Hướng dẫn bình sai gps bằng dpsurvey năm 2024

1. Giao diện chương trình

2. Chức năng của chương trình

Chương trình bình sai lưới độ cao tự do: Cho phép soạn thảo, tính toán bình sai chặt chẽ lưới độ cao [theo nguyên lý số bình phương nhỏ nhất]. Lưới được bình sai theo phương pháp bình sai gián tiếp kèm điều kiện, ẩn số là độ cao các điểm cần xác định.

  • Bình sai lưới độ cao theo chiều dài tuyến đo.
  • Bình sai lưới độ cao theo số trạm máy trên một tuyến đo.
  • Chương trình cho phép kiểm tra các tuyến đo trước khi đưa vào tính toán bình sai.
  • Đánh giá độ chính xác độ cao tất cả các điểm, đánh giá độ chính xác chất lượng trị đo.
  • Kết quả bình sai được trình bày dạng bảng theo quy định.
  • Chương trình có thể bình sai các mạng lưới lớn, tốc độ xử lý nhanh.

3. Chức năng của các menu, nút lệnh

Chương trình có các menu, các nút lệnh và các nút tùy chọn với các chức năng sau:

*Menu Thao tác tệp : Gồm các menu con sau:

  • Tạo lưới mới: Chức năng tạo mới chương trình, các dữ liệu trong bảng, trong các hộp nhập được xóa trắng để bắt đầu nhập số liệu cho một lưới mới.
  • Đọc số liệu từ tệp: Chương trình cho phép nhập số liệu trực tiếp theo các bảng, các ô nhập, song cũng có thể đọc số liệu từ môt tệp số liệu đã có sẵn [được nhập theo đúng định dạng]. Cách soạn thảo một tệp số liệu được trình bày ở cuối trang.
  • Ghi số liệu ra tệp: Chức năng ghi số liệu được nhập trong các, các bảng của chương trình ra tệp theo đúng định dạng. Thuận tiện khi chạy lại lưới vì khi đó ta không phải nhập lại số liệu, mà thay bằng lệnh Đọc số liệu từ tệp.
  • Xuất độ cao điểm ra tệp: Sau khi bình sai xong muốn ghi độ cao ra tệp ta sử dụng menu chức năng này. Kết quả ta sẽ nhận được một tệp chứa tên và độ cao các điểm trong lưới.
  • Thoát: Thoát khỏi chương trình đang chạy

*Menu Kiểm tra lưới: Gồm các menu con sau:

  • Tính khái lược: Trước lúc bình sai chặt chẽ phải chạy chức năng này để kiểm tra sơ bộ kết quả đo. Phát hiện sai số thô do vào số liệu hoặc chỉ ra tuyến đo sai để tiến hành đo lại.
  • Kiểm tra tuyến: Kiểm tra các sai số khép của tuyến đo. Có thể kiểm tra với các dạng tuyến đo sau:

* Tuyến đo nối từ một điểm gốc tới một điểm gốc khác.

Các điểm trong tuyến lần lượt là: A 1 2 3 B

* Tuyến đo khép kín [tuyến nối từ 1 điểm gốc tới 1 chính điểm gốc đó]

Các điểm trong tuyến lần lượt là: A 1 2 3 4 5 A

Chú ý: Phải nhập số liệu đầy đủ trước khi chạy menu này. Khi chạy xuất hiện bảng sau:

Cột tên điểm trong lưới tự động load tất cả các tên điểm có trong lưới rất thuận tiện cho việc nhập tuyến kiểm tra. Dưới đây là chức năng của các nút lệnh dùng để soạn thảo các tuyến kiểm tra.

  • Nút lệnh Thêm điểm: Thêm điểm đang được trỏ tới bên cột "Tên điểm trong lưới" vào danh sách các điểm trên tuyến. Ta cũng có thể thêm điểm bằng cách kíck đúp chuột vào tên điểm trong phần "Tên điểm trong lưới" tên điểm sẽ được cập nhật vào tuyến kiểm tra. Hoặc khi đánh tên điểm sau đó nhấn Enter hoặc cũng có thể nhập trực tiếp tên điểm vào danh sách các điểm trên tuyến.
  • Nút lệnh Xoá điểm: Xoá một điểm hiện con trỏ chuột đang trỏ tới trên một tuyến đo.
  • Nút lệnh Đọc tuyến đọc tuyến đã có sẵn từ một tệp số liệu, định dạng của tệp này như sau:

ĐỊNH DẠNG TỆP SỐ LIỆU

GIẢI THÍCH

kDòng 1 ghi tổng số tuyến trong lưới [k]nt1nt1: Số điểm trong tuyến thứ nhấtTendiem1

Tendiem1 : Tên các điểm trên tuyến 1 [mỗi tên điểm lằm trên một dòng, tổng số dòng bằng tổng số điểm trên tuyến kiểm tra]

nt2nt2: Số điểm trong tuyến thứ haiTendiem2Tendiem2 : Tên các điểm trên tuyến 2 [mỗi tên điểm lằm trên một dòng, tổng số dòng bằng tổng số điểm trên tuyến kiểm tra]........................................ntkntk: Số điểm trong tuyến thứ haiTendiemkTendiemk : Tên các điểm trên tuyến k [mỗi tên điểm lằm trên một dòng, tổng số dòng bằng tổng số điểm trên tuyến kiểm tra]

  • Nút lệnh Lưu tuyến: Lưu các tuyến đo đã được nhập ở bảng ra tệp để thuận tiện khi chạy lại lưới. [tệp ghi ra có định dạng giống như bảng trên ].
  • Nút lệnh Thêm tuyến: Thêm một tuyến mới [thêm một cột mới để nhập các điểm trên tuyến]
  • Nút lệnh Kiểm tra: Tính toán kiểm tra các sai số khép của từng tuyến đo.
  • Nút lệnh Thoát: Thoát khỏi chức năng kiểm tra tuyến trở về cửa sổ chương trình bình sai.

*Menu Trợ giúp: Có menu con "Hướng dẫn sử dụng chương trình"

Hộp thoại Chọn thông số: Ta phải chọn các thông số sau:

  1. Các tiện ích soạn thảo số liệu của bảng

Các bảng nhập dữ liệu như: Nhập điểm gốc, nhập phương vị gốc, nhập góc đo, nhập cạnh đo... Các bảng nhập có các tiện ích soạn thảo như cắt, dán, sao chép, chèn hàng, xóa hàng, tự động sắp xếp tên điểm theo vần alphabet..v.v., cụ thể như sau:

  • Khi nhập điểm định vị [điểm nút]

* Menu nhập tên điểm tự động: có thể nhập phần tên điểm giống nhau của các tên điểm ví dụ GPS-1, GPS-2,...,GPS-n, trong đó phần tên điểm giống nhau là "GPS-".Mỗi khi nhấn phím Enter thì ô tiếp theo sẽ có sẵn chữ "GPS-" ta chỉ việc nhập thêm phần tên điểm còn lại ví dụ "1" ta có điểm GPS-1.

  • Khi nhập tuyến đo

* Khi nhập tuyến đo chương trình cũng cho phép tự động nhập phần tên điểm giống nhau hoặc tự động nhập tên điểm tiếp theo khi đo theo một tuyến liên tiếp.

+Tùy chọn "Tự động nhập tên cho cột 1,2": Chương trình sẽ nhập tên điểm tự động là "DC-" vào các cột 1 và 2 tương ứng với các cột nhập tên điểm đầu và điểm cuối của cạnh đo.

+Tùy chọn "Đoạn đo chênh cao[A-B, B-...]": Chương trình sẽ nhập tên điểm tự động cho cạnh hoặc phương vị tiếp theo ví dụ: Cạnh đo thư i là "DC-1" - "DC-2" thì cạnh đo thứ i+1 là "DC-2" - nếu ở ô nhập tên ta đánh "DC-" thì cạnh tiếp theo sẽ là "DC-2" - "DC-" vậy ta chỉ cần nhập thêm ví dụ "3" là ta có điểm "DC-3". Do đó việc soạn thảo được tự động cho phép ta soạn thảo nhan chóng và tránh được nhầm lẫn.

Ngoài ra trong quá trình soạn thảo các ô trong bảng chỉ cho phép nhập các ký tự có nghĩa. Ví dụ ô trong bảng nhập điểm gốc thì cột nhập độ cao H không cho phép nhập những ký tự là chữ cái, chỉ cho phép nhập số, do đó tránh được nhầm lẫn trong quá trình soạn thảo.

Chủ Đề