Gương người tốt việc tốt trong văn hóa doanh nghiệp năm 2024

Để văn hóa doanh nghiệp không chỉ là khẩu hiệu mà trở thành hành động của mỗi cán bộ công nhân viên, vai trò của người đứng đầu rất quan trọng. Đó phải là người tiên phong, nung nấu ý tưởng, cụ thể hóa hành động, và ông Trần Văn Thoan - Giám đốc, Bí thư Chi bộ Điện lực Bắc Hà - chính là một tấm gương điển hình.

Gương người tốt việc tốt trong văn hóa doanh nghiệp năm 2024

Ông Trần Văn Thoan - Giám đốc Điện lực Bắc Hà.

Ông Thoan sinh ngày 17/8/1973 tại Hải Dương. Năm 1995, ông xin vào làm việc tại Công ty Điện lực Lào Cai, trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau. Đến năm 1998, ông chọn Bắc Hà là nơi sinh sống và làm việc. Từ vị trí ban đầu là công nhân, dần dần, bằng sự nỗ lực, ông đã khẳng định năng lực và bản lĩnh của mình, tiến tới đảm nhiệm các vị trí như Phó Phòng kinh doanh, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật Điện lực Bắc Hà, Công ty Điện lực Lào Cai.

Từ tháng 4/2021 - 1/2022, ông giữ cương vị là Phó Giám đốc phụ trách Điện lực Bắc Hà. Từ ngày 12/1/2022 đến nay, ông giữ vị trí Giám đốc - Bí thư chi bộ Điện lực Bắc Hà.

Qua đánh giá của các nhân viên, Giám đốc Trần Văn Thoan là một nhà lãnh đạo năng động, biết quan sát, lắng nghe, không ngừng học hỏi. Các công việc dù khó khăn đều được ông sắp xếp và giải quyết một cách khoa học, hiệu quả. Ông cũng là người dám nghĩ, dám làm, có nhiều sáng tạo, đổi mới nhưng lại luôn tuân thủ, trung thực trong mọi hành động.

Với trình độ chuyên môn là kỹ sư hệ thống điện, Giám đốc Trần Văn Thoan luôn có tầm nhìn sâu rộng ở tư duy chiến lược, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đơn vị. Là người đứng đầu đơn vị, ông luôn mong muốn nâng tầm Điện lực Bắc Hà, khẳng định vị thế của một đơn vị trực thuộc trong Công ty Điện lực Lào Cai.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Trần Văn Thoan, Điện lực Bắc Hà luôn là đơn vị đi đầu trong các phong trào thi đua trong toàn công ty, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Những thành tựu đó là nhờ quyết sách đúng đắn, kịp thời, sáng suốt, điều hành công việc một cách khoa học của vị giám đốc.

Không chỉ dẫn dắt Điện lực Bắc Hà hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, Giám đốc Trần Văn Thoan còn chú trọng thực hiện tốt các chế độ, chính sách, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Ông cũng được các CBCNV yêu quý bởi sự công minh trong thưởng, phạt; luôn động viên, khuyến khích cấp dưới bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ “yếu khâu nào, bồi dưỡng khâu đó”.

Hiểu câu nói “an cư lạc nghiệp”, ông Thoan luôn tạo điều kiện tốt nhất để CBCNV an tâm công tác. Công tác luân chuyển cán bộ nội bộ trong đơn vị luôn được quan tâm, có kế hoạch hàng năm, để người lao động chủ động bố trí sắp xếp công việc gia đình. Có thể nói, Giám đốc Điện lực Bắc Hà chính là tấm gương phản chiếu văn hóa doanh nghiệp, góp phần đưa nền văn hóa đơn vị vững chắc, ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong Công ty điện lực Lào Cai nói riêng và toàn ngành Điện nói chung.

Với đặc thù 80% số tổ chức cơ sở Đảng trong Khối cơ sở Bộ Công thương tại TPHCM là doanh nghiệp, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp được Đảng bộ Khối xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cấp ủy, lãnh đạo doanh nghiệp và các đoàn thể; từ đó, đã chỉ đạo các cấp ủy phối hợp với chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng văn hóa doanh nghiệp; làm rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo và sự tham gia của người lao động trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp; đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đưa việc học tập làm theo Bác đi vào chiều sâu, làm lan tỏa những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào đời sống, việc làm; gắn việc học tập làm theo Bác với phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lối sống cơ hội, thực dụng, nói không đi đôi với làm; xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo của mỗi người, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đặc biệt coi trọng đạo đức kinh doanh gắn với uy tín, thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp; chú trọng bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội.

Các doanh nghiệp đã làm tốt công tác tuyên truyền, ban hành các quy chế, quy định, các chuẩn mực đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp; thay đổi cung cách làm việc của cán bộ, nhân viên trên tinh thần tận tụy, hết lòng vì nước, vì dân, cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, đoàn kết, phát huy dân chủ; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và bảo vệ môi trường... Các doanh nghiệp đã cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học - công nghệ (KHCN) vào quản lý, điều hành, ứng dụng KHCN tiên tiến và sử dụng máy móc thiết bị (MMTB) hiện đại vào sản xuất, để tối ưu hóa năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD), đồng thời làm tốt công tác chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, người lao động. Nhiều doanh nghiệp có những công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật ứng dụng vào thực tiễn, tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống của người lao động như: Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu, Phân viện Công nghiệp thực phẩm, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm…

Cùng đó, các doanh nghiệp đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, người lao động; thường xuyên phát động phong trào thi đua yêu nước, trong đó tập trung phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, “tổ chức thi tay nghề, thi thợ giỏi hàng năm”…Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu và thúc đẩy phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong doanh nghiệp. Quan tâm chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động...

Trong thời gian tới, Đảng bộ Khối cơ sở Bộ Công thương tại TPHCM tập trung thực hiện một số giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể trong thực hiện. Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người lao động về văn hóa doanh nghiệp và thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đầy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chú trọng xây dựng, nâng cao uy tín thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp. Đặc biệt phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong xây dựng, thực hiện văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng môi trường làm việc dân chủ, đoàn kết, đẩy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mất đoàn kết nội bộ. Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; đẩy mạnh hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh cho cán bộ, công nhân viên, người lao động.

Cùng đó, chú trọng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động; có chế độ, chính sách khuyến khích, động viên cán bộ, đảng viên, người lao động tự nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.