Huyết áp người già bao nhiêu là cao năm 2024

Huyết áp là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, nếu không theo dõi, điều trị duy trì huyết áp ổn định có thể dẫn đến nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến tính mạng.

Theo số liệu năm 2019, Việt Nam có khoảng 7 triệu người trên 65 tuổi . Tăng huyết áp đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do các bệnh đột quỵ, mạch vành và là yếu tố nguy cơ chính gây suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận, rung nhĩ,... Chủ đề huyết áp người già hay huyết áp ở người cao tuổi vẫn đang rất nóng hổi trong các chuyên ngành lão khoa và tim mạch.

Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp về vấn đề này ở người cao tuổi, bài viết gồm những nội dung chính sau

  • Đặc điểm huyết áp ở người già
  • Chỉ số huyết áp ở người cao tuổi bao nhiêu là bình thường?
  • Bệnh tăng huyết áp ở người già: Nguyên nhân do đâu?
  • Sống chung với bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi

Đặc điểm huyết áp ở người già

Huyết áp ở người lớn tuổi chủ yếu có huyết áp tâm thu cao, huyết áp tâm trương thấp gọi là tăng huyết áp đơn độc.

Đồng thời ở người già thường gặp hiện tượng hạ huyết áp tư thế đứng, hạ huyết áp tư thế sau ăn và đi kèm với các bệnh lý đồng mắc như tiểu đường, béo phì, suy thận, mạch vành,... là một thách thức rất lớn trong điều trị huyết áp.

Chỉ số huyết áp ở người già bao nhiêu là bình thường?

Huyết áp bình thường đối với hầu hết người lớn theo WHO có đưa ra khuyến cáo nên là <120/80 mmHg. Đây là mức huyết áp lý tưởng, ít có nguy cơ tim mạch nhất.

Khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ≥ 90mmHg tức là bạn đã bị tăng huyết áp.

Khi nào người cao tuổi cần điều trị tăng huyết áp?

Theo khuyến cáo của phân hội Tăng huyết áp Việt Nam năm 2022:

Nhóm tuổi

Ngưỡng HA tâm thu cần điều trị

Ngưỡng HA tâm trương cần điều trị

THA không kèm bệnh đồng mắc

THA có bệnh đồng mắc

18-69

\>= 140

\>= 130

\>=90

70-79

\>= 140

\>= 140

\>= 90

\>= 80

\>= 160

\>= 160

Huyết áp mục tiêu ở người cao tuổi theo khuyến cáo của phân hội Tăng huyết áp Việt Nam năm 2022 như sau:

  • Đích hạ huyết áp ở người tăng huyết áp trên 65 tuổi: Đối với huyết áp tâm thu trong ranh giới 130 - <140 mmHg và có thể hạ thấp hơn nữa nếu dung nạp tốt và huyết áp tâm trương là <80mmHg cho tất cả bệnh nhân

Bệnh tăng huyết áp ở người già: Nguyên nhân do đâu?

Càng lớn tuổi mức huyết áp lại càng cao, đặc biệt là người từ 70 tuổi trở lên. Bởi theo tuổi tác, các động mạch sẽ trở nên cứng hơn. Đây được coi là một trong những lý do chính khiến người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn.

Theo Viện tim, phổi và máu quốc gia, một người có huyết áp khỏe mạnh ở độ tuổi 50 có tới 90% nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.

Bên cạnh tuổi tác, một số nguyên nhân khác như giảm nhạy cảm của các thụ thể điều chỉnh huyết áp, rối loạn chức năng thần kinh, béo phì, đề kháng insulin, tăng huyết áp là triệu chứng của các bệnh lý: thận, nội tiết, do thuốc

Sống chung với bệnh hiệu quả

Một số lưu ý để sống chung, ngăn ngừa biến chứng cao huyết áp:

  • Duy trì chế độ lành mạnh: Giữ cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên. Có chế độ ăn uống lành mạnh, quan trọng là ăn nhiều trái cây, giảm mỡ động vật, cắt giảm muối, không ăn thịt hộp, cá hộp, cá kho mặn, lạp xưởng, thậm chí cả bánh mì, không nên dùng thêm nước mắm hoặc nước chấm khác có muối. Không hút thuốc, rượu bia,...
  • Đo huyết áp thường xuyên tại nhà: Với người cao tuổi cần đo huyết áp thường xuyên, giúp phát hiện kịp thời các tình huống xấu để thăm khám sớm, tránh trường hợp tăng huyết áp đột ngột gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến tính mạng. Đề đo huyết áp được chính xác người già cần được nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo.
  • Nên khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra số đo huyết áp và làm một số xét nghiệm cơ bản (điện tâm đồ, siêu âm tim, sinh hóa máu,…)
  • Duy trì chế độ thể dục thường xuyên khoảng 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong năm. Giảm cân, duy trì BMI từ 18,5 - 24,9kg/m2.

Ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, não bộ và thận. Hy vọng các thông tin trên về huyết áp ở người cao tuổi giúp bạn đọc có thêm kiến thức để chăm sóc bản thân, người thân tốt hơn.