Học cấp 1 bao nhiêu năm?

Mấy tuổi học lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12? Theo luật phổ cập giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì độ tuổi đi học được tính như sau:

Mục lục

Cấp 1: Tiểu học cơ sở

  • 6 tuổi học lớp 1
  • 7 tuổi học lớp 2
  • 8 tuổi học lớp 3
  • 9 tuổi học lớp 4
  • 10 tuổi học lớp 5

Cấp 2: Trung học cơ sở

  • 11 tuổi học lớp 6
  • 12 tuổi học lớp 7
  • 13 tuổi học lớp 8
  • 14 tuổi học lớp 9

Cấp 3: Trung học phổ thông

  • 15 tuổi học lớp 10
  • 16 tuổi học lớp 11
  • 17 tuổi học lớp 12

Ngoài ra, cũng có thể áp dụng công thức tính năm sinh theo lớp như sau:

Năm sinh = Năm hiện tại – [ Lớp muốn tìm + 5]

Ví dụ: Lớp 11 sinh năm bao nhiêu? 2020 – [ 11 + 5 ] = 2004

Bảng tính năm sinh, tuổi theo lớp 2023

Năm sinhSố tuổiHọc lớpNăm 20176 tuổiLớp 1Năm 20167 tuổiLớp 2Năm 20158 tuổiLớp 3Năm 20149 tuổiLớp 4Năm 201310 tuổiLớp 5Năm 201211 tuổiLớp 6Năm 201112 tuổiLớp 7Năm 201013 tuổiLớp 8Năm 200914 tuổiLớp 9Năm 200815 tuổiLớp 10Năm 200716 tuổiLớp 11Năm 200617 tuổiLớp 12

Hy vọng, qua bài viết “Độ tuổi đi học ở Việt Nam” của Dr Khỏe Review bạn đã hiểu hơn về chủ đề này. Chúc bạn thành công.

Việc học sinh vào lớp 1 là vấn đề mà rất nhiều phụ huynh, gia đình dành nhiều sự quan tâm, lo lắng. Đây luôn là vấn đề thu hút nhiều sự chú ý của phụ huynh học sinh vào mỗi dịp cuối hè là khoảng thời gian chuẩn bị cho các bé vào lớp 1 cấp Tiểu học. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến quý phụ huynh học sinh một số thông tin liên quan đến chủ đề vào lớp 1 của học sinh Tiểu học.

  1. 1. Học sinh lớp 1 được chọn trường học ở đâu ?

- Trường học của học sinh luôn là những vấn đề được phụ huynh học sinh quan tâm sâu sắc. Có thể thấy rằng, trường học, môi trường học đường tốt là một trong những điều kiện mà nhiều phụ huynh quan tâm chú ý. Vì những điều kiện bên ngoài này có tác động rất lớn đối với quá trình giáo dục, phát triển của các em học sinh.

- Quyền của học sinh Tiểu học được quy định tại Điều 35 Điều lệ trường Tiểu học, học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng được lựa chọn học ở một trường trên địa bàn cư trú [thường trú hoặc tạm trú] của học sinh.

- Ở những Thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội,… có dân số rất đông, vì thế mà số lượng học sinh ở những khu vực thành phố này rất lớn. Việc này gây áp lực rất lớn đến những khu vực trường học, bệnh viện hoặc những khu vực công cộng. Đây là một trong những vấn đề gây ra khá nhiều sự tranh cãi trong các thủ tục nhập học của các em học sinh lớp 1.

- Việc có sổ tạm trú hay còn gọi là KT3 ở những khu vực thành phố lớn này không giúp các bé chắc chắn có cơ hội học tại những trường Tiểu học công lập. Vì thế, bên cạnh nhiều những trường Tiểu học công lập cũng có những trường Tiểu học tư thục, quốc tế được ra đời nhằm phục vụ nhu cầu học tập của các em học sinh, phụ huynh. Những trường tư thục, quốc tế có chi phí học tập cao hơn. Chương trình học, cơ sở vật chất có những sự khác biệt khá lớn so với những trường công lập vì thế mà phụ huynh nên có sự tham khảo, tìm hiểu thật kỹ để có sự chuẩn bị, định hướng tốt nhất cho con em mình.

- Khi tuyển sinh vào lớp 1, các trường Tiểu học thường ưu tiên cho những trẻ có hộ khẩu thường trú, tiếp theo là những bé có gia đình, hoàn cảnh thuộc đối tượng ưu tiên như con thương binh liệt sĩ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Sau đó mới xét đến các trường học các học sinh có hộ khẩu tạm trú.

- Nếu phụ huynh có mong muốn cho học sinh chuyển đến trường Tiểu học ngoài địa bàn cư trú thì phụ huynh cũng có thể thực hiện quyền này. Tuy nhiên, việc chuyển đến trường khác không phải nơi cư trú thì phụ huynh cần có được sự chấp nhận, khả năng tiếp nhận từ nhà trường nơi mà phụ huynh mong muốn chuyển đến.

  1. 2. Cách tính tuổi học sinh vào lớp 1

- Tại Điều 33, Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh vào học Tiểu học như sau:

+ Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.

+ Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi.

+ Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

- Như vậy, thông thường, trẻ em 6 tuổi sẽ được học lớp 1 và được tính theo năm. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt các em vẫn có thể học muộn hơn.

- Công thức để tính năm vào lớp 1 sẽ là: Năm sinh của bé vào lớp 1 + 6 = Năm học lớp 1. Ví dụ: Bé Nam sinh ngày 02/11/2013. Năm 2013 + 6 = 2019. Như vậy, đếm năm học 2019 – 2020, bé Nam có thể vào học lớp 1.

Xem thêm:

Gia sư dạy bé vào lớp 1

Gia sư lớp 1

Gia sư cấp 1

Gia sư Toán

Gia sư tiếng Anh

Gia sư dạy đàn Guitar Organ Piano Ukulele tại nhà

  1. 3. Một số trường hợp rút ngắn, học vượt lớp

- Quy định tại Điều 35 Điều lệ trường Tiểu học, mỗi học sinh Tiểu học đều có quyền được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban. Ngoài ra, học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.

- Những học sinh có điều kiện thể lực tốt về cân nặng, chiều cao,… và phát triển trí tuệ sớm thì phụ huynh có thể yêu cầu nhà trường xem xét để được rút ngắn thời gian thực hiện chương trình học, học vượt lớp.

Chủ Đề