Hướng dẫn thông tuyến bhyt

Tới đây, nhiều chính sách mới về bảo hiểm y tế [BHYT] có lợi cho người dân sẽ được triển khai thực hiện trong năm 2021, trong đó nổi bật phải kể đến việc thông tuyến điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.


Từ 01/01/2021, điều trị nội trú trái tuyến tỉnh được hưởng 100% mức đúng tuyến

Chính sách này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014:

Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến với tỷ lệ như sau:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước [hiện nay chỉ được thanh toán là 60%];

- Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, tất cả người dân tham gia BHYT, khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Đồng nghĩa với đó, người bệnh có thể điều trị nội trú ở bất kì tỉnh thành nào trên cả nước cũng đều được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh như trường hợp đúng tuyến.

Để hiểu rõ hơn về quy định này, LuatVietnam xin đưa ra ví dụ sau:

Ví dụ:

Bà A là người đang hưởng lương hưu, thuộc đối tượng được hưởng BHYT do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng. Căn cứ Điều 22 Luật BHYT hiện hành, khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến bà A được hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh. Theo đó, khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh, bà A được hưởng:

Trước 01/012021: hưởng 60% của mức 95% chi phí điều trị nội trú [tức 57% chi phí điều trị nội trú].

Từ 01/01/2021: hưởng 100% của mức 95% chi phí điều trị nội trú [tức hưởng 95% chi phí điều trị nội trú].

Lưu ý: Chính sách này chỉ áp dụng với trường hợp điều trị nội trú. Nếu người dân tự đi khám chữa bệnh điều trị ngoại trú tuyến tỉnh thì phải tự chi trả.

Xem thêm: Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh mới nhất


Thông tuyến BHYT nội trú tuyến tỉnh: Bệnh nhân được hưởng lợi

Đây hẳn là một chính sách đem lại niềm vui lớn cho mọi người bệnh khi tham gia BHYT. Sự thay đổi này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi để người có thẻ BHYT có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế. Theo đó, quy định này hứa hẹn sẽ đem lại cho người dân có thẻ BHYT một số lợi ích sau:

- Tăng mức hưởng BHYT khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh

Như đã phân tích ở trên, người bệnh khi đi khám chữa bệnh điều trị nội trú tại tất cả các bệnh viện tuyến tuyến tỉnh trên cả nước sẽ được Qũy BHYT thanh toán 100% mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến, thay vì là 60% như hiện nay.

- Không cần giấy chuyển tuyến vẫn được khám chữa bệnh

Trước đây, nhiều người còn e ngại khi tham gia BHYT, bởi thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian. Bởi lẽ, nếu muốn được hưởng tỷ lệ thanh toán cao nhất, người bệnh phải xin giấy giới thiệu từ tuyến dưới để được khám chữa bệnh hưởng BHYT ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Với quy định mới này, từ 01/01/2021, người dân được trực tiếp đến khám tại tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh trên phạm vi cả nước mà không cần giấy chuyển tuyến. Điều này vừa đảm bảo được tính kịp thời để chữa trị cũng như giảm bớt thủ tục giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức.

- Đi làm xa, cư trú ngoại tỉnh được khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi

Hiện nay, có một bộ phận không nhỏ người dân làm việc một nơi nhưng lại sinh sống một nơi ở các tỉnh khác nhau. Nếu không may bị ốm mà phải về đúng bệnh viện nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mới được hưởng quyền lợi cao nhất khiến họ khá thiệt thòi.

Tuy nhiên, từ 2021, khi chính sách thông tuyến tỉnh được thực hiện, người bệnh dù đăng ký khám chữa bệnh tại cơ sở y tế thuộc tỉnh khác vẫn được khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh nơi gần nhất mà vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi như trường hợp đúng tuyến nếu điều trị nội trú.

- Được lựa chọn khám chữa bệnh tại các bệnh viện tỉnh có chất lượng tốt hơn

Việc quy định được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trái tuyến tỉnh trên phạm vi cả nước giúp người dân có thể tự mình lựa chọn khám chữa bệnh điều trị nội trú ở bất kì tỉnh nào mà vẫn được đảm bảo quyền lợi về BHYT.

Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh có chất lượng điều trị cũng như phục vụ bệnh nhân tốt hơn để đảm bảo bản thân được chăm sóc tốt nhất.

- Thúc đẩy các cơ sở khám, chữa bệnh tăng chất lượng khám, chữa bệnh để thu hút người bệnh

Chính sách này cũng góp phần thúc đẩy các cơ sở khám chữa bệnh phải tăng cường chất lượng khám, chữa bệnh cũng như chất lượng phục vụ để sự cạnh tranh với các cơ sở khác và thu hút bệnh nhân. Theo đó, người bệnh sẽ gián tiếp được hưởng lợi từ việc này. Khi đến khám, chữa bệnh sẽ được áp dụng công nghệ tiên tiến hơn, được y bác sĩ chăm sóc tận tình hơn.

Nguồn: [luatvietnam.vn]

Thời gian gần đây, có khá nhiều người bệnh thắc mắc về chính sách thông tuyến tỉnh trong điều trị nội trú đối với khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế [BHYT] được thực hiện từ ngày 1/1/2021.

Câu hỏi: Vậy, chính sách mới về thông tuyến tỉnh bảo hiểm y tế là gì?

Trả lời: Từ ngày 01/01/2021, người tham gia BHYT vào điều trị nội trú không đúng tuyến tại các bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT như đi khám chữa bệnh đúng tuyến.


Câu hỏi: Người bệnh có thẻ BHYT tự đi khám vượt tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh có được bảo hiểm chi trả chi phí khám bệnh không?

Trả lời: Quy định này không áp dụng cho khám chữa bệnh ngoại trú. Vì vậy, người bệnh tự đi khám vượt tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả cho các chi phí khám và điều trị ngoại trú.

Câu hỏi: Bây giờ thông tuyến bảo hiểm rồi thì người bệnh khi đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh có cần xin giấy chuyển tuyến không?

Trả lời:
          - Người bệnh điều trị nội trú, không cần xin giấy chuyển tuyến, người bệnh được hưởng BHYT cho phần điều trị nội trú. Tuy nhiên, đối với người bệnh điều trị bệnh dài ngày, chi phí lớn, cần xin giấy chuyển BHYT để được hưởng chế độ miễn cùng chi trả.

          - Người bệnh khám, chữa bệnh ngoại trú cần xin giấy chuyển tuyến để được hưởng BHYT.

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa của Thành phố, đồng thời là bệnh viện tuyến cuối chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành ung bướu. Theo chính sách thông tuyến tỉnh BHYT, bệnh nhân BHYT điều trị nội trú các bệnh chuyên khoa ung bướu sẽ được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.

Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021

Bệnh viện thông báo đến Quý người bệnh có sử dụng BHYT khi đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện trong giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022 như sau: - Từ ngày 01/01/2022: Người bệnh BHYT khám bệnh ngoại trú, điều trị ngoại trú phải có giấy chuyển tuyến đúng tuyến ký năm 2022. Giấy hẹn khám lại có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại. - Giấy chuyển tuyến các trường hợp bệnh mãn tính theo Phụ lục 1 Thông tư số 40/2015-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế ký ngày 16/12/2021 được sử dụng đến hết năm dương lịch 2022.

- Thẻ BHYT có giá trị đến ngày 31/12/2021 khi khám, chữa bệnh ngoại trú trong tháng 12/2021 vẫn được kê đơn cấp thuốc theo chỉ định của bác sĩ và liệu trình điều trị [tối đa 30 ngày].

 HƯỚNG DẪN VỀ GIẤY CHUYỂN CHUYỂN TUYẾN BHYT ĐÚNG TUYẾN:

Trường hợp 1: Người bệnh có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại TPHCM

- Nếu thẻ BHYT có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là tuyến 3/4: Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến 3 [quận/huyện] trở lên, chuyển đúng tuyến đến BV ĐHYD TPHCM. - Nếu thẻ BHYT có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là tuyến 2: Giấy chuyển tuyến từ nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ, chuyển đúng tuyến đến BV ĐHYD TPHCM.

- Trường hợp người bệnh nhập cấp cứu tại bệnh viện khác [không phải nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu] và chuyển đến BV ĐHYD TPHCM để điều trị tiếp, sẽ được xác nhận BHYT đúng tuyến tiếp tục. Sau khi xuất viện, người bệnh được hẹn tái khám:

  • Trường hợp thẻ BHYT có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là tuyến 3/4: Không cần làm lại giấy chuyển tuyến
  • Trường hợp thẻ BHYT có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là tuyến 2: Làm lại giấy chuyển tuyến từ nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu chuyển đến BV ĐHYD TPHCM để tái khám

- Người bệnh có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện Trưng Vương: Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến quận/huyện hoặc bệnh viện Nguyễn Trãi. [Áp dụng từ ngày 29/6/2021 cho đến khi có thông báo mới].

Trường hợp 2: Người bệnh có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các tỉnh khác phải có giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến 2 [tuyến tỉnh/ thành phố] trở lên. 

Ngoại trừ các bệnh viện tuyến 3 đã có công văn được phép chuyển thẳng đến TPHCM, không thông qua tuyến tỉnh, bao gồm: - Kiên Giang: Trung tâm y tế  [TTYT] Phú Quốc; - Tây Ninh: TTYT Trảng Bàng chuyển một số bệnh theo quy định; - Tỉnh Long An: Bệnh viện Tâm Thần Long An, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, Bệnh viện đa khoa khu vực Cần Duộc, Bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, TTYT Cần Đước, TTYT Bến Lức, TTYT Đức Huệ và Bệnh viện đa khoa Long An Segaero;

- Tỉnh Hậu Giang: Bệnh viện đa khoa Ngã bảy, TTYT Châu Thành, TTYT Châu Thành, TTYT huyện Châu Thành A, TTYT huyện Phụng Hiệp, TTYT thị xã Long Mỹ, TTYT huyện Long Mỹ, TTYT huyện Vị Thủy, Bệnh viện đa khoa số 10,Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản đối với người bệnh đã, đang điều trị các bệnh lý ung thư đại tràng, giáp và có lịch hẹn khám tại BV ĐHYD TPHCM


- Tỉnh Bình Dương: Giấy chuyển tuyến từ các TTYT, bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương. [Áp dụng từ ngày 05/10/2021 đến khi có thông báo mới].
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

- Đơn vị Bảo hiểm Y tế BV ĐHYD TPHCM - Cơ sở 2

- Điện thoại [84.28] 39555548 - nội bộ 114 [trong giờ hành chính].

Trân trọng ./.

Video liên quan

Chủ Đề