Giấy khám sức khỏe thẻ xanh là gì năm 2024

Khám sức khỏe thẻ xanh là một trong những hình thức khám sức khỏe do Bộ Y Tế ban hành. Mục đích của việc khám sức khỏe thẻ xanh theo quyết định 21 [Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/03/2007] là đảm bảo người khám không mắc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào và kiểm tra xem bạn đã tiêm phòng đầy đủ hay chưa. Từ đó, đảm bảo chắc chắn người khám đủ sức khỏe theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Đối tượng

Đối tượng cần khám sức khỏe thẻ xanh gồm:

  • Người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
  • Tất cả các tổ chức, cá nhân là chủ của các cơ sở có sử dụng người lao động và những người lao động trực tiếp kinh doanh độc lập.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Khám sức khỏe theo thông tư 14

Việc khám sức khỏe không chỉ nhằm phát hiện và ngăn ngừa bệnh cho bản thân mà còn giúp phòng tránh lây nhiễm cho người khác.

Đối tượng hợp lệ để cấp thẻ xanh theo quyết định 21 khi không mắc bất kỳ bệnh hay chứng bệnh nào thuộc danh mục cấm sau:

  • Lao tiến triển chưa được điều trị;
  • Các bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn;
  • Các chứng són đái, són phân [rối loạn cơ vòng bàng quang, hậu môn], tiêu chảy;
  • Viêm gan vi rút [viêm gan vi rút A, E];
  • Viêm đường hô hấp cấp tính;
  • Các tổn thương ngoài da nhiễm trùng;
  • Người lành mang trùng.

Hồ sơ

Khi đi khám sức khỏe thẻ xanh, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ cần thiết:

  • Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định;
  • Ảnh ảnh 4×6 với thời hạn trong vòng 6 tháng và chứng minh thư/thẻ căn cước để đối chiếu;

Đối với người mất/không có/hạn chế năng lực hành vi dân sự, còn cần có thêm:

  • Văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
  • Người giám hộ phải mang theo hộ chiếu hoặc CMND để đối chiếu.

Lưu ý là:

  • Trường hợp yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe thì phải báo với bộ phận thu ngân trước khi khám để được hướng dẫn;
  • Thời gian trả hồ sơ sẽ khoảng 24 giờ từ khi kết thúc việc khám sức khỏe thẻ xanh’
  • Khám sức khỏe màu xanh sẽ có thời hạn là 12 tháng kể từ ngày người tham gia có kết luận sức khỏe;

Nội dung khám sức khỏe thẻ xanh

Trước khi khám, cần khai báo tiền sử sức khỏe của gia đình. Đây là các căn cứ quan trọng để bác sĩ tư vấn và kết hợp chẩn đoán cụ thể.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần khai báo cáo thông tin về bất kỳ loại thuốc hay làm các phẫu thuật, tiểu phẫu…

Nội dung khám sức khỏe thẻ xanh gồm:

  • Khám tổng quát : mắt, tai, mũi, họng, da, hệ hô hấp – tim mạch, hệ tiết niệu, răng hàm mặt…
  • Chụp X – quang tim phổi;
  • Cấy phân [vi trùng tả, lỵ, thương hàn…];
  • Viêm gan siêu vi A, E;
  • Tiêm chủng các loại vắc-xin:
    • Quai bị;
    • Rubella;
    • Sởi;
    • Cúm [bao gồm cả hai tuýp A, B];
    • Viêm gan A và B;
    • Varicella;
    • Bại liệt;
    • Uốn ván và Bạch hầu;
    • Ho gà;
    • Não mô cầu;
    • Phế cầu khuẩn;
    • Rotavirus.

      Tiêm chủng vắc xin khi đi khám sức khỏe thẻ xanh

      Cũng như khám sức khỏe theo thông tư 14, khám sức khỏe thẻ xanh cần đẩy đủ các điều kiện y tế cần thiết và đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Phòng khám Đa khoa BSGĐ Phú Đức thực hiện khám sức khỏe thẻ xanh cho khách hàng phù hợp với các tiêu chuẩn ban hành của Bộ Y Tế, thực hiện tốt các hoạt động khám và chữa bệnh toàn diện, định kỳ với mức chi phí hợp lý.

Đối chiếu quy định trên, hiện nay thì chỉ có Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe chung cho những đối tượng nêu trên.

Do đó, trường hợp của bạn làm việc trong ngành nghề thực phẩm cũng khám sức khỏe theo Thông tư 14 này, không kèm thẻ xanh nào khác.

Khám sức khỏe [Hình từ Internet]

Hồ sơ khám sức khỏe của người làm việc trong môi trường thực phẩm bao gồm những giấy tờ gì?

Theo Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định hồ sơ khám sức khỏe như sau:

"Điều 4. Hồ sơ khám sức khỏe
1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 [mười tám] tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 [sáu] tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
2. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 [mười tám] tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 [sáu] tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.
4. Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:
a] Sổ KSK định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b] Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng."

Theo đó, hồ sơ khám sức khỏe của người làm việc trong môi trường thực phẩm bao gồm những giấy tờ nêu trên.

Thủ tục khám sức khỏe của người làm việc trong môi trường thực phẩm được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 5 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định thủ tục khám sức khỏe như sau:

"Điều 5. Thủ tục khám sức khỏe
1. Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.
2. Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:
a] Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;
b] Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản này đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
c] Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
d] Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK [nếu có];
đ] Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình."

Như vậy, thủ tục khám sức khỏe của người làm việc trong môi trường thực phẩm được thực hiện như trên.

Nội dung khám sức khỏe của người làm việc trong môi trường thực phẩm được quy định ra sao?

Theo Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định nội dung khám sức khỏe bao gồm những nội dung như sau:

"Điều 6. Nội dung khám sức khỏe
1. Đối với KSK cho người từ đủ 18 [mười tám] tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với KSK cho người chưa đủ 18 [mười tám] tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Sổ KSK định kỳ quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với trường hợp KSK theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại mẫu giấy KSK của chuyên ngành đó.
5. Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu: khám theo nội dung mà đối tượng KSK yêu cầu."

Như vậy, nội dung khám sức khỏe của người làm việc trong môi trường thực phẩm được quy định như trên.

Khám sức khỏe thẻ xanh hết bao nhiêu tiền?

Chi phí khám thẻ xanh: 270.000 đ. Thời gian khám thẻ xanh: Thứ hai – thứ sáu: Sáng 7 giờ – 11 giờ 30, chiều 13 giờ – 16 giờ 30.

Giấy khám sức khỏe thẻ xanh có giá trị bao lâu?

Trong đó, tại khoản 4, Điều 38, Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng trong thời hạn 12 [mười hai] tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.

Giấy khám sức khỏe có giá trị trong bao lâu?

Theo khoản 4 Điều 38 Thông tư 32/2023/TT-BYT thì giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ: - Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 [mười hai] tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; - Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.

Khám sức khỏe đi nước ngoài cần những gì?

Khám sức khỏe thẻ xanh gồm những gì?.

Khám lâm sàng: Khám tổng quát: đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở,… ... .

Xét nghiệm: Xét nghiệm máu: xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm huyết học,… ... .

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang tim phổi: kiểm tra tình trạng tim, phổi..

Chủ Đề