Hoạch định nhu cầu năng lực sản xuất là gì

 Sản xuất là một trong những phân hệ chính của doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ, thu hút 70 – 80% lực lượng lao động của doanh nghiệp. Sản xuất trực tiếp tạo ra hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho thị trường, là nguồn gốc tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân và thúc đẩy xã hội phát triển. Cùng với chức năng Marketing và chức năng tài chính nó tạo ra “cái kiềng doanh nghiệp”, mà mỗi chức năng đó là một cái chân.

Hoạch định nhu cầu vật tư là một hoạt động quan trọng trong “chân kiềng sản xuất”. Nó là một hoạt động quản lý chuỗi cung ứng, là quá trình nhiều bước được sử dụng để tạo ra những dự báo đáng tin cậy. Hoạch định nhu cầu có hiệu quả giúp cải thiện tính chính xác của các dự báo doanh thu, điều chỉnh mức hàng tồn kho và tăng lợi nhuận.

MỤC ĐÍCH

Giới thiệu một cách hệ thống về bản chất của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, về hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và các phương pháp xác định kích cỡ lô hanhgf.

Nắm được bản chất, yêu cầu của hoạch định nguyên vật liệu

Biết xây dựng hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

Vận dụng được các phương pháp khác nhau để xác định kích cỡ lô hàng

NỘI DUNG

Tổng quan về hoạch định nhu cầu vật tư

  • Chi phí tồn kho
  • Quản lý vật tư
  • Dòng chảy vật tư tồn kho
  • Chiến lược định vị sản phẩm
    Hoạch định nhu cầu vật tư
  • Hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư
  • Hoạch định nhu cầu vật tư vòng kín
  • Hoạch định nguồn lực sản xuất
  • Hoạch định và kiểm soát năng lực
  • Hoạch định và kiểm soát sản xuất

     Dự báo nhu cầu

  • Các chính sách dự báo
  • Dự báo theo chuyển động trung bình.
  • Dự báo theo mùa.
  • Đo lường độ chính xác của dự báo nhu cầu.
  • Ảnh hưởng của việc dự báo sai.
  • Các biện pháp ứng phó khi dự báo sai

    Khi nào lên đơn hàng và đơn hàng bao nhiêu là phù hợp

  • Lead time đặt hàng
  • Điểm đặt hàng.
  • Tồn kho an toàn
  • Ngày tồn kho.
  • Đặt hàng theo từng lô
  • Đặt hàng theo giai đoạn
  • Sự phát triển của hệ thống MRP [Material Requirements planning]
  • Các vấn đề thường gặp trong hoạch định nhu cầu vật tư - giải pháp khắc phục.

LỢI ÍCH KHI THAM DỰ

Hoạch định là dự báo nhu cầu cho tương lai. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc dự báo nhu cầu. Làm thế nào để làm ra một dự báo có tính chính xác cao?

Hoạch định vật tư là phần công việc rất quan trọng trong chuỗi cung ứng. Khi nào thì lên kế hoạch đặt hàng và đặt hàng bao nhiêu? Khi nhu cầu thay đổi, thì phản ứng nhanh như thế nào để đáp ứng với sự biến động đó? Khóa học “ Hoạch định nhu cầu vật tư trong sản xuất” sẽ cung cấp cho bạn các kỹ năng, phương pháp trong việc làm kế hoạch dự báo nhu cầu và lập kế hoạch cung cấp hàng hóa. Các giải pháp để ứng với các tình huống trong các công tác  hoạch định.

GIẢNG VIÊN

Đội ngũ giảng viên không chỉ là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạch định nhu cầu vật tư trong quản trị sản xuất, am hiểu sâu sắc về quản trị nhân sự, điều hành doanh nghiệp mà còn là những người có tâm huyết góp phần thu hẹp khoảng cách, góp phần đưa doanh nghiệp Việt Nam lên một tầm cao hơn và hội nhập với thế giới.  

Ngày khai giảngLịch họcHọc phí tham dựHọc phí ưu đãiĐăng kýTheo yêu cầuThứ 7 - CN2.700.000 đ2.500.000 đĐăng kýĐiều kiện ưu đãi: Phí ưu đãi sẽ được áp dụng cho học viên đóng phí trước ngày khai giảng ít nhất 10 ngày hoặc cho nhóm học
viên đăng ký từ 5 người trở lên

Thời lượng: 4 buổi
Giờ học: 08h30 - 11h30 & 13h30 - 16h30

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Họach định sản xuất là quá trình đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng nhằm quyết định sản xuất cái gì, sản xuất khi nào, đồng thời quản lý các thay đổi liên quan đến nhu cầu sản phẩm .

Họach định sản xuất là quy trình họach định tạo được sự đồng thuận của mọi bộ phận chức năng liên quan trong tòan bộ tổ chức về những thay đổi. Những sự thay đổi trong kế họach sản xuất  sẽ tự động dẫn dến những sự thay đổi trong các kế họach cấp thấp hơn.

Họach định sản xuất giúp lãnh đạo định hướng chiến lược nhằm đạt đựơc lợi thế cạnh tranh qua tích hợp các kế họach tiếp thị định hướng khách hàng cho các sản phẩm hiện có hay sản phẩm  mới với việc quản lý  chuỗi cung ứng.

Họ sản phẩm là tập hợp các sản phẩm  có đặc tính tương tự, Họach định sản xuất cân bằng giữa nhu cầu và năng lực hệ thống sản xuất ở mức họ sản phẩm. Thời gian họach định thường khỏang 1 năm , chu kỳ họach định thường là hàng tháng. Họach định sản xuất cung cấp ràng buộc cho lịch sản xuất, là kế họach chi tiết hơn cho từng sản phẩm với thời gian lên lịch ngắn hơn, thường là hàng tuần hay hàng ngày.

Họach định sản xuất là quá trình họach định tổng hợp nhằm cân bằng cung cầu, thỏa nhu cầu khách hàng với thời gian và nguồn lực tối thiểu. Họach định sản xuất bắt đầu từ dự báo doanh số cập nhật trong năm tới. Các yêu cầu gia tăng hay giảm mức tồn kho hay lượng đơn hàng chậm được thêm vào hay bớt ra để có kế họach sản xuất.

Họach định sản xuất đảm bảo sự đồng bộ giữa các kế họach thành phần, bao gồm kế họach kinh doanh hàng năm, kế họach tài chánh, kế họach tiếp thị, kế họach sản xuất, kế họach phát triển sản phẩm, kế họach nhân lực. Kế họach sản xuất đồng bộ với kế họach bán hàng, kế họach  tài chánh hòa hợp với kế họach sản xuất , kế họach  bán hàng, kế họach  kinh doanh, …

Lợi ích của quá trình họach định bao gồm:

  • Tạo kế họach chung cho tòan bộ tổ chức.
  • Tạo kế họach giá trị và thực tế.

Kế họach chung cho tòan bộ tổ chức, với sự hòa hợp giữa các bộ phận chức năng. Kế họach giá trị do phù hợp với chiến lược sản xuất và được ra quyết định bởi lãnh đạo, kế họach thực tế vì được kiểm tra khả thi qua chuỗi các kiểm tra thực tế.

a.         Mục tiêu họach định sản xuất

Họach định sản xuất thiết lập tốc độ sản xuất nhằm duy trì, tăng hay giảm mức tồn kho hay lượng đơn hàng chậm  đồng thời giữ ổn định nguồn nhân lực. Thời gian họach định phải đủ để họach định, máy móc, phương tiện, nhân lực, tài chánh nhằm thực hiện kế họach sản xuất. Kế họach sản xuất ảnh hưởng đến các bộ phận chức năng khác của tổ chức, đồng thời được họach định từ thông tin của các bộ phận chức năng.

Các mục tiêu Họach định sản xuất bao gồm:

  • Thiết lập và đồng thuận giữa kế họach bán hàng và kế họach sản xuất.
  • Đảm bảo kế họach thực tế và giá trị. Đảm bảo nguồn lực sẳn có đáp ứng được nhu cầu với chi phí cực tiểu. Đảm bảo các kế họach hỗ trợ cho kế họach chiến lược sản xuất đã thiết lập.
  • Tích hợp sản xuất với các họat động của kế họach kinh doanh.
  • Tập trung vào các mục tiêu sản xuất của tổ chức.
  • Xác định các mục tiêu quản lý về tốc độ sản xuất, mức tồn kho, mức đơn hàng chậm, năng lực sản xuất , nhân lực và các nguồn lực khác.

b.         Yếu tố ảnh hưởng họach định sản xuất

Các yếu tố ảnh hưởng đến họach định sản xuất bao gồm:

  • Nhận thức của quản lý.
  • Tình trạng của thị trường.
  • Ngân sách và tài chính.

Nhận thức của quản lý bao gồm các nhận thức về phương hướng kinh doanh, về ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô. Các tình trạng của thị trường bao gồm nhu cầu khách hàng, các họat động của đối thủ cạnh tranh. Các kế họach hay họat động hoạch định ngân sách và tài chính của tổ chức cũng ảnh hưởng đến kế họach sản xuất.

c.         Quá trình hoạch định sản xuất

Quá trình hoạch định sản xuất có đầu vào là mục tiêu kinh doanh, tình trạng thị trường, nguồn lực tài chánh, năng lực thiết kế sản phẩm  mới; và đầu ra là kế họach sản xuất cùng tập các kế họach liên quan bao gồm kế họach bán hàng, , kế họach tài chánh, kế họach vận chuyển , kế hoạch tồn kho, đơn hàng chậm, kế họach nghiên cứu  phát triển, kế họach phát triển sản phẩm  mới.

Quá trình họach định sản xuất cần lưu ý các điểm quan trọng sau:

  • Kế họach sản xuất là tốc độ sản xúât hàng tháng của các họ sản phẩm, không phải cho từng sản phẩm.
  • Kế họach sản xuất là cập nhật hàng tháng cho kế họach kinh doanh hàng năm.
  • Kế họach sản xuất phản ánh chiến lược như tăng thị phần, chiến thuật như tăng tồn kho nhằm cải thiện mức phục vụ.
  • Kế họach sản xuất cân bằng nhu cầu khách hàng và năng lực sản xuất .
  • Kế họach sản xuất hòa hợp các kế họach cung cầu và phát triển sản phẩm  mới ở mức tích hợp.
  • Dự báo chỉ là 1 yếu tố khi họach định sản xuất , các yếu tố khác bao gồm mức tồn kho, lượng đơn hàng chậm, nhu cầu ổn định nhân lực. Lượng sản xuất  không nhất thiết bằng lượng dự báo.
  • Kế họach sản xuất  kết nối giữa kế họach chiến lược và kế họach tác vụ, đảm bảo sự hòa hợp giữa chiến lược tổ chức và các họat động thường nhật. 
  • Quản lý  có trách nhiệm phát triển và thực thi kế họach bán hàng và kế họach sản xuất . Máy tính chỉ đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ.

d.         Đo lường hiệu quả họach định

Hiệu quả hệ thống họach định sản xuất được đo lường qua hiệu quả vận hành của các kế họach sản xuất, Kế họach tài chính, kế họach bán hàng, kế họach nghiên cứu phát triển và sự đồng thuận trong việc họach định.

Hiệu quả vận hành của kế họach sản xuất được đo lường qua sai lệch giữa kế họach sản xuất và thực tế sản xuất. Hiệu quả vận hành của kế họach tài chính, kế họach bán hàng được đo lường qua sai lệch giữa doanh số thực tế và doanh số theo kế họach dựa vào dự báo. Hiệu quả vận hành của kế họach nghiên cứu phát triển được đo lường qua việc tích hợp đúng lúc Kế họach nghiên cứu phát triển sản phẩm mới vào kế họach sản xuất. Hiệu quả đồng thuận trong họach định được đánh giá qua sự đồng thuận cao của các bộ phận chức năng trong quá trình họach định cũng như đáp ứng nhanh của nhóm họach định trong việc thích nghi với biến đổi của cả bên trong hệ thống lẫn môi trường bên ngòai.

Hoạch định sản xuất là gì?

Họach định sản xuất là quá trình đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng nhằm quyết định sản xuất cái , sản xuất khi nào, đồng thời quản lý các thay đổi liên quan đến nhu cầu sản phẩm .

Công suất mong đợi là gì?

Công suất mong đợi [công suất hiệu quả]: tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt được khi tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo dưỡng, cân đối các hoạt động.

Năng lực sản xuất trong doanh nghiệp là gì?

Năng lực sản xuất là khả năng sản xuất tối đa của một đơn vị sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện nhất định. Năng lực sản xuất có thể được tính cho một phân xưởng, một công đoạn, một dây chuyền hoặc toàn bộ hệ thống sản xuất trong một nhà máy, xí nghiệp.

Tổng công suất sản xuất là gì?

Công suất sản xuất là khả năng sản xuất của máy móc, thiết bị, lao động và các bộ phận của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian nhất định [tháng, quí, năm...] trong điều kiện xác định. Công suất có thể tính cho một phân xưởng, một công đoạn sản xuất, một dây chuyền hay toàn bộ hệ thống sản xuất.

Chủ Đề