Hình ảnh so sánh cánh buồm no gió năm 2024

Tác dụng: Làm cho hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm trở nên sinh động, đặc sắc, cách gợi tả nghệ thuật và dễ dàng cho người đọc hình dung về hoạt động miền biển. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị diễn đạt, sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

+ Nhân hóa: "Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang", "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"

Tác dụng: Làm cho cách tả hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm trở nên có hồn hơn, gần gũi với đọc giả hơn qua từ nhân hóa "mạnh mẽ", "rướn", "thâu góp" từ đó đồng thời thể hiện đến chiều hoạt động của người dân miền biển gắn liền với hai hình ảnh thân thuộc trên. Từ đó câu thơ thêm hay hơn, hấp dẫn đọc giả hơn nhờ hiệu quả của sự gợi hình gợi cảm.

Bài 2:

Với biện pháp so sánh: Hoàng hôn biển là lúc bầu trời ngả vàng như lòng đỏ trứng pha cùng sắc xanh biển thẳm.

Với biện pháp nhân hóa: Chú chó đen này bằng tuổi em.

Bài 3:

Dàn ý phân tích giá trị của phép tu từ trong đoạn trích:

- Giới thiệu đoạn thơ trên.

+ Tình cảm của Viễn Phương với Bác...

- Phép tu từ:

+ Hoán dụ: "mặt trời" ở dòng đầu tiên là sự vật bình thường còn "mặt trời" ở dòng thứ hai là chỉ đến vẻ đẹp sáng ngời cùng cuộc đời rực rỡ của Bác Hồ.

-> Tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ: giúp nhà thơ dễ dàng bày tỏ vẻ đẹp của Bác Hồ còn đỏ và chói lóa hơn mặt trời bình thường đồng thời bộc lộ tình cảm thương yêu nghưỡng mộ của Viễn Phương với Bác. Từ đó câu thơ với lời thơ giản dị, tự nhiên bộc cảm xúc chân thành thương yêu của tác giả với Bác.

- Tổng kết lại vẻ đẹp của nội dung và ý nghĩa của đoạn trích:

+ Bằng hết thảy nghệ thuật bút lực của mình, nhà thơ Viễn Phương vừa làm cho câu thơ đẹp đẽ vừa gợi tả Bác theo chiều sâu từ con người Bác đến lối sống.

Quê hương, khái niệm trừu tượng, thiêng liêng nhưng lại hết sức bình dị, thân thiết với mỗi chúng ta. Đó là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, nơi ấy có ông bà, cha mẹ, nơi ta tha thiết gắn bó khi gần và quay quắt nhớ lúc chia xa. Mỗi một miền quê đều có một nét riêng, ta gọi đó là hồn quê, có khi đó là luỹ tre xanh, là hàng dừa trước ngõ, là con đường đất đỏ đến trường…

Với Tế Hanh, chàng trai mười tám tuổi xa quê, nhớ về quê hương, một làng chài giáp sông, ven biển của mình, ông lại nhớ:

Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng, bao la thâu góp gió.

Đây là hai câu thơ đẹp, Tế Hanh đã viết bằng cả tấm tình mến yêu tha thiết làng quê mình. Nhà thơ đã sử dụng, nghệ thuật so sánh, cánh buồm trên con thuyền ra khơi với mảnh hồn làng.

Cánh buồm là vật thể hữu hình, được so sánh với hồn làng, hồn vía của làng chài: cái vô hình, vô ảnh; cái cụ thể với cái trừu tượng, cái vật chất với cái tinh thần, cái bình dị với cái thiêng liêng. Nhà thơ đã linh hồn hoá cánh buồm, thể hiện sự cảm nhận tinh tế, chính xác về hồn quê hương, gợi rất đúng hồn quê thân thuộc.

Đến với huế thơ, ta sẽ đến với chùa Thiên Mụ, đến với dòng sông Hương dịu dàng pha lẫn trầm tư y còn đến miền quê quan họ vùng đồng bằng Bắc Bộ là ta lại đến với hương nếp thơm nồng, tranh Đồng Hồ gà lợn nét tươi trong: Đây chính là hồn quê hương. Còn với Tế Hanh quê hương ông là:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Thì điệu hồn ấy phải hoành tráng, lãng mạn giống như cánh buồm giương. Đó là hồn của miền quê biển, giản dị mà sức vóc tung toả biết bao. Phải chăng Tế Hanh đã hoá hồn mình vào cánh buồm đó để nghe thấy hồn làng trên một cánh buồm giương.

Thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám đã có những hình ảnh đẹp, lãng mạn miêu tả về cánh buồm:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lưới giữa mây cao với biển bằng

Ở đây Tế Hanh cũng miêu tả cánh buồm no gió, nhưng nhà thơ đã nhân hoá nó với dáng vóc của chàng trai mười tám khoẻ mạnh, vạm vỡ đẹp lãng mạn đến say người.

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Cánh buồm cảng là do có gió thổi vào nhưng ở đây có sự đảo ngược, cánh buồm ấy mang dáng vóc của một chàng lực sĩ rướn thân trắng, ưỡn căng lồng ngực mênh mông, hít một hơi dài chủ động thu hết sóng gió bao,la của biển khơi để bay lên, ngang tầm với không gian mênh mông của đại dương. Hình ảnh thơ thật hào hùng, kỳ vĩ, mơ mộng đầy chất lãng tử, thi nhân. Đẹp biết bao cánh buồm ấy, như một sinh thể che chở bảo vệ cho con thuyền, cho làng chài bằng tất cả sức mạnh tích tụ từ biển khơi. Nó phập phồng hơi thở, sự sống, nhịp đập của trái tim biển cả.

Biển không chỉ cho ta cá như lòng mẹ, biển quê hương còn cho ta nguồn thơ đầy sức sống. Rõ ràng đây là hai câu thơ được viết ra từ tấm lòng tha thiết gắn bó miền quê giáp sông, ven biển, mặn mòi hương vị biển. Câu thơ đẹp nhưng quả thật nó linh diệu, lung linh giữa khả giải và bất khả giải.

Phần mái của ngôi nhà được thiết kế theo hình cánh buồm no gió, phá vỡ sự đơn điệu của những mái nhà truyền thống.

Hình ảnh so sánh cánh buồm no gió năm 2024

Ngôi nhà mang tên Beach House cách bãi biển Phan Rang 100 m có diện tích đất 238 m2, diện tích xây dựng 100 m2.

Mong muốn của gia chủ là có không gian nghỉ ngơi cuối tuần thoáng đãng, gần biển để được nghe tiếng sóng vỗ và là nơi cho trẻ nhỏ chạy nhảy, nghịch cát, thứ mà cuộc sống hiện đại ngày dần thiếu.

Nhóm kiến trúc sư đã đưa phong cách Tropical (nhiệt đới) làm điểm nhấn cho ngôi nhà. Nội thất theo phong cách này sử dụng vật liệu tự nhiên, kết hợp với cây cỏ, hoa lá, mang lại sự thoải mái cho không gian sống.

Không muốn bị gò bó bởi những bức tường, ngôi nhà được ốp kính xung quanh để mọi người có thể ngắm cảnh đẹp, gần gũi với thiên nhiên. Chỉ cần mở cửa, họ có thể tận hưởng gió và nắng biển ngay khi ở trong nhà.

Hình ảnh so sánh cánh buồm no gió năm 2024

Ngay từ khi lên thiết kế, kiến trúc sư đã lấy ý tưởng về con thuyền ra khơi với cánh diều no gió nhằm gợi lại ký ức tuổi thơ của gia chủ.

Từ hướng biển, mái nhà trông như cánh buồm căng tràn sức gió khi ra khơi. Nếu nhìn hướng xéo từ khu đốt lửa trại phía ngoài sân, mái nhà lại giống cánh diều hình thoi.

Hình ảnh so sánh cánh buồm no gió năm 2024

Ngôi nhà sử dụng mái sinh thái Onduline với khả năng cách nhiệt, cách âm tốt.

Biển Phan Rang gió rất lớn, kèm theo khí biển mang lượng muối lớn vào không khí, nên việc lựa chọn giữa ngói Fibro xi măng, tôn kẽm hay ngói truyền thống được cân nhắc kỹ lưỡng. Theo kiến trúc sư, tôn dễ bị ăn mòn bởi gió biển, Fibro xi măng tuổi thọ không cao, còn ngói truyền thống lại nặng. Tấm lợp mái sinh thái Onduline khắc phục được những nhược điểm trên khi tuổi thọ cao, lại bền bỉ chịu được mọi thời tiết khắc nghiệt.

Hình ảnh so sánh cánh buồm no gió năm 2024

Vì ngôi nhà được thiết kế mở nên ánh sáng ban ngày được tận dụng triệt để. Để giảm cường độ nắng cũng như tránh cho nhiệt độ trong nhà tăng cao, cửa sổ và mái hiên sử dụng các thanh lam chắn nắng. Thanh lam được chế tạo từ những thanh tre có sẵn, phù hợp với tổng thể của ngôi nhà.

Trừ những trưa hè nắng gắt mới cần thêm quạt, trong nhà luôn mát mẻ bởi gió tự nhiên thông suốt. Vật liệu sử dụng đều cách nhiệt tốt cũng khiến bầu không khí trong nhà thoáng đãng, dễ chịu.

Hình ảnh so sánh cánh buồm no gió năm 2024

Khi màn đêm buông xuống, hệ thống đèn điện khiến ngôi nhà trông như một resort nghỉ dưỡng thực thụ.

Để tránh gây chói và mỏi mắt, hệ thống đèn trong nhà được bọc lại bởi những chiếc rọ cá tôm, tránh chiếu thẳng vào mắt.

Hình ảnh so sánh cánh buồm no gió năm 2024

Không chỉ có bề ngoài giống cánh buồm no gió, không gian bên trong nhà cũng gợi nhớ đến cuộc sống trên biển thông qua đồ trang trí.

Sau lưng bộ sofa là bốn chiếc mái chèo được chủ nhà tận dụng thành vật trang trí, gợi nhớ về tuổi thơ gắn liền với biển. Đèn chùm ở vị trí bàn ăn được đóng theo hình chiếc thuyền. Cửa sổ tròn kèm theo lam gỗ mô phỏng theo chiếc thuyền thúng, vừa có thể lấy sáng vừa đảm bảo không bị nắng gắt chiếu vào nhà.

Hình ảnh so sánh cánh buồm no gió năm 2024

Bên ngoài sân có sàn gỗ phục vụ cho những buổi tiệc ngoài trời như sinh nhật, hoặc rủ bạn bè câu cá rồi ngồi mở tiệc nhỏ. Hiên trước nhà cũng có bộ bàn ăn thô mộc phục vụ nhu cầu ăn uống hay tụ tập trò chuyện của các thành viên trong gia đình.

Toàn bộ gỗ trong công trình đều là gỗ tái chế, được sơn phủ làm mới, vừa đảm bảo sự thô mộc, vừa tiết kiệm chi phí.

Hình ảnh so sánh cánh buồm no gió năm 2024

Kiến trúc sư và chủ nhà hạn chế tối đa việc can thiệp vào thiên nhiên. Nhà xây một tầng lợp mái dốc đơn giản. Xung quanh không xây tường mà dựng hàng rào bằng gỗ, phía ngoài sân cây cối phát triển tự nhiên giống như đã tồn tại từ trước rất lâu.

Vì nhà sát biển, gió và hơi muối khiến cây trồng khó phát triển nên gia chủ chọn những loại cây dễ sống như hoa giấy, xương rồng, phi lao, dừa... cho hệ thống sân vườn. Ngoài thiết kế thoáng mát, cây xanh xung quanh nhà mang lại không gian yên tĩnh và thư giãn lý tưởng cho mọi người.