Hướng dẫn check số km xe máy qua cổ pô năm 2024

Một trong những bước quan trọng không thể bỏ qua khi mua xe cũ là kiểm tra xe xem có bị tua ngược đồng hồ Odo không.

Hướng dẫn check số km xe máy qua cổ pô năm 2024
Việc kiểm tra Odo giúp bạn xác định được tuổi thọ và đánh giá chính xác mức độ sử dụng của xe. Ảnh: Lâm Anh

Odo là gì?

Odo là viết tắt của từ tiếng Anh “Odometer”, để chỉ đồng hồ đo độ dài quãng đường phương tiện đi được. Tại Việt Nam, linh kiện này được biết đến phổ biến với cái tên công-tơ-mét.

Dựa vào chỉ số hiển thị trên Odo, người sử dụng phương tiện có thể nắm được ôtô hoặc xe máy đã đi được quãng đường dài bao nhiêu km. Thông tin này vô cùng hữu dụng bởi nó giúp bạn xác định được thời điểm phương tiện cần được bảo trì và thay dầu.

Cách kiểm tra xe có bị tua ngược đồng hồ Odo không?

Kiểm tra lịch sử xe: Bạn có thể thông qua giấy tờ mua xe và các cuộc trò chuyện với chủ xe để biết chính xác thời điểm mua xe, từ đó có thể tính được số km trung bình tương ứng với số năm đã đi.

Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng xe: Trong thời gian sử dụng xe, các chủ sở hữu thường đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ tại các garage xe. Và hoạt động đó sẽ được các thợ bảo dưỡng ghi lại thông tin trong sổ nhật ký bao gồm: Số km, thời gian, nội dung bảo dưỡng/sửa chữa…

Kiểm tra các chi tiết trên xe: Các chi tiết máy, động cơ và đặc biệt là phần gầm xe đối với ôtô được đánh giá là yếu tố quan trọng giúp bạn đưa ra nhận định chỉ số trên odo có đúng không.

So sánh mức độ hao mòn: Kiểm tra tổng thể của chiếc xe, mức độ hao mòn. Theo đó, xe càng di chuyển nhiều thì các phụ tùng càng cũ. Ốc vít đã được thay mới hay lốp xe có mòn, bề mặt phanh đĩa,... Qua các chi tiết này cũng có thể đánh giá mức độ sử dụng xe của chủ cũ.

Người mua thường muốn một chiếc xe chạy ít nên để được giá, giới kinh doanh xe cũ thường tua công-tơ-mét.

Tranh cãi mua xe cũ bị tua công-tơ-mét xảy ra giữa người dùng và đơn vị bán xe-Anycar mới đây thực tế không còn mới, điều này vốn đã diễn ra hàng chục năm qua trên thị trường mua, bán xe cũ, nơi việc tua công-tơ-mét (odometer - odo) trở thành thói quen, như một dạng "luật bất thành văn".

Vì sao xe cũ bị tua odo?

Theo những người bán xe cũ lâu năm, với khách hàng mua xe cũ, tâm lý thông thường luôn muốn tìm những chiếc xe lăn bánh càng ít càng tốt. Số km dù không phản ánh hoàn toàn chất lượng một chiếc xe, nhưng những chiếc xe chạy ít đồng nghĩa rủi ro cũng ít hơn. Chưa kể những chi tiết, bộ phận hao mòn trên xe phụ thuộc lớn vào quãng đường đi được.

Một ôtô có thể lăn bánh nhiều nhưng không đồng nghĩa chất lượng không tốt nếu được bảo dưỡng, chăm sóc đều đặn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngược lại, ôtô lăn bánh ít nhưng chủ xe vận hành trong điều kiện đường sá phức tạp, ít quan tâm bảo dưỡng... tiềm ẩn nhiều rủi ro không kém xe đi nhiều.

Những mẫu xe cũ chạy càng ít càng dễ bán và giá trị thanh khoản cao hơn so với xe cùng đời, cùng mẫu mã nhưng chạy nhiều. Điều này khiến các chủ xe hoặc đơn vị kinh doanh xe cũ tua odo để bán xe được giá hơn. Không có thống kê chính xác, nhưng một số chủ showroom xe cũ ước tính gần như tất cả xe bán qua môi giới là có tua odo, số ít những xe do người dùng chủ động bán, không quá quan trọng số tiền thu về thì không tua.

Những xe nào không bị tua odo?

Tuy bất cứ dòng xe nào từ phổ thông tới hạng sang đều có thể bị tua odo trên thị trường xe cũ, vẫn có một vài loại xe khó bị tua, hoặc không bị tua, theo chia sẻ của những người buôn xe cũ như sau:

Nhóm đầu tiên là xe cũ có tuổi đời 12-20 năm. Những xe này rất dễ nhận ra tình trạng xuống cấp của các linh kiện, bộ phận theo xe. Giá trị thanh khoản của xe cũng khá thấp, nên việc tua odo không mang lại lợi nhuận cho người bán.

Thứ hai là xe Mercedes, VinFast. Hầu hết xe Mercedes đều có hộp đen nên việc tua odo, khi check hãng, dễ dàng bị phát hiện. Với xe VinFast có vòng đời còn khá thấp (hãng bán xe từ 2019), việc tua odo sẽ khiến khách mất bảo hành nếu bị phát hiện.

Thứ ba là những xe không có phần mềm cho phép can thiệp vào odo như Honda City 2022, Mazda3, CX-3, CX-30 các đời từ 2019 trở đi. Hoặc với những xe siêu sang như của Bentley có chi phí tua odo đắt, khoảng 100 triệu đồng.

Bên cạnh những cái tên kể trên, số ít xe không bị tua odo đến từ người dùng sử dụng ít, xe có lịch sử bảo dưỡng chính hãng, chăm sóc rõ ràng.

Làm gì để tránh rủi ro chọn xe bị tua odo?

Khách hàng thông thường có ít kinh nghiệm khi chọn mua xe cũ. Để hạn chế rủi ro chọn nhầm xe bị tua odo, người dùng có thể kiểm tra xe thông qua đại lý chính hãng để biết lịch sử bảo dưỡng xe, nhờ thợ có kinh nghiệm đánh giá. Bên cạnh đó, có thể kiểm tra những hao mòn của nội thất, lốp, các thiết bị thay thế... Ví dụ xe mới chạy 1-2 năm, lốp đã thay, quãng đường lăn bánh có thể đạt 50.000-70.000 km nhưng odo 30.000 km có thể đặt nghi vấn. Cuối cùng, người mua có thể để ý các yếu tố kỹ thuật đặc thù. Ví dụ, các xe Ford Focus thường hỏng chân máy sau 60.000-80.000 km. Nếu xe đã thay bộ phận này nhưng odo báo 30.000-40.000 km có thể xe đã bị tua odo.

Tua công-tơ-mét ở Việt Nam hiện nay chưa có chế tài xử lý, trong khi ở nước ngoài, người tua có thể phải đi tù đồng thời nộp phạt số tiền lớn. Theo những người buôn xe cũ, ngoài việc có chế tài xử phạt nếu bị phát hiện, nạn tua odo có thể giảm bớt nếu từ các hãng xe có những biện pháp kỹ thuật để can thiệp, phát hiện kịp thời ngay khi kiểm tra.

Đồng hồ trên xe máy do gì?

Odo xe máy là đồng hồ đo quãng đường mà chiếc xe máy di chuyển, hiển thị cho người dùng biết tổng số km đã đi được, là viết tắt của Odometer. Odo xe máy còn có công dụng giúp chủ xe biết được số km xe đã chạy để canh thời điểm thay nhớt, bảo dưỡng xe máy.

Công tơ mét xe máy là gì?

Dây công tơ mét hay còn gọi là dây đồng hồ xe máy . Tính năng: Dây công tơ mét xe máy là một bộ phận quan trọng trên xe máy giúp người lái có thể kiểm soát được tốc độ di chuyển của mình khi lưu thông trên đường, tránh trường hợp đi quá nhanh hay vượt quá tốc độ tại đường hạn chế.

Làm sao để biết xe máy đi được bao nhiêu km?

Có cách duy nhất là nếu xe cụ đưa vào hãng hoặc garage kiểm tra, họ sẽ cập nhật lại số km khi làm dịch vụ.

Tua ODO là gì?

Odo là viết tắt của từ Odometer – đồng hồ đo quãng đường đã đi của xe. Phụ kiện này được lắp đặt trên cả ô tô và xe máy. Bằng cách theo dõi chỉ số Odo, tài xế có thể biết được quãng đường đã đi được và tự động tính toán thời gian bảo trì, bảo dưỡng cho chiếc xe của mình.