Kế hoạch đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024

SỞ TƯ PHÁP TỈNH SƠN LA Địa chỉ:Tầng 4, tòa 6T1 Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La Giấy phép xuất bản số: 05/GP-TTĐT Điện thoại: 0212.3851402 - Fax: 0212.3758008

Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Minh Hoà - Giám đốc Sở Tư Pháp Email: sotuphaptinhsonla@gmail.com

Designed by VNPT

Kim Thanh Xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một nội dung thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 [Đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân] và là tiêu chí thành phần của Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới [Tiêu chí 18.5: Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định], việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ góp phần góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa pháp lý của người dân khu vực nông thôn.

Từ đó, xác định công tác xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ quan trọng và là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương. Thời gian qua, xã đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác này. Theo đó, căn cứ vào các tiêu chí đánh giá xã chuẩn tiếp cận pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện của UBND TP, xã đã sớm ban hành các chương trình, kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, tổ chức triển khai các điều kiện để xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, phân công cán bộ tham mưu thực hiện các tiêu chí về tiếp cận pháp luật cho người dân.

Từ khi mới đi vào thực hiện nhiệm vụ này, Lãnh đạo xã cho rằng việc triển khai nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ làm tăng thêm việc, thêm áp lực cho địa phương, nhất là trong bối cảnh công việc nhiều, nhân sự thiếu, yêu cầu đòi hỏi công việc ngày càng cao như hiện nay. Tuy nhiên, qua thực hiện chúng tôi thấy việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không phải là công việc mới, mà là những nhiệm vụ chính quyền xã đang thực hiện, nay được xâu chuỗi, hệ thống thông qua bộ công cụ với các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể. Thông qua thực hiện nhiệm vụ này sẽ giúp xã đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; nhận diện được những tồn tại, vướng mắc trong triển khai các nhiệm vụ; kịp thời đề xuất, kiến nghị giải pháp tháo gỡ để tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật có hiệu lực, hiệu quả hơn. Từ kết quả đánh giá góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành pháp luật, thực thi công vụ.

Để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao thì công tác tuyên truyền vận động có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, chúng tôi đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc nội dung, nhiệm vụ, quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật đến toàn thể cán bộ, công chức, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt, trực tiếp được giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở và người dân.Từ đó, thúc đẩy nhu cầu tiếp cận và dần thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ có liên quan; tổ chức thực hiện tốt các hoạt động công vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thực hiện tốt quy trình như sau: giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật tự chấm điểm cho từng bộ phận liên quan và trách nhiệm tổng hợp theo dõi đôn đốc các bộ phận thực hiện được giao cho công chức Tư pháp xã. Căn cứ kết quả tự chấm điểm và kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, công chức tư pháp - hộ tịch tổng hợp báo cáo, trình Chủ tịch UBND xã. Chủ tịch UBND xã tổ chức họp đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó có sự tham dự của đại diện Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp.Đảm bảo đủ các điều kiện, Chủ tịch UBND xã gửi hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đến Phòng Tư pháp để thẩm tra.

Mô hình thứ nhất là “Ngày không hẹn” và “ngày không viết” được Văn phòng UBND xã triển khai và thực hiện có hiệu quả tích cực. Lúc đầu thực hiện Ngày không hẹn vào ngày thứ hai với 04 TTHC, nhưng hiện nay nhiều thủ tục nhận ngay khi có đầy đủ hồ sơ…Riêng ngày không viết chúng tôi đã phối hợp với xã đoàn thực hiện viết hộ cho tất cả các ngày trong tuần, cụ thể như: ngày không viết được cán bộ, công chức bộ phận một cửa thực hiện vào thứ hai và thứ ba, còn các ngày còn lại xã đoàn sẽ viết hộ cho nhân dân, qua đó sự hài lòng của người dân ngày càng nâng lên và giảm bớt gánh nặng về tiền bạc khi phải thuê dịch vụ viết thuê.

Mô hình thứ hai là mô hình “Chính quyền thân thiện” gồm gửi thư chúc mừng khi người dân đến làm khai sinh, kết hôn và thư chia buồn khi khai tử. Đặc biệt ở đây là mặt sau chúng tôi có tuyên truyền về quyền lợi của trẻ em về BHYT, khám chữa bệnh, tiêm chủng mở rộng và văn minh trong việc cưới theo qui định của Bộ VH-TT-DL,. Để thực hiện được mô hình này chúng tôi thông qua chủ trương của BTV Đảng Ủy xã, xin ý kiến về mẫu biểu của Phòng tư pháp…và chúng tôi đã tổ chức thực hiện bắt đầu từ ngày 01/01/2018, đến nay chúng tôi đã gửi thư chúc mừng, chia buồn 598 trường hợp.

Để có được kết quả trên là nhờ công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra sâu sátcủa ngành tư pháp thành phố và lãnh đạo địa phương. Hầu hết cán bộ, công chức và nhân dân đều nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thông qua đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân trong thi hành và chấp hành pháp luật được nâng cao, tạo điều kiện công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, giúp người dân tiếp cận thông tin liên quan đến đời sống của mình cũng như các chế độ, chính sách xã hội được hưởng theo quy định.

Phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, sự điều hành của nhà nước phối hợp chặt chẻ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, tạo thành khối đoàn kết thống nhất ý chí và hành động, xác định nhiệm vụ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đây là yếu tố quan trọng để vận động quần chúng tham gia xây dựng xã Nông thôn mới nói chung và xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng.

Tranh thủ lợi thế của địa phương; phải biết sáng tạo, nắm bắt kịp thời để tổ chức thực hiện.

Biết phát huy vai trò quần chúng tốt có uy tín ở địa phương, người cao tuổi, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, các tổ chức tôn giáo. . . làm nồng cốt để vận đông, tập hợp quần chúng.

Cần chủ động, tích cực trong chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến nội dung tiêu chí xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để nhân dân thấy rõ được lợi ích của bản thân, gia đình, xã hội trong việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Từ đó tham gia một cách chủ động, tích cực. Đồng thời tham gia giám sát chính quyền, đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức xã gắn với tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn triển khai thực hiện. Bảo đảm kinh phí cho việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật hằng năm.

Chủ Đề