Hướng dẫn hack thẻ cào viettel năm 2024

Những ngày qua, cư dân mạng đua nhau chia sẻ một đoạn thông tin với tiêu đề "Cách hack tiền thẻ cào Viettel" trên khắp các trang mạng xã hội. Nội dung cho biết: Viettel đã bị một nhóm hacker tấn công phá hủy nhiều phần mềm, nhóm này đã tạo virút và gây ra lỗ hổng cho nên chúng ta có thể nạp thẻ gấp nhiều lần giá trị của nó. Để tăng thêm độ tin cậy, chủ nhân của đoạn chia sẻ trên còn cho biết: "Tớ đã nạp được 2 thẻ 200.000 đồng rồi, nên tới chia sẻ mọi người biết".

Theo đó, chủ nhân của đoạn chia sẻ trên đã chỉ rõ ba bước để có thể hack tiền của thẻ cào Viettel như: Bước một, chuẩn bị một thẻ điện thoại Viettel mệnh giá 50.000. Bước hai, ấn *103*84983147234*mã thẻ# rồi ấn nút gọi. Mã số 84983147234 là mã hack do hacker Trung Quốc tạo ra. Cuối cùng, chờ một phút sau đó sẽ được cộng tiền vào tải khoản.

Hướng dẫn hack thẻ cào viettel năm 2024
Dân mạng chia sẻ nhan nhản nội dung dạy cách hack tiền thẻ cào Viettel.

Được biết, số tiền mà chủ thuê bao nhận được sẽ gấp 10 lần giá trị thẻ nạp, chẳng hạn, chủ thuê bao nạp thẻ 50.000 đồng sẽ nhận được 500.000 đồng trong tài khoản...

Trước những thông tin trên, PV Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ trực tiếp với đại diện Viettel. Trao đổi với PV, chị Lê Mai - đại diện phòng truyền thông Viettel cho biết: “Cú pháp mà đối tượng nhắc tới là: *103*84982844293*mã thẻ

OK thực chất là một dịch vụ của Viettel cho phép khách hàng có thể tặng/nạp thẻ hộ cho số thuê bao khác của Viettel, trong đó số 84982844293 chính là số của đối tượng lừa đảo”.

Theo đó, đại diện phía truyền thông Viettel nhấn mạnh: “Trong trường hợp này, Viettel khẳng định chủ thuê bao số 84982844293 đã lợi dụng dịch vụ của Viettel để lừa đảo tài khoản của các số thuê bao khác (hướng dẫn khách hàng nạp thẻ cho số của mình)”.

Chia sẻ về biện pháp xử lý với những trường hợp này, chị Mai cho biết: “Khi phát hiện hoặc tiếp nhận phản ánh từ các khách hàng về tình trạng lừa đảo tài khoản như trên, Viettel sẽ chặn một chiều thuê bao có dấu hiệu lừa đảo, phối hợp với các cơ quan pháp luật để xử lý các đối tượng có hành vi lừa đảo tài khoản”.

“Qua đây Viettel khuyến cáo tới các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của mạng Viettel cần lưu ý không thực hiện theo các hướng dẫn từ các nguồn không chính thống để tránh bị lừa đảo ngoài ý muốn”, chị Mai khuyến cáo.

Được biết, chiêu thức này đã được những kẻ gian sử dụng khá nhiều lần. Với âm mưu đánh vào sự "nhẹ dạ cả tin" của khách hàng để trục lợi.

Lợi dụng các kỳ khuyến mại thẻ nạp đối với thuê bao trả trước của nhiều nhà mạng lớn, thời gian gần đây, nhiều trang web đã loan tin về thủ thuật hack (bẻ khóa) mã số thẻ nạp điện thoại để nhận được siêu khuyến mại vào tài khoản.

Lợi dụng các kỳ khuyến mại thẻ nạp đối với thuê bao trả trước của nhiều nhà mạng lớn, thời gian gần đây, nhiều trang web đã loan tin về thủ thuật hack (bẻ khóa) mã số thẻ nạp điện thoại để nhận được siêu khuyến mại vào tài khoản. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng về cách thức nên dù đã được cảnh báo nhưng đã có không ít người tiêu dùng sập bẫy lừa và mất tiền oan.

Hướng dẫn hack thẻ cào viettel năm 2024

Không khó để tìm thấy những trang hướng dẫn hack tài khoản nạp tiền ĐTDĐ trên mạng.

Bẻ khóa bất kể mạng nào ?!

Hiện nay, không khó để có thể vào được một trang web, mạng xã hội hướng dẫn cách hack thẻ cào nạp tiền điện thoại di động. Chỉ cần gõ từ khóa “hack thẻ cào” sẽ xuất hiện rất nhiều những trang web giả mạo để lừa tiền như hackthecao.com, diendan.mgo.vn, kenhsinhvien.net... Không như những chiêu lừa “truyền thống” như: gửi tin nhắn vào số điện thoại mạo danh của tổng đài, tin nhắn trúng thưởng... vốn đã được nhiều người cảnh giác, các trang web hướng dẫn hack thẻ cào đưa ra những thông tin khá tin tưởng và rất cụ thể. Vào thử một trang web mang tên hackthecao.com, phóng viên SK&ĐS đã thấy giao diện hiển thị trên màn hình gần giống như trang chủ của nhà mạng Viettel, ngay sau đó là những lời chào mời, giới thiệu về cách hack online rất tiện dụng, chỉ cần có mã thẻ chưa nạp của Viettel (ở đây là mệnh giá 50.000 trở lên). Với thẻ có mệnh giá 50.000 đồng, khi hack, trong tài khoản chính sẽ có 4 triệu đồng, thẻ 100.000 đồng hack sẽ được 8 triệu trong tài khoản chính và 400.000 đồng trong tài khoản phụ (những thẻ mệnh giá cao hoặc thấp hơn không hỗ trợ).

Tìm hiểu sâu hơn, phóng viên được chủ những trang web hướng dẫn hack thẻ cào cho biết, với mạng Viettel, chỉ cần 1 sim điện thoại hoạt động trên 450 ngày (15 tháng, những sim này được Viettel đưa vào mã bảo vệ tài khoản chuyển tiền trên sever quản lý), sau đó soạn tin MK gửi 136 lấy mật khẩu chuyển tiền, tiếp theo gọi đến 900, nhấn phím 3 đổi mật khẩu chuyển tiền về dãy số 101... Điều quan trọng là trong sim của bạn phải có nhiều hơn 32.000 đồng. Cuối cùng, soạn tin theo cú pháp *136*mật khẩu sever*mã PIN*mã PUK#. Sau đó sẽ có tin nhắn trả lời và tài khoản chính sẽ được cộng tiền. Lý giải cho việc phải đổi mật khẩu chuyển tiền là mã số tham gia vào quá trình làm rối loạn hệ thống cung cấp thẻ nạp của Viettel nhằm mục đích đưa virus Trojan Horse xâm nhập vào hệ thống của Viettel lấy cắp thông tin thẻ nạp chuyển về máy chủ server riêng. Máy chủ xử lý thông tin sau đó gửi lại máy chủ tổng đài Viettel và được gửi về số điện thoại bạn qua tin nhắn SMS từ tổng đài 198. Ngoài ra, mã PIN và mã PUK là hai dãy số cố định sẽ được những admin của trang web này cho và bắt buộc phải dùng chúng trong quá trình hack thẻ nạp. Bóc mẽ trò lừa này, một chuyên gia an ninh mạng cho biết, mã PIN được cho có 14 số (00841679...) thì 0084 là mã điện thoại của Việt Nam, còn dãy số đằng sau là số điện thoại của kẻ lừa đảo, mã PUK chính là số tiền mà bạn chuyển.

Nhà mạng nói gì

Trao đổi về vấn đề trên, bà Hoàng Thị Tuyết Mai - Phó Trung tâm Chăm sóc khách hàng Viettel cho biết, nhiều đối tượng đã lừa đảo khách hàng dưới dạng 1 dịch vụ mà Viettel đang cung cấp. Cụ thể ở đây là dịch vụ gửi/tặng thẻ nạp cho khách hàng khác đối với thuê bao trả trước. Thật ra, đây là một cú pháp giữa hai điện thoại di động, lợi dụng điều này, một số đối tượng xấu đã thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng gửi mã nạp thẻ đến trực tiếp số điện thoại của người này chứ không phải nạp tiền cho khách hàng. Qua trên có thể thấy, việc hack được vào hệ thống để hưởng siêu khuyến mại là hoàn toàn không thể, thực chất của cú pháp này là việc thay số điện thoại gồm 10 hoặc 11 chữ số bắt đầu bằng số 0 bằng mã quốc gia 84, ví dụ 8416493-46-164 để phức tạp hóa dãy số mà hacker tự gọi là mã code. Đối với các dịch vụ viễn thông cho thuê bao trả trước như tặng tiền, chia sẻ tài khoản, không phải ai cũng chú ý đến cú pháp này và sẽ dễ làm theo nếu cả tin. Theo nhà mạng, Viettel cung cấp dịch vụ chia sẻ tài khoản iShare qua cú pháp 136 thì thuê bao tặng chỉ có thể tặng tiền với giá trị là bội số của 10, các giá trị khác sẽ không thể thực hiện được. Vì vậy, các khách hàng cần cẩn trọng, tránh tin tưởng làm theo các cú pháp lạ. Bà Hoàng Thị Tuyết Mai khuyến cáo tất cả các khách hàng, đặc biệt là các thuê bao trả trước là khi tiếp nhận các thông tin thì cần tiếp nhận từ các nguồn chính thống, ví dụ như Viettel thì có các nguồn trên web của Viettel. Khách hàng phải bảo vệ mình bằng việc nhận những thông tin chính thống và khi có bất kỳ thông tin nào thì cẩn thận gọi lại tổng đài. Tuy nhiên, theo đánh giá của chính nhà mạng thì tương đối khó để kiểm soát các hình thức lừa đảo này do không phải thuê bao bị mắc lừa nào cũng gọi điện lại để phản ánh lại cho nhà mạng. Vì vậy, nên chăng ngoài việc khuyến cáo tới khách hàng tự bảo vệ mình về các kỳ khuyến mại hay trúng thưởng, các nhà mạng tăng cường theo dõi các nguồn thông tin trên các web diễn đàn và mạng xã hội để nhanh chóng tuyên truyền tới người sử dụng khi phát sinh các vụ việc trên.

Trước thực trạng trên, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao – Bộ Công an cho biết, tùy vào từng trường hợp cụ thể, Cục sẽ tiến hành điều tra. Theo đó, các trang web lừa đảo có thể bị xử phạt hành chính hoặc nếu có dấu hiệu lừa đảo sẽ bị xử lý hình sự.