Hệ thống chữ viết của người Khmer được xây dựng trên cơ sở nào

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

05/05/2005
Tiếng nói, chữ viết - nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của bản sắc


Lớp dạy chữ Khmer cho học sinh vào dịp hè ở Chùa Kanh - Đal, xã Hoà Ân [Cầu Kè - Trà Vinh]

LTS: Vừa qua, tại Thành phố Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo về việc Biên soạn chương trình dạy tiếng Khmer trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở vùng dân tộc Khmer. Đồng chí Sơn Song Sơn, UV.BCH TW Đảng, Phó chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Dân tộc đã có bài tham luận tại hội thảo.

Tạp chí Dân tộc xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tiếng nói và chữ viết của đồng bào Khmer vốn được hình thành từ lâu đời và hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của lịch sử. Hiện nay, tiếng nói, chữ viết ấy cơ bản hoàn thiện sau nhiều lần cải cách, đủ khả năng sử dụng trên hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống.

Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, việc học ngữ văn Khmer, là một yêu cầu rất quan trọng; không chỉ để bảo tồn, sử dụng ngôn ngữ dân tộc mà còn là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của bản sắc văn hoá dân tộc. Vì lẽ đó, việc dạy chữ Khmer rất được xem trọng và vốn đã được duy trì từ xưa đến nay. Việc duy trì đó, bao gồm cả việc dạy học trong các trường phổ thông do ngành giáo dục quản lý, các trường chùa do các vị sư tự quản và các loại trường dân lập khác.

Trải qua các bước thăng trầm của lịch sử dân tộc nhưng việc học chữ Khmer luôn được duy trì với các hình thức khác nhau. Có lúc được phép, có lúc không có phép của chính quyền như chính quyền Sài Gòn trước đây, nhưng đồng bào và sư sãi Khmer vẫn duy trì dạy học chữ dân tộc. Điều đó bộc lộ rõ tâm huyết, nguyện vọng của đồng bào và sư sãi Khmer là mong muốn được học tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình.

Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng, việc học chữ Khmer đã được khẳng định trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, thể chế hoá bằng văn bản của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của ngành chức năng và các địa phương và được thực hiện liên tục trong vùng giải phóng trước đây và trong khu vực Nam Bộ từ sau ngày giải phóng 30/4/1975 đến nay. Đặc biệt gần đây, Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá IX đã có Nghị quyết 21/NQ-TW và Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 14/2003/CT-TTg ngày 5/6/2003 về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2010 càng khẳng định yêu cầu học chữ dân tộc trong nhà trường là hết sức cần thiết.

Việc dạy và học tiếng Khmer bậc tiểu học do Nhà nước tổ chức và đầu tư, được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy tại các điểm trường tiểu học, các trường phổ thông dân tộc nội trú ở vùng đồng bào Khmer, đã đạt được một số kết quả đáng mừng. Trước hết, khẳng định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chữ dân tộc thiểu số, trong đó có chữ Khmer đã đưa vào chương trình giảng dạy chính thức, có tính pháp lý đầy đủ. Gần 30 năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với một số Bộ, ngành và các địa phương có liên quan đẩy mạnh công tác chỉ đạo, nỗ lực triển khai tổ chức thực hiện, đồng thời tổ chức biên soạn sách giáo khoa bằng chữ Khmer phục vụ giảng dạy và học tập. Nhà nước có chế độ chính sách trong việc đào tạo giáo viên, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếng dân tộc tại các điểm trường công lập, cấp miễn phí sách giáo khoa bằng chữ dân tộc cho học sinh. Về hiệu quả, có thể đánh giá trên một số mặt cơ bản sau đây:

- Sau khi học xong môn ngữ văn Khmer ở bậc tiểu học, phần lớn học sinh biết cơ bản về chữ Khmer, là cơ sở và điều kiện để học sinh tự học nâng cao trình độ ngôn ngữ dân tộc.

- Chương trình giảng dạy và sách ngữ văn bậc tiểu học bằng chữ Khmer của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoài việc trực tiếp phục vụ dạy và học tại các điểm trường công lập, còn là cơ sở pháp lý để các điểm chùa sử dụng giảng dạy, thay thế chương trình và sách giáo khoa cũ.

- Việc học ngữ văn Khmer tại các điểm trường công lập là nhân tố quan trọng trong việc khôi phục và thúc đẩy phong trào học chữ Khmer dưới dạng xã hội hoá trong cộng đồng người Khmer.

- ý thức học chữ dân tộc trong học sinh, sinh viên Khmer ngày càng được nâng cao. Một số học sinh, sinh viên Khmer sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, cao đẳng, đại học được học thêm chữ Khmer đã có kiến thức cơ bản về dân tộc, trở thành cán bộ có triển vọng và có giá trị đối với dân tộc mình; góp phần thiết thực trong việc phục vụ ở vùng dân tộc và lĩnh vực phát thanh, truyền hình, báo chí bằng tiếng Khmer.

Bên cạnh kết quả và hiệu quả nêu trên, việc dạy và học chữ Khmer tại các trường công lập cũng còn một số hạn chế tồn tại. Đó là: Việc tổ chức giảng dạy chữ Khmer chưa nhất quán và chưa đều khắp giữa các địa phương. Một số địa phương quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả, nhưng cũng còn nhiều địa phương chưa hoặc không thực hiện, mặc dù nơi đó có tiềm năng và có nhu cầu. Chương trình dạy tiếng Khmer tuy được đưa vào chương trình chung, nhưng chưa phải là môn học chính thức, mà chỉ là môn học phụ. Cơ cấu tiết học chưa hợp lý, nhiều lúc bố trí vào cuối buổi học ngoài chương trình chính thức, tạo tâm lý nặng nề cho học sinh. Chương trình dạy tiếng Khmer hiện chưa đáp ứng nhu cầu và chưa ngang tầm với xu thế phát triển chung. Nhu cầu học chữ Khmer trong đồng bào dân tộc ngày càng cao, nhưng việc đáp ứng còn hạn chế. Sách giáo khoa bằng chữ Khmer được biên soạn và phổ biến khá lâu, trong đó có một số nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Nhiều địa phương trong vùng đồng bào Khmer thiếu đội ngũ giáo viên dạy chữ Khmer do không có kế hoạch hoặc lúng túng trong công tác đào tạo, mặc dù thực lực và tiềm năng trong đồng bào dân tộc Khmer vẫn có. Thời gian qua, nhiều địa phương sử dụng giáo viên dạy chữ Khmer mang tính chắp vá, phần lớn chưa qua đào tạo chính quy.

Tại hội thảo này, tôi xin trao đổi một số ý cơ bản trong việc biên soạn chương trình dạy tiếng Khmer và những vấn đề có liên quan.

Trước hết cần xác định việc học tiếng Khmer là nhằm bảo tồn, phát triển ngôn ngữ dân tộc. Việc học chữ Khmer không khó, vấn đề là có chương trình, có sách giáo khoa hợp lý, bố trí thời lượng, có quy chế quản lý thi cử chặt chẽ và có đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả thiết thực. Cần xác định học là để biết đọc, biết viết, biết nói đúng ngôn ngữ Khmer để phục vụ đồng bào Khmer và tiến dần học để phục vụ nghiệp vụ công tác trong vùng dân tộc, phục vụ các ngành phát thanh, truyền hình, báo chí và tiến tới sáng tạo văn học nghệ thuật bằng tiếng Khmer, đặc biệt là đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào Khmer bằng tiếng dân tộc mình... Với yêu cầu đó, tôi đề nghị các đồng chí quan tâm nội dung biên soạn chương trình cần bao hàm các kiến thức về ngôn ngữ để phục vụ cho việc đọc, viết, nói đúng ngôn ngữ dân tộc Khmer. Chú ý cả về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và các bài khoá thích hợp. Nâng dần các kiến thức trong bài khoá để phục vụ hiểu biết về chính sách, pháp luật, phong tục tập quán, kiến thức xã hội và tri thức khoa học. Do vậy, nên xác định: việc biên soạn chương trình dạy tiếng Khmer trong trường tiểu học và trung học cơ sở là việc làm vừa cấp bách vừa lâu dài. Nên không dừng lại ở cấp tiểu học, trung học cơ sở mà tiếp tục nghiên cứu biên soạn chương trình dạy tiếng Khmer trong trường phổ thông trung học và bậc cao hơn, phù hợp với tinh thần Chỉ thị 14/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Môn học tiếng Khmer trong trường công lập phải là môn học chính thức mang tính tự nguyện và được cấp giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp sau mỗi cấp học. Giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp này phải có giá trị pháp lý, được phép thay thế các chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định hiện hành. Để giảm gánh nặng cho học sinh theo học chữ Khmer, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu giảm bớt một số môn học phụ, tương ứng với số tiết học tiếng Khmer. Việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa dạy tiếng Khmer đảm bảo tính khoa học, phù hợp với sức học, phù hợp với tâm lý sư phạm, tình cảm, truyền thống của dân tộc Khmer và đúng với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tăng cường đào tạo giáo viên dạy chữ Khmer. Để làm được việc này, Bộ Giáo dục - Đào tạo nên chỉ đạo thống nhất việc hình thành khoa sư phạm đào tạo giáo viên dạy chữ Khmer tại các trường cao đẳng sư phạm và tại Trường Đại học Cần Thơ. Đối với tỉnh có điều kiện thì tổ chức tại tỉnh, với tỉnh không tự tổ chức được thì Bộ Giáo dục - Đào tạo giao cho Trường Đại học Cần Thơ đảm trách nhằm đào tạo giáo viên dạy chữ Khmer cho cả vùng. Quy tụ các nhà khoa học, các trí thức Khmer vào Hội đồng biên soạn chương trình, sách giáo khoa dạy tiếng Khmer, đảm bảo tính khoa học và đạt chất lượng cao. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, uốn nắn kịp thời, định kỳ 1 hoặc 2 năm tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm.

Đối với dự thảo chương trình môn tiếng Khmer ở trường tiểu học và trung học cơ sở vùng dân tộc Khmer, tôi thống nhất với phần lớn nội dung của bản dự thảo, đồng thời có ý kiến đóng góp một số nội dung cụ thể sau đây:

- Bản dự thảo viết tên gọi của dân tộc Khmer là “Khơ - me”, đề nghị viết lại thành “Khmer”, vì đây là danh từ riêng của dân tộc Khmer. Cách viết này được đại đa số đồng bào Khmer chấp nhận, đây cũng là vấn đề tế nhị và nhạy cảm.

- ở phần tích hợp, tôi cơ bản nhất trí với cấu trúc chương trình và sách giáo khoa tiếng Khmer cần được thiết kế phù hợp với sách giáo khoa tiếng Việt, nhưng nội dung phải phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán, tâm lý tình cảm, tính thẩm mỹ của dân tộc Khmer. Cơ bản nhất trí vấn đề phần dịch một số bài từ sách giáo khoa tiếng Việt sang tiếng Khmer, nhưng chỉ dịch một số chủ điểm về Đảng Cộng Sản Việt Nam, về Tổ quốc Việt Nam, về tình đoàn kết giữa các dân tộc. Không nên dịch quá nhiều thơ, ca dao, tục ngữ, truyện kể trong sách tiếng Việt đưa vào sách giáo khoa tiếng Khmer, vì khi dịch sang tiếng Khmer, ngôn từ mang tính nghệ thuật trong thơ ca, ca dao, tục ngữ, truyện kể này sẽ giảm đi rất nhiều, không tạo được sự hấp dẫn cho học sinh. Vì vậy, nên đưa thơ ca, ca dao, tục ngữ, truyện kể Khmer vào, vì thơ ca, ca dao, tục ngữ, truyện kể Khmer rất phong phú và đa dạng. Điều đó dễ tạo ấn tượng tốt đẹp cho học sinh.

Ngay từ trình độ A đến hết trình độ H, nên xây dựng các bài từ vựng và ngữ pháp Khmer riêng, vì đã có nhiều công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về từ vựng và ngữ pháp Khmer. Không nên tập trung phân biệt vào những điểm khác biệt giữa tiếng Khmer và tiếng Việt về từ vựng và ngữ pháp. Sách giáo khoa tiếng Khmer không nhất thiết chú giải bằng tiếng Việt, bởi vì đây là sách tiếng Khmer dạy cho người Khmer, khác hẳn so với sách tiếng Anh, tiếng Pháp dạy cho người thuộc quốc gia khác. Hơn nữa, tâm lý chung của người Khmer là mong muốn sách giáo khoa của chính dân tộc mình phải nguyên vẹn, không nên pha lẫn chữ dân tộc khác. Đó là tâm lý mang tính đặc thù của đồng bào Khmer, rất tế nhị và rất nhạy cảm.

- Trong bản dự thảo nêu ra nguyên tắc tự nguyện là hoàn toàn đúng với quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng quyền tự do lựa chọn của học sinh và phụ huynh. Vấn đề này có liên quan đến thủ tục nhập học và việc sắp xếp lớp học sao cho hợp lý. Nhất thiết phải sắp xếp lớp học riêng mang tính ổn định. Đối với những điểm trường có ít học sinh Khmer, nếu có tối thiểu 5 học sinh cùng trình độ vẫn có thể tổ chức một lớp riêng, tránh thiệt thòi về quyền lợi đối với học sinh Khmer. Về thủ tục, ngay từ năm đầu vào học chữ Khmer, học sinh phải làm đơn đăng ký và có sự đồng ý của phụ huynh theo mẫu quy định chung, tránh đổ trách nhiệm về sau từ phía học sinh và phụ huynh.

Với vấn đề được ban biên soạn đặt ra là việc học chữ Khmer nên bắt đầu từ lớp nào? Theo tôi các đồng chí cần nghiên cứu sao cho phù hợp tâm lý lứa tuổi, nên bắt đầu sớm để kích thích tinh thần học tập của các cháu là con em dân tộc Khmer ở lớp đầu cấp và phân bố thời gian sao cho tương ứng với 7 trình độ A, B, C, D, E, G, H và sẽ kết thúc ở lớp 8.

Với cơ cấu phân môn dịch miệng và dịch viết từ tiếng Khmer sang tiếng Việt và ngược lại tương ứng với trình độ E, G, H là chưa cần thiết, mà nên chuyển sang chương trình phổ thông trung học sau này, thay vào đó là tập trung cho tập làm văn, vì ở trình độ E,G,H học sinh cần nhiều thời gian rèn luyện kỹ năng tập làm văn hơn nhằm đạt yêu cầu cơ bản là: sau khi học hết chương trình trung học cơ sở, học sinh nói, đọc và viết thành thạo tiếng Khmer.

Về tổ chức thực hiện, tôi đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo cần chỉ đạo thống nhất việc đưa chương trình học tập môn Tiếng Khmer vào chương trình học tập ở nhà trường để các địa phương tổ chức thực hiện được thống nhất.

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 65,607,429

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề