Giới thiệu về vua An Dương Vương

1. Vị trí con đường

Đường An Dương Vương là đoạn quốc lộ 1A đoạn chạy qua 2 phường An Cựu và An Đông, thành phố Huế về phía Nam, khởi đầu từ đường Hùng Vương (điểm tiếp giáp ngoẹo Giằng Xay) thuộc địa phận phường An Cựu, thành phố Huế đến ranh giới với thị xã Hương Thủy, dài 1250m. Đường lưu thông hai chiều.

2. Lịch sử con đường

Đường này vốn là một đoạn của Thiên Lý lộ có từ thế kỷ 16, vào những năm đầu thế kỷ 20 người Pháp mới rải nhựa và đặt tên là đường Thuộc địa số 01 dân gian gọi là đường Cái quan; trước 1976 là Quốc lộ số 1 hướng đi Phú Bài, trước năm 1995 là đường Hùng Vương nối dài. Tháng 5/1996, UBND thành phố Huế ra quyết định đặt tên mới là đường An Dương Vương. Dân gian thường gọi là đường Cống Bạc.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

An Dương Vương ( ? - Quý Tỵ 208 tr.Tây lịch) Là vương hiệu của vua Thục Phán thuộc dòng dõi thủ lĩnh các bộ lạc Âu Việt ở vùng Yên Bái, Cao Bằng, người đã thắng Hùng Vương thứ 18, thống nhất nước Văn Lang lập ra nhà nước Âu Lạc. An Dương Vương lên ngôi vua năm 257 trước Tây lịch, đóng đô tại Phong Khê, sau dời về Cổ Loa, xây thành tới ngàn trượng giống như hình xoáy ốc nên thường gọi là Loa Thành. Vua là nhà quân sự tài giỏi của buổi đầu dựng nước. Truyền rằng trong khi xây thành, vua được Giang sứ là Rùa Thần phò trợ hiện lên tuốt móng trao cho, liền đấy vua sai tướng Cao Lỗ chế cung nỏ, lấy móng rùa làm máy bắn liên thanh gọi là Linh quang Kim quy Thần Nỏ. Nhờ có nỏ thần mà Thục Phán đã đánh thắng Triệu Đà ở phương Bắc nhiều lần đến xâm lấn. Sau Triệu Đà dùng mưu giao kết thông gia, cho con trai là Trọng Thủy qua lấy Mỵ Châu và ở rể. Trọng Thủy lừa gạt Mỵ Châu, ăn cắp nỏ thần đem về nước, rồi cùng Triệu Đà cất quân sang đánh, An Dương Vương thua, bỏ thành mà chạy về phương Nam, nước mất vào tay giặc. Vua ở ngôi được 50 năm. Chỗ vua xây Loa Thành nay còn dấu tích giếng Trọng Thủy và đền thờ vua ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Tại đây từ ngày 6 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch hàng năm, nhân dân các xóm Cổ Loa thường tổ chức lễ hội với nhiều trò như: thổi cơm thi, hát ca trù, hát chèo, chơi đu; và ở núi Mộ Dạ, làng Cao Xá, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An cũng có lập đền thờ An Dương Vương thường được gọi là Đền Cuông. Truyền rằng nơi đây chính là chỗ nhà vua tự sát. Hàng năm vào ngày 15 tháng 2 âm lịch, Đền Cuông mở lễ hội, tưởng nhớ An Dương Vương với nhiều trò chơi dân gian như hát ví, hát phường vải. Niệm Phật đường Nam An, Công ty Sản xuất Kinh doanh Thái Hoà, Công ty Kinh doanh Lâm nghiệp, Công ty Công trình cơ điện, Xí nghiệp Gia công xuất khẩu, Công ty Cổ phần xe khách, Bến xe phía Nam thành phố nằm trên đường này.

Trải qua hơn 2000 thăng trầm lịch sử, tiểu sử và những câu chuyện xoay quanh An Dương Vương vẫn không thôi hút được sự quan tâm đông đảo của giới yêu sử, đồng thời để lại bài học quý cho người Việt trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cụ thể hơn về tiểu sử và những mốc son trong sự nghiệp mở nước và bài học để lại của An Dương các bạn nhé. 

1. Tiểu sử An Dương Vương

Theo nhiều nguồn sử cũ ghi lại, An Dương Vương tên thật là Thục Phán. Là thủ lĩnh của bộ tộc Âu Việt. Theo nhiều tài liệu sử sách ghi chép lại, vào cuối thời Hồng Bàng, cách đây khoảng trên 2300 năm, bấy giờ trên lãnh thổ nước Việt cổ trải dài khắp vùng miền núi Bắc Bộ và khu vực phía Tây của tỉnh Quảng Tây Trung Quốc có hai bộ tộc sinh sống là Lạc Việt - do Hùng Vương thống lĩnh và bộ tộc Âu Việt, do dòng dõi con cháu họ Thục cái trị. 

Giới thiệu về vua An Dương Vương
Tiểu sử An Dương Vương

Sau kháng chiến chống quân Tần, hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thống nhất với nhau, Thục Phán truất ngôi vua Hùng và lập ra nhà nước Âu Lạc. Ông lấy hiệu là An Dương Vương, người đời sau hay gọi với cái tên Thục Vương, đóng đô ở vùng đất Phong khê, Cổ Loa, ngày nay. Theo nhiều liệu được ghi chép từ truyền miệng của dân Cổ Loa có ghi rõ, vua Thục hay An Dương Vương là người Thượng Du, cụ thể hơn là đất Cao Bằng. Có tổ tiên sớm trấn lĩnh vùng núi Việt Bắc - Tây Bắc kéo dài xuống vùng Chạ Chủ, Cổ Loa, là người thạo cung nỏ, chuyên săn bắn, có công dẹp trừ thế lực ngoại bang, khai quốc và lập ra Âu Lạc, An Dương Vương là vị vua thứ hai trong lịch sử Việt Nam, người kiến tạo ra hình dáng nước Việt và có vị trí quan trọng trong dòng chảy của sử Việt, đặc biệt là lý giải nguồn gốc cho nhân dân ta thời nay.

Ghi nhận công lao của Thục Vương, Hoàng Giáp Nguyễn Tư Giản đã có câu đối rằng “Đế tĩnh sơn hà, thiên sinh hùng vĩ, Âu Lạc khải phong, Côn Luân triệu địa, uy chấn viêm giao, công thùy thanh sử; Thành quách do tồn, nhân tâm vô dị, miếu mạo nguy nga, trường lưu thiên địa.”

Giới thiệu về vua An Dương Vương
Tiểu sử An Dương Vương như thế nào?

Từ thời gian làm thủ lĩnh thống nhất hai bộ tộc là Âu Việt và Lạc Việt, An Dương Vương từng có công chống lại nước Tần, bảo vệ bờ cõi nước Việt, xây dựng quốc phòng, chấn hưng đất nước, kế tục và phát triển mạnh mẽ văn hóa Đông Sơn từ thời Vua Hùng. Về trang thiết bị, vũ khí, phát minh quân sự mới dưới thời An Dương Vương chính là nỏ Liên Châu (Một lần bắn được nhiều phát), dân gian gọi là nỏ thần. 

2. An Dương Vương chống quân Tần và lập nên nhà nước Âu Lạc

Khai sinh ra Âu Lạc được nhiều sách cũ ghi lại, vào thời gian khoảng năm 208 TCN là kết quả của cuộc chiến chống quân xâm lược uy vũ của người Việt. Người lãnh đạo không ai khác, chính là thủ lĩnh kiệt xuất của người Âu Việt là Thục Phán. Nhiều tài liệu đã ghi chép cụ thể lại rằng, vào cuối thời các Vua Hùng trấn thủ vùng đất Lạc Việt, ngoại xâm trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất. Khi ấy, ở Trung Quốc, vua nước Việt ở cuối thời Xuân Thu là Việt Vương Câu Tiễn đã chiếm được nước Ngô từ năm 373 trước công nguyên.

Sau khi làm bá chủ một vùng đất đai rộng lớn từ Sơn Động sang Quảng Đông, Quốc Vương nước Việt sai sứ xuống nước Văn Lang dụ đầu hàng và bị các vua Hùng cự tuyệt. Trong lịch sử cũng xác nhận rằng, đây chính là cuộc đụng độ, châm mào cho những cuộc hỗn chiến “Bình Bách Việt” của quân đội nhà Đại Hán. Vào năm 221 TCN, lúc này Tần Thủy Hoàng đã chinh phạt xong 6 nước chư hầu và lần đầu tiên thống lĩnh được Trung Quốc trên tất cả những vùng đất đai không bị phân tranh cát cứ. Thế nhưng mộng xâm chiếm mở rộng bờ cõi phía Bắc và Nam trong phàm vua họ Tần cũng chưa dứt. 

Giới thiệu về vua An Dương Vương
An Dương Vương chống quân Tần và lập nên nhà nước Âu Lạc

Vào khoảng cuối năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng phái Đồ Thư cầm đầu hơn 50.000 vạn quân vượt biên giới và đánh úp vào nhiều vùng đất lãnh thổ của Bách Việt từ phía Nam sông Trường Giang. Tuy nhiên, ngay từ ngày đầu xâm lược, quân Tần đã vấp phải làn sóng tranh cuộn trào của người Việt. Tiêu điểm phải kể đến cuộc giao tranh trường kỳ làm hao mòn uy lực và buộc nhà Tần phải quy hàng được lãnh đạo bởi Thục Phán - An Dương Vương. 

Khi ấy, người Âu Việt và người Lạc Việt nhờ gần gũi về dòng máu, địa bàn cư trú, văn hóa đã cùng nhau đứng lên chống lại kẻ thù chung. Hoài Nam Sử có ghi chép lại rằng “lúc đó người Việt đều vào rừng ở với cầm thú, không ai chịu để quân Tần bắt", và "họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần”. Chính kế “vườn không nhà trống” ở thời buổi Hồng Hoang đã phôi thai ra lối đánh du kích sau này được vận dụng bởi nhiều triều đại như một kế sách hay để chống bọn quân xâm lược. 

Xác định thế địch mạnh, kháng chiến trường kỳ là cách phù hợp nhất, ban ngày người Việt lên rừng chuẩn bị lực lượng, thời điểm quân địch không phòng bị tiến ra đánh. Quân Tần bị dồn vào bước đường cùng, thiếu lương, thiếu nước...nguy khốn vô cùng. Trên đà chiến thắng, tinh thần nhân dân nghĩa sĩ lên cao, Thục Phán đã lãnh đạo quân tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch, Đồ Thư tử trận, cuộc chiến chống ngoại xâm nhà Tần giành được thắng lợi to lớn. Thắng lợi này cũng được ghi vào lịch sử như trận chiến chống lại ngoại xâm đầu tiên của nước ta. 

Sau khi quân nhà Tần đại bại dưới tay bộ lạc Bách Việt, uy tín và tiếng tăm của Thục Phán tăng mạnh trong quần chúng không chỉ bộ lạc Âu Việt mà còn cả Lạc Việt. Trong điều kiện này, Thục Phán đã thay vua Hùng lên làm vua, xưng vương, đặt là An Dương Vương.

Giới thiệu về vua An Dương Vương
Nguồn gốc nhà nước Âu Lạc như thế nào?

Trong Việt sử lược nói rằng “Hùng Vương là con Vua Hùng đánh đuổi mà lên thay” còn theo truyền thuyết thì cho rằng Hùng Vương đã khuyên Tản Viên nhường ngôi cho Thục Phán. Tuy vậy, vẫn phải nhấn mạnh rằng, cuộc thay thế trên, không phải là một cuộc tranh chấp quyền bính hay nội chiến mà trên cơ sở hợp nhất cư nhân, lãnh thổ, văn hóa giữa hai vùng đất đai Lạc Việt và Âu Việt với nhau. 

Do đó, có thể khẳng định rằng, Âu Lạc là nước phát triển mới, kế tục những nét tốt đẹp nhà nước Văn Lang và những đặc điểm của nhà nước Âu Việt cũ. Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, tuy nhiên, Âu Lạc hình thành và sự trị vì trong vòng 30 năm của An Dương Vương chính là một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước nhà. 

Nằm ở bờ Bắc sông Hoàng, dòng sông tiền sử nối hai hai nhánh sông Hồng và sông Cầu, Cổ Loa nơi đóng đô của Thục Vương thay vì Bạch Hạc, Phú Thọ của Vua Hùng mở ra thời kỳ phát triển mới cho nước Việt. Ngoài tiềm lực quân sự, cư dân đông đúc, kinh tế phát đạt...Âu Lạc chứng tỏ được sức mạnh của mình trước quân xâm lược.

Một trong những công trình lớn nhất đại biểu của đường lối quân sự, quốc phòng dưới thời An Dương Vương chính là “Thành ốc” hay “ Thành Cổ Loa”. Thành có chu vi 1650 mét, gồm 3 thành khép kín, cao khoảng 5 mét, rộng từ 6 đến 12 mét và chỉ mở cửa ở phía Nam. Kiến trúc quân sự này được xây dựng kiên cố và cho phép sự kết hợp giữa quân thủy và quân bộ. Theo truyền thuyết, thời An Dương Vương mới sai tướng Cao Lỗ cho xây thành, thanh cứ xây lại đổ, may thay, thần Kim Quy hiện lên bò đi bò lại chỗ linh địa, Thục Vương cho xây dựng thành theo dấu vết rùa vàng, từ đó thành không đổ nữa. Thành Cổ Loa Vững chắc, An Dương Vương có phát triển mạnh thêm đổi quân Thủy, đất Âu Lạc yên mọi bề. 

Giới thiệu về vua An Dương Vương
Quá trình xây dựng thành Ốc của An Dương Vương

3. An Dương Vương mắc bẫy quân đội nhà Triệu, mất nước và bài học cho hậu thế

Nhờ tài trí, khả năng lãnh đạo kiệt xuất của An Dương Vương và sự phát triển mạnh mẽ của nước Âu Lạc làm các triều đại xung quanh phải nể phục. Thế nhưng, tiềm lực này cũng đồng thời trở thành chiếc bánh ngon trước miệng lưỡi của thế lực cát cứ đóng tại đất Phương Bắc, nối tiếp nhà Tần tiếp tục tham vọng xâm chiếm lãnh thổ người Việt. 

Theo sử cũ có ghi chép lại rằng, năm 210 TCN Tần Thủy Hoàng băng hà đến năm 205 TCN, nhà Tần chính thức bị nhà Hán lật đổ. Trong bối cảnh Tần suy yếu và thời kỳ lộn xộn khi nhà Hán mới thành lập, Triệu Đà (vốn là người Hán), một chính quyền cát cứ ở vùng đất Phiên Ngung đã thống lĩnh thêm 2 quận khác là Quế Tâm và Quận Tượng để lập ra nhà nước Nam Việt sau đó, thực hiện âm mưu bành trướng lãnh thổ về phía Nam.

Năm 183 TCN, Quân Triệu nhiều lần cho quân tiến vào các vùng đất như Tiên Du, Vũ Ninh và sông Bình Giang của nước Âu Lạc nhưng đều bị các tướng nhà tài ba là Cao Lỗ và Nồi Hầu dưới trướng An Dương Vương cùng nhân dân Âu Lạc đánh cho bạt vía. Dưới thế Âu lạc thịnh, nghĩa quân đông, kế sách chinh phục Âu Lạc bằng vũ lực hoàn toàn sụp đổ buộc  Nam Việt Vương nảy ra ý tưởng cầu hòa và quyết định thay đổi thủ đoạn xâm lược.

Giới thiệu về vua An Dương Vương
 An Dương Vương mắc bẫy quân đội nhà Triệu, mất nước và bài học cho hậu thế. 

Theo truyền thuyết và nhiều tài liệu sử sách ghi lại, Triệu Đà cho con trai mình là Trọng Thủy sang cầu hôn con gái Mỵ Châu của An Dương Vương. Lợi dụng tục ở rể của người Việt bấy giờ, Trọng Thủy đã xâm nhập được vào thành Cổ Loa. Nắm được kế sách của địch, các tướng tài ra sức khuyên can An Dương Vương nhưng không được. Sau khi Cao Lỗ và Nồi Hầu về quê, Thục Vương lần lượt bị quân giặc dẫn dắt vào cạm bẫy. 

Từ thời điểm gian tế Trọng Thủy có mặt tài thành Cổ Loa, lấy cớ là con rể và phu quân Mỵ Châu, An Dương Vương tê liệt với tinh thần cảnh giác quân địch, nội bộ triều đình bất hòa. Nhưng họa lớn nhất chính là Trong Thủy lợi dụng sự chủ quan của Thục Vương và cả tin của Mị Châu đã “xem trộm và đánh tráo nỏ thần”. Trên thực tế là thực hiện đánh cắp kế hoạch quân sự để làm mất uy thế, suy yếu lực lượng trong nhà nước Âu Lạc. An Dương Vương vì chủ quan, nghe theo miệng lưỡi gian tế mà xa rời nhân dân, bạc đãi các tướng tài, cương trực đưa vận nước trước bờ vực thẳm. 

Chỉ chờ được có vậy Trọng Thủy cấp báo cho Nam Việt về thời cơ chín muồi, Năm 179 TCN, Triệu Đà cho quân xâm chiếm Âu Lạc, bất ngờ đánh úp Cổ Loa. An Dương Vương thất bại. Cơ đồ Âu Lạc bị chìm đắm trong biển máu. Huyền thoại được ghi chép, khi nước mất, An Dương Vương cùng con gái là Mỹ Châu chạy về hướng Đông.

Giới thiệu về vua An Dương Vương
An Dương Vương mắc bẫy

Khi ấy, Mỵ Châu tin lời Trọng Thủy xé áo lông ngỗng để chàng tìm thấy mình. Không ngờ, quân Triệu theo vết lông ngỗng để đuổi theo. Đến Biển Đông, thần Kim Quy hiện lên và chỉ đích danh Mỵ Châu là kẻ vì tin lời giặc mà mang lại hiểm họa. An Dương Vương tuốt Gươm giết chết con gái và nhảy xuống biển. Kỳ thực, Thục Vương bị dồn đến bước đường cùng và tử sát. Ghi lại tích này, nhà thơ Tố Hữu viết:

“ Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu

Trái tim lầm lỡ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc 

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”. 

Sau cái chết của An Dương Vương, Âu Lạc tan rã, nước ta bước vào thời gian bị phương Bắc đô hộ trong hơn 1000 năm, từ năm 179 TCN đến năm 938 nhờ công lao của Ngô Quyền phá tan quân nhà Nam Hán trên sông Bạch Đằng. 

Nhắc đến An Dương Vương, hậu thề đều nhắc đến cả công cao và tội lớn - Xây dựng nhà nước Âu Lạc và đưa nước vào thảm họa nghìn năm Bắc Thuộc. 

Giới thiệu về vua An Dương Vương
Công và tội của An Dương Vương

Tuy nhiên, khách quan mà nói, những đóng góp của Thục Vương cũng đáng được ghi nhận, nhất là tạo dựng được nền văn minh rực rỡ - văn minh sông Hồng và hình hài nhà nước của người Việt, Văn Lang Âu Lạc, tạo ra nền tảng bền vững cho sự phát triển sau này của đất nước Việt Nam qua các triều đại, tự khẳng định mình như một quốc gia riêng biệt, không bao giờ chịu khuất phục trước ý đồ đồng hóa của người Hán và dừng lại ý chí đấu tranh quật cường để vượt qua mọi hiểm nghèo trong thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử bị phương Bắc chiếm đóng. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị nhất xoay quanh, quanh An Dương Vương, vị vua thứ hai trong lịch sử Việt Nam cũng như công và tội của ông trong hành trình xây dựng và giữa nước. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

Tiểu sử Ngô Quyền

Bên cạnh An Dương Vương hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu kỹ hơn về tiểu sử Ngô Quyền - người lãnh đạo trận Bạch Đằng lưng danh kim cổ chấm dứt hơn 1000 năm Bắc Thuộc nhé. 

Tiểu sử Ngô Quyền

Từ khóa liên quan

Chuyên mục