Hình ảnh mùa thu trong văn học trung đại

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

                                                                                                          Trần Thanh Xem

[Vanchuongphuongnam.vn] – Trong bốn mùa của thiên nhiên trời đất, mùa thu có lẽ dễ đem đến cho lòng người nhiều cảm xúc vấn vương, bâng khuâng nhất. Cái se lạnh, hanh hao đầu mùa, những chuyển động tinh tế của thiên nhiên qua từng ngọn cây, kẽ lá; màu vàng óng của nắng, của lá vàng mùa thay lá… Tất cả đã mang lại nguồn cảm hứng vô tận để các văn nghệ sĩ thốt lên tiếng lòng trước vẻ đẹp diễm kiều của thiên nhiên.

Biết bao bài thơ, nốt nhạc của những tác giả đã thêu dệt nên những bức tranh thu đẹp, song động cho đời. Tuy nhiên, qua mỗi chặng đường lịch sử, bức tranh của đất nước, mùa thu lại được tô vẽ thêm những sắc màu mới lạ với những cung bậc cảm xúc phong phú, nói lên nỗi niềm của thi nhân trước thiên nhiên, vạn vật và lòng người. Nói đến hình ảnh mùa thu trong thi ca Việt Nam, chúng ta có thẻ hình dung ra hai chặng đường sáng tác của các nhà thơ, đó là màu thu trước và màu thu sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, khi cả dân tộc còn chìm trong cảnh lầm than, nô lệ, nước mất nhà tan. Vì vậy, bao trùm lên các bài thơ thu trong thời gian này là tâm trạng của người dân mất nước, sầu tư.

Thi sĩ Tản Đà miên man, cảm thu với một nỗi ngậm ngùi, buồn bã, chán nãn thế sự nên có tư tưởng thoát ly thực tại:

“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi

Trần thế em nay chán nữa rồi

Cung quế có ai ngồi đó chửa

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió cùng mây thế mới vui

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trong xuống thế gian cười”

                  [Muốn làm thằng cuội]

Những biến đổi, mai một của cuộc đời khiến Tản Đà đeo mang trong lòng nỗi buồn man mác mỗi độ thu về. Người buồn nên nhìn cảnh vật đâu đâu cũng buồn, cũng nhuốm màu thê lương. Trời thu ảm đạm, lòng ngổn ngang trăm mối muộn phiền.

Còn dưới con mắt của thi sĩ Huy Cận, mùa thu đến thật chậm rải, nhẹ nhàng như chưa hề đến. Chỉ một cơn gió thoảng, chỉ một đám mây trôi, một buổi chiều lá rụng, với nắng vàng hiu hắt cũng đủ gieo vào lòng nhà thơ nỗi buồn tê tái, não nề:

“Sắc trời trôi dạt dưới khe

Chim bay, lá rụng cành nghe lạnh lùng

Sầu thu lên vút, song song

Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu

Non xanh ngây cả buổi chiều

Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia”

[Thu rừng]

Nhà thơ xuân Diệu rung cảm trước vẻ đẹp của mùa thu bằng cái nhìn tinh tế, giàu chất Tây nhưng đượm buồn, chia ly, tang tóc, có vẻ mềm yêu, cô đơn, hoang tái:

“Rặng liễu dìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa thu tới mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”;

“Mây vẩn tầng không chim bay đi

Khí trời u uất hận chia ly

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?”

[Đây mùa thu tới]

Bằng những cảm hứng lãng mạn, các nhà thơ mới đã vẽ lên những bức tranh thu thật đẹp, đầy màu sắc. Tuy nhiên, mùa thu trong thơ của các thi nhân thật buồn. Nỗi buồn bàng bạc, u hoài, nỗi buồn của người dân sống trong cảnh lầm than, mất nước, mất tự do. Nỗi buồn ấy qua cái nhìn nhuốm màu đau thương, chán nản nên khi thổi vào thơ càng thêm não nề, xót xa hơn.

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, “giọt mưa thu” buồn của người dân nô lệ được làm chủ cuộc đời, được thay bằng “Mùa thu nay đã khác rồi” , đó là  mùa thu của cách mạng. Bước ngoặt lịch sử của đất nước, của dân tộc đã tạo cảm hứng mới mẻ cho các nhà thơ.

Trong niềm hân hoan, đầy tự hào, phơi phới, Xuân Diệu đã viết nên những dòng thơ đầy hào sảng, cháy bỏng:

“Việt Nam! Việt Nam! Cờ đỏ sao vàng/

Những ngực nén hít thở ngày độc lập

 Nguồn lực mới bốn phương lên tới tấp

Nếp cờ bay chen vỗ sóng bài ca

Bốn nghìn năm trông mặt mẹ không già”

[Ngọn quốc kỳ]

Với Tố Hữu, lá cờ đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam, cách mạng tháng Tám là luồng gió tươi mới thay đổi lớn lao vận mệnh dân tộc. Ông viết về ngày vui của cả nước, của nhân dân bằng những vần thơ hào hứng, sôi nổi, yêu đời, ngất ngây:

“Thơ ta ơi! Hãy cất cao tiếng hát

Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta

Mùa thu đó, đã bắt đầu trái ngọt

Và bắt đầu nở rộ những vườn hoa”

[Mùa thu mới]

Một vẻ đẹp hồi sinh trỗi dậy. Không tươi vui, không náo nức sao được khi mà từ đây, từ mùa thu cách mạng tháng Tám, mỗi ngọn cỏ dòng sông, mỗi câu hò, điệu hát, mỗi bước chân ta đi thênh thang trên dải đất hình chữ S này đã là của ta, do ta làm chủ:

“Mùa thu nay khác rồi

 Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

 Gió thổi rừng tre phấp phới

 Trời thu thay áo mới

 Trong biếc nói cười thiết tha

Trời xanh đây là của chúng ta

 Núi rừng đây là của chúng ta

 Những cánh đồng thơm mát

 Những ngả đường bát ngát

 Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

[Đất nước – Nguyễn Đình Thi].

Của ta đó những cánh đồng thơm ngát, cả những dòng sông đỏ nặng phù sa. Những cái mà cách đây không lâu nó vốn là của ta mà đâu phải của ta:

Thu nay có gì đó thật quyến rũ, lôi cuốn lạ thường. Con người giờ đây đứng trước mùa thu nghe âm thanh véo von của cuộc sống, lòng ngập tràn niềm tự hào, hoan hỉ. Không còn cái buồn lẽ loi, không còn cái “run rẩy”, cái “đìu hiu”, cái “xao xác hơi may”. Mùa thu giờ đây được khoác lên màu áo mới. Thiên nhiên dường như cũng biết “nói cười”. Nguồn vui nối tiếp nguồn vui được thể hiện trong từng lời thơ, câu chữ. Mà đó đâu chỉ là niềm vui của riêng thi sĩ, đó còn là niềm vui vô bờ bến của dân tộc, của nhân dân ta sau ngày cách mạng tháng Tám thành công. Thời gian trôi nhanh qua hơn nửa thế kỷ, nhưng cảm hứng về mùa thu cách mạng, mùa thu hòa bình vẫn luôn được thế hệ các nhà thơ tiếp tục khai thác, làm nên những tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc.

Giữa tiết trời mùa thu len nhè nhẹ, đọc lại những tuyệt phẩm thơ mùa thu, ngắm nhìn đất nước thân yêu trong sắc thắm trời xanh, từ đồng ruộng, nhà máy, sông biển, núi đồi, chúng ta càng thêm thấm thía những thành quả lớn lao mà cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mang lại. Ôi. mùa thu, mùa của những kỷ niệm, hồi ức không quên, mùa no ấm đang về.

Trần Thanh Xem

AMBIENT

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

YOMEDIA

Đang xử lý...

Có thể nói, Cảnh thu là một trong những hình ảnh thiên nhiên nổi bật của bức tranh bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông trong thơ trung đại Việt Nam. Thiên nhiên mùa thu vừa là nguồn cảm hứng, vừa là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi nhân, theo lẽ “tức cảnh sinh tình”, “tả cảnh ngụ tình”. Cảnh thu trong thơ trung đại có khi được miêu tả qua một số câu thơ trong bài tứ tuyệt, bát cú Đường luật… hoặc ở rải rác trong truyện thơ Nôm, nhưng cũng có khi cả bài thơ hướng về một đề tài“vịnh thu” [tả cảnh mùa thu] hoàn chỉnh…Nói về đề tài “vịnh thu” trong thơ trung đại Việt Nam cũng có nghĩa là tìm hiểu quá trình phát triển của nó qua nhiều thế kỷ, nhất là từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Nguyễn Du, và đặc biệt làNguyễn Khuyến. Bởi vì, ban đầu các nhà thơ Việt Nam “vịnh thu” cũng giống như tả cảnh mùa xuân,mùa hạ, mùa đông- thường thiên về sử dụng những hình ảnh có sẵn trong nguồn thơ Đường [TrungQuốc] và mang tính ước lệ, tượng trưng. Nhưng qua một thời gian dài, đề tài này đã đạt đến độ chín, vừa dễ hiểu, trong sáng, vừa gần gũi với thực tế thiên nhiên mùa thu Việt Nam.1. Đề tài “vịnh thu” trong thơ trung đại Việt Nam trước thế kỷ XIXTrong mối quan hệ ảnh hưởng của văn học trung đại Trung Quốc đối với văn học trung đại nước ta, thì thơ “vịnh thu” Việt Nam cũng có sự ảnh hưởng và học hỏi thơ Đường - một trong những đỉnh caocủa thơ ca nhân loại - cũng là điều tất nhiên. Cảnh thu có trong thơ Trung Quốc, được thể hiện qua hình ảnh: lá đỏ, rừng phong, tuyết đưa hơi lạnh, chày đập vải, cây ngô đồng... đã “du nhập” vào thơ thu Việt Nam, ở cả chữ Hán và chữ Nôm.Bắt nguồn cảm hứng từ một đêm thu đất nước, trong bài “Thu dạ dữ Hoàng giang Nguyễn Nhược thuỷ đồng phú” [Đêm thu cùng ngâm với Hoàng giang Nguyễn Nhược-thuỷ], Nguyễn Trãi viết:Hồng diệp đôi đình trúc ủng môn,Mãn giai minh nguyệt quá hoàng hôn.Cửu tiêu thanh lộ tam canh thấp,Tứ bích hàn cùng triệt dạ huyên.Thiên lại ngữ thu kinh thảo mộc,Ngọc thằng đê Hán chuyển càn khôn...[Lá đỏ chồng ở sân, trúc ôm lấy cửa,Đầy thềm trăng sáng quá lúc chạng vạng rồi.Móc trong chín tầng mây thấm ướt ba canh,Dế lạnh ở bốn vách kêu ran suốt đêm.Tiếng sáo trời báo tin thu khiến cây cỏ kinh động,Sao Ngọc thằng xuống thấp ở Ngân hà, càn khôn chuyển vần...][1]. Lá đỏ [hồng diệp] trong câu thơ trên là lá cây phong, thường có ở Trung Quốc, vào giữa tiết thu nênngả dần thành mầu đỏ tía. Còn trúc ôm lấy cửa, đầy thềm trăng sáng, khí thu lạnh nên “móc… thấmướt ba canh” là những nét hiện thực thường thấy vào dịp cuối thu ở vùng rừng núi miền Bắc nước ta. Tiếng dế kêu, tiếng sáo trời, càn khôn chuyển vần là những âm thanh mùa thu có phần yên ả hơn, sau những tháng xáo động mạnh mẽ của sấm sét, mây mưa mùa hè. Và những âm thanh ấy được gợi lên từ cảm quan tinh tế, hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh của một nhà thơ lớn. Chất liệu tạo nên cảnh thu ở đây phần lớn vẫn được lấy từ cảnh vật và thời tiết Việt Nam, nhưng ngay ở câu đầu, chữ đầu của bài thơ vẫn mang tính ước lệ, tượng trưng, vay mượn cảnh thu trong thơ Trung Quốc. Vẫn chưa thoát khỏi công thức, ước lệ, tượng trưng, trong bài Thôn xá thu châm [Tiếng châm mùa thu ở thôn xóm] của Nguyễn Trãi, hình ảnh chính vẫn là hòn đá [châm] để đập vải và giặt, với tiếngchày nện thình thình và nỗi buồn biệt ly của người chinh phụ có chồng ngoài quan ải xa xôi. Là vùngthôn dã đang độ thu về mà cảnh thiên nhiên mùa thu chỉ được biết qua vài nét chung chung như khắp sông đâu đấy… Và người chinh phụ oán vì nỗi biệt ly tình, chẳng rõ ở thời nào, nơi nào? Bài này chỉ có 4 câu, được dịch thành thơ như sau:Khắp sông đâu đấy nện thình thình,Đất khách trăng khuya bỗng giật mình.Quan ải mịt mù chinh phụ oán,Tiếng thu thảy gửi biệt ly tình. Đến Hồng Đức quốc âm thi tập gồm 328 bài thơ Nôm, ra đời cuối thế kỷ XV, khi văn học dân tộc được viết bằng chữ Nôm đã phát triển khá mạnh, thế mà thơ tả cảnh thu [trong mục Thiên địa môn]cũng chưa thực sự gắn với sắc màu cụ thể của thiên nhiên Việt Nam, vẫn còn chung chung, mơ hồ như là tả cảnh vật ở đâu đó. Chẳng hạn như bài thơ sau đây:Lác đác ngô đồng mấy lá bay, Tin thu hiu hắt lọt hơi may.Ngàn kia cách nước so le địch,Mái nọ bên đường đủng đỉnh chày.Lau chổng bãi Nam ngàn dặm rợp,Nhạn về ải Bắc mấy hàng bay.Quí Ưng, Tống Ngọc dường bao nữa,Khi ấy nhiều người cám cảnh thay.Là người Việt Nam, làm thơ tả cảnh thu tại quê hương mình, được viết bằng tiếng dân tộc mình thì không ít những hình ảnh cụ thể mang mầu sắc Việt Nam có thể dùng, thế mà cứ phải lặp lại những “mô típ” người nước ngoài và nhiều người trong nước đã viết, đến sáo mòn như lá ngô đồng, đủng đỉnh chày, nhạn về ải Bắc, Quý Ưng, Tống Ngọc từ đời nào bên Trung Quốc! Phải chăng trong một thời gian dài, cách dạy và học theo lối giáo điều, khuôn sáo của nhà trường phong kiến đã hạn chế sự linh hoạt, sáng tạo của các nhà thơ trung đại, xuất thân từ các nhà nho? Nhà thơ - nhà phê bình văn học Xuân Diệu có lời khen bài Mùa thu của Ngô Chi Lan, một nữ sĩ dưới thời Lê Thánh Tông là “một bước tiến của thơ”, “lời văn ở đây đã trong sáng, liền, thoải mái, không vất vả, không gợn, và có nhạc điệu”, đồng thời ông cũng chỉ ra hạn chế có tính cố hữu của các nhà thơ ở giai đoạn này: “Còn thì vẫn các yếu tố ước lệ: Gió vàng, bóng nhạn, giếng ngọc, rừng phong”[2]. Bài thơ Nôm có nhan đề Mùa thu thể hiện rõ chủ ý của Ngô Chi Lan là dành trọn cho việctả cảnh thu, đã được Xuân Diệu nhận xét ở trên, gồm bốn câu:Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ,Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa.Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm,Rừng phong lá rụng tiếng như mưa.[Hồng Đức quốc âm thi tập]Những thế kỷ XVI-XVIII tiếp theo, các nhà thơ trung đại Việt Nam tuy ít sử dụng những hình ảnh mang tính công thức, ước lệ khi tả cảnh thu, nhưng vẫn còn hạn chế ở sự thiếu sáng tạo hình ảnh và chưa thể hiện rõ nét riêng, độc đáo trong mỗi nhà thơ.Bài thơ Thu tứ của Nguyễn Bỉnh Khiêm có hình ảnh mây, nhạn, trăng:Vân biên nhạn quá hồn vô số,Thiên thượng nguyệt minh ứng hữu kỳ.[Tầng mây đàn nhạn bay qua,Trời quang, trăng sáng như là hẹn nhau].[Ý thu - bản dịch của Hoàng Việt thi văn tuyển]Trong Chinh phụ ngâm, khi nói về sự lạnh lẽo, cô đơn của người vợ có chồng đi chinh chiến, nhất là ở những đêm thu, tác giả viết:Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên. Bài thơ Thu dạ I của Nguyễn Du cũng có sao sáng, tiếng dế kêu não nề trong đêm lạnh:Phiền tinh lịch lịch lộ như ngân,Đông bích hàn trùng bi cánh tân.[Sao vàng lấp lánh ánh sương dầy,Dế khóc tường đông giọng đắng cay].[Quách Tấn dịch]Trong Ngẫu hứng I, Nguyễn Du cũng tả trăng sáng và gió lạnh mùa thu:Minh nguyệt mãn thiên hà cố cố,Tây phong xuy ngã chính thê thê.[Trăng sáng trời cao vằng vặc thế,Gió tây ta quá lạnh lùng thôi][Đào Duy Anh dịch ]Trước Nguyễn Du, nhưng sau Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều viết: Trải vách quế gió vàng hiu hắt, Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng.[Cung oán ngâm khúc]Đến Thu dạ II, Nguyễn Du vẫn không có gì mới:Vạn lý thu thanh thôi lạc diệp,Nhất thiên hàn sắc tảo phù vân.[Muôn dặm tiếng thu dồn lá rụng,Đầy trời sắc lạnh quét mây bay][Quách Tấn dịch]Điểm lại một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của thơ trung đại Việt Nam viết về mùa thu, chúng ta thấy rõ những hạn chế trong bút pháp miêu tả, ở cả thơ chữ Hán và chữ Nôm là thiên về sách vở, ước lệ, tượng trưng, chung chung, thiếu tính hiện thực, sinh động, cụ thể và chưa có được nét riêng biệt, độc đáo ở mỗi nhà thơ. Nhưng đến Nguyễn Khuyến [1835-1909], với ba bài thơ thu nổi tiếng, thì những ưu điểm trong bút pháp miêu tả của ông sáng rỡ lên như một dấu son tươi mới. Theo Bùi Văn Nguyên, đó là “thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hoá nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam..., và dân tộc hoá hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam”[3]... của Tam nguyên Yên Đổ.2. Nguyễn Khuyến với chùm thơ Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩmNguyễn Khuyến, bằng tài năng của mình, đã đưa thơ Việt Nam phát triển lên một bước mới, đặc biệt là đến gần với hiện thực, cụ thể và sinh động hơn trong bút pháp miêu tả. Thiên nhiên làng quêtrong thơ Yên Đổ đến với độc giả bằng tất cả vẻ đẹp giản dị, thanh sơ mà vẫn có được những nét hấp dẫn riêng của nó.Trong số rất nhiều bài thơ tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Khuyến, có ba bài thơ đã luôn toả ra thứ ánh sáng êm dịu và trong trẻo, làm say đắm lòng người. Thiên nhiên bao la của những ngày thu muộn, có ao nước trong veo lóng lánh bóng trăng, có đom đóm “lập loè ngõ tối” đã tạo nên ba bức tranh đặc sắc về cảnh thu Việt Nam ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.Trong cuốn Văn học Việt Nam [Nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX], Nguyễn Lộc nhận định: ''Nóivề thiên nhiên, trong văn học cổ có rất nhiều, tả cái đẹp của thiên nhiên mùa thu trong văn học cổ rất hay. Nhưng trước Nguyễn Khuyến, chưa bao giờ có một thiên nhiên nào đậm đà phong vị của đất nước quê hương đến thế''[4]. Xuân Diệu cũng đã từng nhận xét: ''Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhấttrong văn học Việt Nam là về thơ Nôm, mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là babài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh''. Ba bài thơ này được nhân dân ghi nhớ và truyền tụng bởi mùa thu của miền Bắc nước ta được miêu tả rất sinh động, sát thực, chứ không phải mùa thu mượn ở nơi khác. Tiêu biểu cho thu Việt Nam phải nói đến Thu điếu. Đọc bài thơ, chúng ta có thể tưởng tượng ra trước mắt một bức tranh thuỷ mặc, có bối cảnh xa, gần thật sống động. Khung cảnh thu được gói vào trong một không gian hẹp, chiếc ao thu be bé, xinh xắn, chiếc thuyền câu cũng bé tẻo teo. Nguyễn Khuyến dường như hoá thân thành một nhà quay phim tài ba bậc nhất: Tầm nhìn của ông như chiếc máy quay, lúc phóng lên cao, khi vụt xuống thấp, bao quát cả không gian mùa thu. Làn nước trong veo làm nổi bật chiếc thuyền câu nhỏ nhắn. Cả khung cảnh ấy làm phông duy nhất cho một chiếc lá thu vàng rơi trước gió. Chữ vèo gợi tả dáng thanh mảnh của chiếc lá thu bay. Tuy nhỏ bé nhưng dường như nó có sức thu cả đất trời vào mình. Khí thu làm cho ao thulạnh, nhưng cái lạnh lẽo ấy không đáng để người ta sợ hãi và chạy trốn. Trái lại, nó khơi nguồn hứng khởi cho con người ngắm cảnh thu, yêu thu hơn. Bài thơ xinh xắn đã mở ra trước mắt chúng ta cảnh vật thiên nhiên nơi làng quê: Đây là từng gợn lăn tăn của dòng nước xanh biếc; kia là chiếc lá vàng khẽ rơi làm duyên cùng làn gió nhẹ; ngước mắt lên nhìn là bầu trời xanh ngắt, rộng lớn, không hề vẩn tạp, cao vời vợi, sâu thăm thẳm trong không gian đa chiều.Ngõ trúc là một hình ảnh rất đặc trưng cho cảnh làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Yêu thay dáng trúc thẳng thắn với tán lá xanh biếc như bầu trời thu kia. Đâu dễ có được hình ảnh thơ thuần Việt tuyệt đối ấy nếu không có một tình yêu quê hương đằm thắm thiết tha đến vô cùng, cộng với ngòi bút tả thực tài hoa của tác giả! Quan sát, miêu tả cảnh thu có chiều sâu, từ gần đến xa, từ xa đến gần trong Thu điếu thật là sinh động và tinh tế! Các từ láy lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng vừa gợi cảm, gợi hình, rất xác thực, sinh động và gần gũi.Ngồi trên chiếc thuyền bé tẻo teo ấy, nhà thơ cũng trở nên bé nhỏ, cô đơn trong khoảng không giangiữa mặt nước và bầu trời. Trước thời cuộc đảo điên, vận nước đen tối, một ông quan thanh liêm đã về vườn liệu có thể làm gì cho dân cho nước? Chưa thể “đắp tai, cài trốc”, “ngoảnh mặt làm ngơ” vì còn chút lo đời, nhà thơ muốn gửi gắm tâm sự của mình vào cảnh thu để bớt đi nỗi buồn vì bất lực. Song, thiên nhiên làng quê mộc mạc, thân thiết ấy lại càng làm cho ông cảm thấy day dứt về trách nhiệm của bản thân. Khát vọng phục vụ quê hương không thành cũng giống như việc câu cá không được, ông chưa đủ kiên nhẫn để ngồi chờ, vì không còn cách nào khác để giải toả niềm u uẩn của mình. Nỗi trống vắng không cùng khiến nhà thơ nghe được tiếng cá đớp mồi thật nhỏ - âm thanh duy nhất trong khung cảnh thu tĩnh lặng. Nhờ có âm thanh ấy, cảnh thu sống động hơn và đủ để đánh thức thi sĩ trở về với thực tại, sau những suy ngẫm mơ màng. Có thể nói, sự xuất hiện bất ngờcủa một âm thanh trong khung cảnh tĩnh lặng ấy, là nét sắc sảo và tinh tế trong nghệ thuật tả cảnhcủa nhà thơ. Nếu tiếng chó nhỏ bên ao cắn tiếng người [Đến chơi nhà bác Đặng - Nguyễn Khuyến] làm cho buổi trưa hè ở làng quê trở nên có sức sống hơn, thì ở đây cá đâu đớp động dưới chân bèo [Thu điếu] lại chứa đựng một âm thanh đa nghĩa, vừa cô đơn, vừa bất lực...Cũng trong mạch cảm xúc ấy, Nguyễn Khuyến đã đưa cái thần của cảnh thu Việt Nam vào bài Thu vịnh. Cái thanh thoát nhẹ nhõm, cái cao vời vợi của không gian được gói gọn trong bầu trời thu xanh ngắt kia. Điểm nhấn trên nền trời ấy là cần trúc - Một sự tạo hình trong không gian thật cụ thể. Cây trúc còn non trông yếu ớt, mong manh, khi có làn gió thu hiu hiu thổi nhẹ, giống như chiếccần câu nghiêng bóng xuống mặt ao, đu đưa trước gió. Đường nét cong cong của thân cây, mầu xanh biếc của lá cây như điểm xuyết cho bầu trời thu thêm trong sáng, gợi bao nỗi niềm cho người ngắm cảnh. Cần trúc là nét đặc tả hồn thu Việt Nam và trong mối liên hệ hoà hợp với trời thu, ao thu đã tạo nên hình ảnh đặc trưng cho mùa thu đất Việt. Chùm hoa xuất hiện trong Thu vịnh đưa hương thơm ngạt ngào từ quá khứ bay đến hiện tại bằng trí tưởng tượng của chính nhà thơ. Tiếng ngỗng vọng tưởng kêu vang trong bầu trời như bứt tâm hồn nhà thơ về với thực tại. Âm thanh ấy vang xa sao mà xa lạ thế, bởi đó đâu phải ngỗng quê hương. Nỗi đau của người dân mất nước càng thấm thía hơn trong đêm thu vắng vẻ. Ở hai câu cuối, Nguyễn Khuyến bộc lộ lòng mình, ông thấy thẹn thùng với Đào Tiềm - thi sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc đã sớm từ quan về ở ẩn trước cuộc đời ô trọc. Ông tiếc rằng mình không từ bỏ quan trường sớm như Đào Uyên Minh xưa kia. Cái thẹn trong lời kết ở Thu vịnh càng khiến nhân cách của Nguyễn Khuyến thêm sáng đẹp. Đứng trước thiên nhiênkỳ diệu ấy, tâm hồn con người như được “soi” bằng thứ ánh sáng tinh khiết để nhân cách được bộc lộ dễ dàng hơn. Qua cảnh vật mùa thu, Nguyễn Khuyến đến với chúng ta thật hơn, gần gũi hơn nhiều.Đến với Thu ẩm, chúng ta cũng không thấy những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, văn hoa, sang trọng như "rèm châu, lầu ngọc, chén vàng" mà thay vào đó là sự bình dân, thanh sơ và giản dị, với Năm gian nhà cỏ thấp le te - Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Hình ảnh ngôi nhà, vừa là tả thực, vừa khái quát tầm vóc của một làng quê vùng đồng chiêm trũng. Từ láy le te đã khắc hoạ hình dáng củangôi nhà cỏ trong không gian, nó là nơi thu hút, hội tụ sự ấm áp, dung dị của đời sống nông thôn đất Việt. Đối lập với những "lầu son, gác tía", "lồng ngọc, rèm châu" xa lạ, ngôi nhà cỏ như đang nâng đỡ trên mình một giá trị văn hoá đáng quý. Yêu quê hương, yêu đất nước, yêu cảnh thu, yêu con người, Nguyễn Khuyến với hình ảnh thơ mộc mạc ấy đã đặt mốc cho quá trình phát triển nội dung thơ dân tộc. Quả thực, hình ảnh ngôi nhà cỏ đã đem đến cái nhìn khác hẳn so với câu thơ ước lệ về sự phù hoa: Bên hoa triệu ngọc ngồi ngơ ngẩn - Dưới nguyệt rèm châu đứng thẩn thơ [Thu ngâm - Nữ sĩ Ni Tần].Dù sao, năm gian nhà cỏ ấy mới là thực của ta, đẹp với những gì giản dị, mộc mạc mà ta có. Nhiều ý kiến khẳng định rằng, cảnh thu trong Thu vịnh không chỉ được miêu tả về một thời điểm nhất định, mà là trong nhiều thời điểm, có tính khái quát về mùa thu Việt Nam. Hình ảnh đóm lập loè trong đêm sâu, ngõ tối được hiện lên thật dung dị và gần gũi với thôn quê thời thực dân nửa phong kiến cuối thế kỷ XIX. Cuộc sống hiện đại ngày nay ít thấy xuất hiện loài đom đóm. Nhưng bắt gặp hình ảnh con đom đóm nhỏ bé trong thơ Nguyễn Khuyến, mỗi chúng ta lại thấy tràn ngập tâm hồn thứ ánh sáng của đồng nội. Tuy yếu ớt, nhưng nó có thể làm sáng tâm hồn con người hơn là thứ ánh sáng rực rỡ của đèn lồng - một hình ảnh mượn của thơ Trung Quốc. Ánh sáng đom đóm đẹp hơn, lung linh hơn nhiều lần khi được Nguyễn Khuyến nâng niu và trân trọng. Hình ảnh thơ ở đây không có "lời vàng, ý ngọc" nhưng lại đem đến sức rung động mãnh liệt cho con người. Đâu phải ngẫu nhiên, quần chúng nhân dân lại yêu thích và thuộc ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, như chúng ta đã biết. Hình ảnh mầu khói nhạt, bóng trăng loe gợi lên vẻ đẹp huyền ảo của đêm thu đất Việt. Trong cuộc sống dung dị đời thường, với con mắt tinh tế, Nguyễn Khuyến đã thu vào góc nhìn của mình cảnh tượng mĩ lệ của thiên nhiên: Ánh trăng trên trời giao hoà với mặt nước dưới đất, khiến trời thu, đất thu hoà nhập vào một. Hơn ai hết, Nguyễn Khuyến hiểu rằng sống thực với thiên nhiên, để tâm đến nó thì thiên nhiên cũngđâu nỡ phụ người. Dù thanh sơ, nhưng cảnh thu Việt Nam vẫn có những nét hấp dẫn riêng của nó. Và cảnh thu ấy lại gợi lên những nỗi niềm sâu kín của nhà thơ: Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt - Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe [Thu ẩm]... Phải chăng do uống rượu nhiều nên mắt nhà thơ bị đỏ? Không! Nguyễn Khuyến đã nói: Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy cơ mà! Đúng là cụ Tam nguyên đã khóc! Nỗi thương nước, thương dân luôn thường trực, nhưng chưa làm được gì trong thời buổi ấy, vì bất lực, đó là nỗi lòng của Nguyễn Khuyến. Và từ nguồn mạch sâu kín ấy, nước mắt nhà thơ đã trào ra trong một lần uống rượu, trước cảnh thu.Quá trình hàng trăm năm gọt giũa, phát triển, đề tài "vịnh thu" đã thành công khi bắt gặp ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Giá trị của Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm đã chứng minh điều đó. Trước khi kết thúc bài viết này, xin nhắc lại nhận định của Xuân Diệu vềnhững tuyệt tác của cụ Tam nguyên Yên Đổ trong tiến trình thơ trung đại Việt Nam, về đề tài tả cảnh thu: "Ba bài thời thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hoá nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta, và dân tộc hoá hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là nôm; mà ở đây, dân tộc hoá cũng thống nhất với quần chúng hoá”[5]_________________[1] Nguyễn Trãi toàn tập [Tái bản]. Nxb. Khoa học xã hội, H, 1976. Các trích dẫn thơ Nguyễn Trãi đều theo sách này.[2], [5] Xuân Diệu: Đọc thơ Nguyễn Khuyến, trong cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến. Nxb. Văn học, H, 1971, tr.38-40.[3] Bùi Văn Nguyên: Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nxb. Giáo dục, H, 1992...[4] Nguyễn Lộc: Văn học Việt Nam [Nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX]. Nxb. Giáo dục, H, 1999, tr.753.

Video liên quan

Chủ Đề