Hướng dẫn thực hiện nghị định 105/2022

Chính sách đối với giáo viên mầm non theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP [Ảnh minh họa]

Chính sách đối với GVMN làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp

- Đối tượng hưởng chính sách:

GVMN đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tự thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định ở địa bàn có khu công nghiệp bảo đảm những điều kiện sau:

+ Có trình độ chuẩn đào tạo chức danh GVMN theo quy định;

+ Có HĐLĐ với người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục;

+ Trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm trẻ/lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

- Nội dung chính sách

Được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng.

Số lượng giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được hưởng hỗ trợ được tính theo định mức quy định đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện hành.

Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế trong năm học. Mức hỗ trợ này nằm ngoài mức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục với giáo viên và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Mức hỗ trợ do UBND cấp tỉnh xây dựng phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định.

Chính sách đối với GVMN dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số

- Đối tượng hưởng chính sách:

GVMN dạy tại điểm lẻ của cơ sở giáo dục mầm non công lập thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm một trong những điều kiện sau:

+ Trực tiếp dạy 02 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên.

+ Trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số.

- Nội dung chính sách:

Được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng. Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế, nhưng không quá 9 tháng năm học.

[Theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP, thời gian hưởng hỗ trợ là 9 tháng/năm]

Tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Chính sách hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn đối với GVMN dân lập, tư thục

- Đối tượng hưởng chính sách:

GVMN [bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhóm, tổ trưởng chuyên môn] đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định.

[Theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP, đối tượng hưởng chính sách này là GVMN [bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng].

- Nội dung chính sách:

Được Nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

Hằng năm, căn cứ kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng của phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tự thục lập danh sách giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng gửi phòng giáo dục và đào tạo. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng dự toán, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo quy định.

Nghị định 105/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2020 và thay thế Nghị định 06/2018/NĐ-CP. Riêng chính sách đối với giáo viên mầm non tại khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 8 Nghị định 06/2018/NĐ-CP thực hiện đến hết năm 2021

Nguồn thuvienphapluat.vn

Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non

  • Trích yếu: Quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non
  • Số hiệu: 105/2020/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Lĩnh vực: Giáo dục - Đào tạo
  • Ngày ban hành: 08/09/2020
  • Ngày hiệu lực: 01/11/2020
  • Cơ quan BH: Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Đính kèm: Tải về

Số hiệu:105/2020/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị Định
Nơi ban hành:Chính PhủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:08/09/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Ngày công báo: Đã biết Số công báo:Đã biết
Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghềTình trạng:Đã biết
105/2020/Nđ-CP

Từ 01/11, nhiều trẻ mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa 160.000 đồng/trẻ/thángNgày 08/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Theo đó, Chính phủ chủ trương tăng cường nguồn lực từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất theo các chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp giáo dục mầm non, bảo đảm yêu cầu đến năm 2025 đạt 01 phòng/nhóm, lớp.

Đặc biệt, hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn tính trên số lượng trẻ em được ăn bán trú, tối thiểu bằng 2,4 triệu đồng/01 tháng/45 trẻ em, số dư từ 20 trẻ em trở lên được tính thêm 01 lần mức hỗ trợ. Mỗi cơ sở giáo dục mầm non được hưởng không quá 05 lần mức hỗ trợ nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/năm học.

Bên cạnh đó, trẻ em có cha, mẹ hoặc có người chăm sóc, nuôi dưỡng thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn; là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng; trẻ em là con liệt sĩ, con bệnh binh;… được hỗ trợ tiền ăn trưa là 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Ngoài ra, trẻ em có cha, mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập cũng được hỗ trợ tiền ăn trưa tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng…

Nghị định này có hiệu lực từ 01/11/2020.

Xem trước và tải xuống Nghị định 105/2020/NĐ-CP

Câu hỏi thường gặp

Chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp?

Trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
Mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

Chính sách sử dụng dịch vụ đối với cơ sở giáo dục mầm non công lập?

Cơ sở giáo dục mầm non công lập được thực hiện một số dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm: dịch vụ bán trú, dịch vụ giáo dục mầm non ngoài giờ, dịch vụ đưa đón trẻ.

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non được hưởng các chính sách gì?

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0936.408.102

Xem thêm: Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT Quy chế Trung tâm giáo dục thường xuyên

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề