Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS

Ngày 23/2/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 571/BGDĐT-GDTrH về khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình.

Ngày 2/3/2022, Công văn này được Phòng Giáo dục Trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chuyển tiếp đến thủ trưởng các đơn vị trực thuộc thông tin đến cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia khảo sát theo yêu cầu của Bộ Giáo dục.

Tôi đã thực hiện khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình và xin có đôi điều sau đây.

Thực trạng dạy học trực tuyến của bản thân

Tôi là giáo viên dạy bậc trung học phổ thông (Thành phố Hồ Chí Minh), đã dạy trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời gian trên 5 tháng. Tỉ lệ học sinh trong các lớp dạy của tôi đảm bảo các điều kiện tham gia học trực tuyến là 100%. Tỉ lệ học sinh tham gia học qua truyền hình trong các lớp dạy của tôi là dưới 20%.

Tôi có những điều kiện sau đây để tổ chức việc dạy học trực tuyến: máy tính xách tay; điện thoại thông minh; đường truyền mạng Internet ổn định; dạy học trực tuyến bằng phần mềm Zoom, Google Meet; được tập huấn các kĩ năng về dạy học trực tuyến (phương pháp, kĩ thuật dạy học, kiểm tra - đánh giá).

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS
Bộ Giáo dục khảo sát tình hình tổ chức dạy học trực tuyến. (Ảnh minh họa: Phạm Minh)

Tôi tự tin khi thực hiện các kĩ năng tổ chức dạy học trực tuyến sau đây: xây dựng kế hoạch bài dạy trực tuyến; tổ chức các hoạt động học trực tuyến cho học sinh; sử dụng các phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến; tương tác và quản lí học sinh khi dạy học trực tuyến;

Sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến, ví dụ như Zoom, Google Meet, MS Teams và các ứng dụng quản lý lớp học trực tuyến (LMS); thực hiện đảm bảo an toàn (về thiết bị, an ninh mạng,…) cho các lớp học trực tuyến.

Trong năm học 2021-2022, môn học mà tôi dạy bằng hình thức dạy học trực tuyến đáp ứng được khoảng từ 80 đến dưới 90% so với kế hoạch dạy học trực tiếp.

Tôi cảm thấy khó khăn khi dạy trực tuyến vì: gặp các vấn đề sức khoẻ (nghe, nhìn, khả năng làm việc với máy móc trong thời gian dài, …); gặp vấn đề về tâm lí (quá tải, áp lực, khó thích ứng việc dạy trực tuyến…); học sinh thiếu không gian học tập riêng; nhiều học sinh thiếu ý thức tự giác, chưa biết cách tự học.

Tôi nhận thấy, việc dạy học trực tuyến ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ thể chất; tâm lí, tình cảm; khả năng phát triển các kĩ năng xã hội của học sinh.

Đề xuất giải pháp học trực tuyến hiệu quả

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS

Không thể học online mãi, Bộ mở cửa trường học là sáng suốt

Muốn dạy học trực tuyến hiệu quả, thầy cô cần thực hiện các hoạt động sau: khai thác và sử dụng các nguồn học liệu có sẵn trên Internet; giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước, trong và sau bài học trực tuyến; tổ chức các hoạt động cho học sinh tương tác trong giờ học trực tuyến;

Quan sát, quản lý sự tham gia của học sinh trong giờ học trực tuyến; cho học sinh phát biểu, trình bày sản phẩm học tập trong quá trình dạy học trực tuyến; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; tạo lập nhóm trên mạng để kết nối và hỗ trợ học sinh học tập trực tuyến; thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về tình hình học tập của học sinh khi học trực tuyến.

Cùng với đó, học sinh phải: chủ động hoàn thành các bài tập, nhiệm vụ học tập; duy trì sự tập trung trong quá trình học; tương tác tích cực với thầy cô và các bạn; phản hồi nhanh và hiệu quả trong quá trình học tập; tiến bộ qua từng bài học;

Kết quả kiểm tra đánh giá thường xuyên của học sinh đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình; kết quả kiểm tra đánh giá định kì của học sinh đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình.

Ngoài ra, học sinh cần tìm kiếm năng lượng học tập nhằm giúp việc học trực tuyến hiệu quả hơn. Chẳng hạn, động viên bản thân khi phải học trực tuyến dài ngày. Tìm sự hứng thú và chọn lựa phương pháp học tập đúng đắn.

Ví dụ: liệt kê động lực thúc đẩy bản thân học tập; chơi chung với bạn mang nguồn năng lượng tích cực; lập nhóm học tập; sử dụng phương pháp quản trị thời gian; xem phim, nghe nhạc, chơi game… khi hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Tài liệu tham khảo:

https://vnes.edu.vn/ks10-giao-vien/

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Ánh Dương

Thứ Hai, ngày 28 tháng 3 năm 2022

Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành khảo sát chất lượng học trực tuyến

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS
Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS

Cập nhật: 13:46 11-11-2021

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời trực tuyến

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường Quốc hội.

Gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một thời gian dài

Phát biểu trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, gần hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi; gần 20 triệu học sinh sinh viên không được tới trường trong một thời gian rất dài; trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực. Việc học tập trực tuyến, học qua truyền hình trong điều kiện hạ tầng còn rất rất nhiều khó khăn thiếu thốn đã gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực, học sinh căng thẳng mệt mỏi, thầy cô cực nhọc và áp lực, phụ huynh bức xúc, xã hội lo lắng...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, hậu quả do dịch bệnh gây ra để lại lâu dài và sự khắc phục nó không phải một sớm một chiều… Ngành đã triển khai đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh, bước đầu có những con số và chỉ số về tác động tiêu cực, có những điều nhìn thấy ngay và đã thấy, nhưng cũng có những điều còn ảnh hưởng lâu dài chưa đo đếm được, đặc biệt là những chỗ hổng về kiến thức, những tác động tâm lý, tinh thần, cảm xúc... của học sinh.

Trong sự chuyển trạng thái và ứng phó với dịch bệnh vừa qua, ngành giáo dục đã nhận được sự chung sức của cả nước, được lãnh đạo Đảng, nhà nước, quốc hội, MTTQ, các cấp, các đoàn thể, các đối tượng rất quan tâm, chăm lo, chia sẻ, chung tay, hỗ trợ. Thay mặt cho trên 1,5 triệu giáo viên và người lao động, cùng 25 triệu học sinh, sinh viên, Bộ trưởng trân trọng bày tỏ sự biết ơn với tất cả.

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS
ĐB Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu)

Dạy học theo chương trình cốt lõi

Các chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tập trung nhiều vào vấn đề chất lượng dạy học trực tuyến.

Trả lời chất vấn ĐB Nàng Xô Vi (Kon Tum) về dạy môn Văn trong trường học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc bồi đắp tình cảm, năng lực thẩm mỹ, phẩm chất làm người. Trong khi đó, định hướng giáo dục của chúng ta là tăng yếu tố dạy người. Tương tự, ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt cũng rất quan trọng vì trước khi tăng cường năng lực ngoại ngữ, các thế hệ học sinh phải giỏi tiếng Việt. Trong các cuộc họp, chỉ đạo trước, Bộ trưởng đã nêu cần phải ngăn chặn, chấm dứt dạy theo văn mẫu, đặc biệt việc giáo viên đọc cho học sinh chép, soạn văn mẫu rồi cho học sinh đọc thuộc.

“Học văn mẫu rất tai hại, ảnh hưởng đến tính chủ động, sáng tạo, cảm xúc, tình cảm chân thành của học sinh. Do đó, sắp tới, ngành sẽ có hàng loạt biện pháp để điều chỉnh mang tính chuyên môn. Các công việc kiểm tra đánh giá, dạy học, biên soạn học liệu cũng sẽ được triển khai. Chấm dứt văn mẫu cũng là yếu tố chuyên môn để chấm dứt dạy thêm, học thêm” - Bộ trưởng cho biết.

ĐB Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) nêu, việc dạy thêm học thêm là việc ngành nghiêm cấm, nhưng vừa qua có cả hiện tượng học thêm, dạy thêm online. Bộ trưởng nói thế nào về việc này? Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, bình thường việc dạy thêm học thêm đã cần phải ngăn chặn, khi học trực tuyến, học sinh căng thẳng hơn nên việc dạy thêm giờ cần lên án. Học trực tuyến đã căng thẳng với học sinh, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn cụ thể về thời gian học trực tuyến, để bảo đảm chất lượng dạy học, không gây áp lực cho học sinh, Bộ GD-ĐT các địa phương cần kiểm tra vấn đề này ngay.

Trả lời chất vấn của ĐB Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) về chất lượng dạy học trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận học trực tuyến chưa thể thay thế học trực tiếp tại trường, còn nhiều hạn chế. Thời gian qua, việc dạy và học trực tuyến ảnh hưởng các kỹ năng, đặc biệt là những kỹ năng hình thành qua tương tác trực quan. Việc này chưa thể cải thiện qua học trực tuyến. Thời gian tới, học sinh quay lại trường sẽ cần tăng cường, củng cố, trang bị kỹ năng, rất cần sự quan tâm, phối hợp của phụ huynh. Bộ trưởng GD-ĐT cũng thông tin, dịch bệnh kéo dài cần giải pháp tổng thể, bài giảng truyền hình sẽ đổi mới, đồng thời có thanh tra, kiểm tra. Cần tăng cường hạ tầng công nghệ thông tin cho học sinh sinh ở vùng sâu vùng xa.

ĐB Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chất vấn, học trực tuyến nhưng vẫn áp dụng chương trình như học trực tiếp, gây áp lực cho giáo viên và học sinh. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết bộ đã ban hành văn bản hướng dẫn nội dung cốt lõi để dạy trên truyền hình, dạy trực tuyến. Việc tinh giản chương trình được Bộ làm 2 lần trong thời kỳ có dịch bệnh, năm học này bộ xác định chương trình cốt lõi. Không phải là năm nào cũng tinh giản, cắt gọt đi, mà chú trọng vào nội dung cốt lõi để dạy và học.

Bộ trưởng cũng cho biết, học trực tuyến là biện pháp mà ngành giáo dục, thầy và trò ứng phó với dịch bệnh, nhưng việc triển khai còn nhiều khó khăn. Có tới 1,867 triệu em hiện không có bất kỳ thiết bị gì trong tay để học tập. Thậm chí, có gia đình 2-3 anh chị em chỉ có một điện thoại để học. Thực trạng này đã khiến nhiều học sinh dần bỏ học. "Giải quyết vấn đề này cấp bách hơn là đánh giá xem các cháu học được gì từ chương trình trực truyến" - Bộ trưởng thừa nhận và cho biết nhiều nơi chỉ dừng ở mức độ học được chút nào thì tốt chút đó.

Vừa qua, ngành giáo dục đã huy động được 140.000 máy tính để hỗ trợ các em. Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành khảo sát chất lượng học trực tuyến, nhưng chỉ thực sự chính xác khi các em quay lại trường, chúng ta tiến hành kiểm tra kiến thức học sinh. “Nhưng chắc chắn học trực tuyến không thể được như học ở trường”, Bộ trưởng nói.

ĐB Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TPHCM) đưa vấn đề ứng xử trên mạng vào nội dung chính thức của môn Giáo dục công dân ở trường học hay không? Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, nội dung này là quan trọng, nhưng đưa vào môn học chính thức thì Bộ GD-ĐT cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, Bộ trưởng không thể quyết ngay ở đây được, Bộ trưởng sẽ lắng nghe ý kiến các chuyên gia.

Trung Kiên

Tin liên quan


Ý kiến bạn đọc

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS
Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS

Tổng lượt bình luận

Tin khác

  • Trao giải cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp
  • 79.389 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022 của Đại học Quốc gia TPHCM
  • Nhiều hoạt động hướng về nhà trường từ cựu sinh viên Đại học Bách Khoa TPHCM
  • [Video] Ký túc xá chăm lo, thăm khám sức khỏe sinh viên diện F0
  • [Video] Trường học vượt khó để tổ chức dạy học trong thời điểm dịch bệnh
  • Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên
  • Đến năm 2025: 70% gia đình được công nhận đạt danh hiệu “gia đình học tập”
  • Duy trì hình thức dạy học trực tiếp và gián tiếp
  • Từ ngày 19/5/2022: Tăng mức cho học sinh, sinh viên vay tối đa lên 4 triệu đồng/tháng
  • Khai mạc trực tuyến Hội thi Tin học trẻ TPHCM lần thứ 31 năm 2022
  • TPHCM ban hành kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2022 - 2023
  • Đề xuất điều chỉnh một số tiêu chí của Bộ tiêu chí an toàn trường học trong điều kiện bình thường mới
  • TPHCM có nhiều chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên từ năm học 2021 - 2022
  • Thanh xuân của bạn đáng giá bao nhiêu?
  • Ra mắt CLB Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ TPHCM
  • TPHCM khai mạc Ngày hội “Hướng nghiệp, tuyển sinh” lần X năm 2022
  • TPHCM ban hành quy định về tiêu chí công nhận “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”
  • Tỷ lệ ca nhiễm Covid-19 trong trường học tại TPHCM có dấu hiệu giảm
  • Chính thức giới thiệu “Cổng thông tin chuyển đổi số TPHCM”
  • Phấn đấu đến năm 2025, giảm bền vững số vụ, số người phạm tội, vi phạm pháp luật trong HSSV

Chia sẻ bài viết qua Email

Bài viết:

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS
Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS

Sai mã bảo mật!

Ý kiến bạn đọc

Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS
Khảo sát việc học trực tuyến của học sinh THCS

Thông báo