất chúng ta hãy đặt người bị nạn lên cáng cứng hoặc tấm ván gỗ hay cánh cửa gỗ khi vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Gãy xương liên quan đến lứa tuổi: - Trẻ em, xương chưa cốt hóa hoàn toàn nên xương chưa cứng cáp vì thế dễ bị gãy khi gặp ngoại lực tác động vào. - Ở người trưởng thành, xương cứng cáp nên ít bị gãy hơn (tất nhiên là trừ những lực tác động vào quá lớn, đột ngột ... thì xương vẫn bị gãy).

    - Ở người già, xương bị lão hóa, mất chất can-xi (loãng xương) làm cho sức chịu lực của xương giảm nhiều vì thế dễ dàng bị gãy và khi gãy sẽ rất lâu liền xương.

    Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

    Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

    Đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với động vật (ở lớp Thú) là gì?

    Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?

    Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào?

    Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì ?

    Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

    Thiếu Vitamin D sẽ gây bệnh:

    Khi sơ cứu cho người bị gãy xương cần chú ý

    ~ gửi bạn ~

    Khi gặp người bị gãy xương, chúng ta ko nên nắn lại chỗ xương gãy của người đó.

    ---------------------------------------

    Vì chúng ta không có kiến thức chuyên môn nên rất nguy hiểm, khi nắn sẽ cho đầu xương gãy làm tổn thương thêm mạch máu, thần kinh những vùng cạnh đầu xương gãy . 
    `->` Chúng ta hãy đặt người bị nạn lên cáng cứng hoặc tấm ván gỗ hay cánh cửa gỗ khi vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện. 

    Tại sao khi bị gãy xương chúng ta không nên nắn lại?

    • lý thuyết
    • trắc nghiệm
    • hỏi đáp
    • bài tập sgk

    khi gặp người tai nạn gãy xương, có nên nắn lại chỗ xương gãy không? vì sao?

    Các câu hỏi tương tự

    Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân là:1. Cột sống cong ở 4 chỗ, xương lồng ngực nở sang 2 bên.2. Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với các ngón còn lại.3. Cột sống cong hình cung, xương lồng ngực nở theo chiều lưng bụng

    4. Xương đùi lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

    A 1,2

    B 2,3

    C 1,3,4

    D 1,2,4

    2.Đặc điểm tiến hóa của bộ xương người là 

    A cột sống cong hình cung.

    B xương chậu hẹp và xương đùi nhỏ.

    C lồng ngực phát triển theo hướng lưng bụng.

    D tay có các khớp linh hoạt.