Giáo dục la hiện tượng xã hội như thế nào và có những điểm đặc biệt nào

Đề cương Giáo dục học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [209.63 KB, 22 trang ]

ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề 1.
Câu 1[6 điểm]: Tại sao nói GD là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
a, GD là một hiện tượng của đời sống XH, nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự
hình thành, phát triển và tiến bộ không ngừng của xã hội loài người
− Để tồn tại và phát triển, loài ng ko ngừng tác động vào thế giới khách quan, nhận thức thế
giới khách quan để tích lũy vốn kinh nghiệm.
− Bất cứ XH nào muốn duy trì và phát triển được đều phải duy trì thực hiện việc GD liên tục
đối với các thế hệ, tức là sự tiếp nhận được những kinh nghiệm mà loài ng đã tích lũy được
trong quá trình phát triển của lịch sử được lưu giữ ở nền văn hóa nhân loại, được tiếp nối
qua các thế hệ.
− Đặc trưng cơ bản của GD là việc thế hệ trước truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau; thế hệ
sau tiếp thu lĩnh hội kinh nghiệm đó và phát triển nó cho phù hợp với yêu hoàn cảnh mới,
tham gia vào cuộc sống lao động và hoạt động XH nhằm duy trì và phát triển XH loài ng.
 Như vậy, GD là 1 hiện tượng của XH thể hiện ở việc truyền đạt những kinh nghiệm mà loài
ng đã tích lũy được từ thế hệ này sang thế hệ khác.
b, GD là một hiện tượng XH đặc biệt
− GD được coi là 1 nhu cầu tất yếu của XH, là 1 hiện tg XH đặc biệt
+ GD là phạm trù XH chỉ có ở con ng.
GD đóng vai trò như 1 mặt ko thể tách rời cuộc sống con ng, XH. GD là 1 hiện tượng
XH nảy sinh trong cuộc sống và do nhu cầu cuộc sống. Để tồn tại và phát triển, con ng phải
lao động tạo sản phẩm. Muốn vậy phải có kinh nghiệm. Do đó GD là điều kiện ko thể thiếu để
duy trì và phát triển đời sống con ng, là phương thức tái sản xuất lao động và nhân cách cho
XH.
+ GD là 1 hình thái ý thức xã hội, hoạt động GD là hoạt động có mục đích, lựa chọn, kế thừa,
sáng tạo.
Về bản chất, GD là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm, về mục đích đó là sự định
hướng của thế hệ trước cho thế hệ sau, về phương thức nó đảm bảo tính kế thừa và phát triển
+ GD là 1 hiện tượng mang tính lịch sử và tính vĩnh hằng; là hiện tượng mang tính giai cấp và
dân tộc
− GD tạo ra sự phát triển cá nhân và XH, là quá trình truyền thụ, chiếm lĩnh và làm phong


phú những kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triển lịch sử XH. Do đó, GD
là quá trình XH hóa liên tục trog cuộc đời mỗi con ng, là điều kiện quyết định sự tồn tại
phát triển loài ng.
− Sản phẩm của GD là nhân cách của con ng do XH sử dụng.
 Như vậy, việc truyền thụ, lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm chủ động, sáng tạo là nét đặc trưng
của GD với tư cách là 1 hiện tượng XH đặc biệt, 1 nhu cầu đặc biệt của XH loài ng.
 Tóm lại, GD là 1 hiện tượng đặc biệt, có vai trò quan trọng trong XH. Thiếu vai trò
của GD, XH không thể tồn tại và phát triển được vì nó không thể tái sản xuất sức lao động,
không thẻ tạo ra nguồn lực cơ bản để đáp ứng mục tiêu phát triển.












Câu 2[4 điểm]: Phân tích vai trò của ng giáo viên ở trg phổ thông?
Người thầy giáo trong XH hnay được XH tôn vinh và có vị trí xứng đáng với sự nghiệp
cao cả trong sự nghiệp trồng người được quan tâm và đào tạo thuận lợi để phát huy khả năng
sáng tạo của mình trong hoạt động nghề nghiệp.
VD: Ngày 20/11 là ngày tôn vinh Nhà giáo Việt Nam
[*] Vai trò của ng gv ở trg’ PT [5 ý]:
Người thầy giáo có vai trò rất lớn trong sự phát triển của XH, là lực lượng nòng cốt thực hiện
tốt nhất các chức năng của GD. Vì người giáo viên là người thay mặt cho XH điều khiển quá
trình gd con người, là người truyền bá tư tưởng văn hóa, chính sách, tinh hoa văn hóa dân tộc

“…Không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì
cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa” [Hồ Chí Minh]
Cụ thể: GV là người điều khiển quá trình dạy học, là người cung cấp hệ thống tri thức cơ
bản cho HS, là tấm gương về đạo đức, tác phong cho các em HS noi theo.
Người gv là “nhân tố quyết định chất lượng GD và được XH tôn vinh”
“ Nói đến chất lượng GD phổ thông là phải nói đến đội ngũ GV. Chất lượng trước mắt,
chất lượng sau này, chất lượng toàn bộ sự nghiệp GD phổ thông của chúng ta chủ yếu dựa
vào đội ngũ GV.” [Phạm Văn Đồng]
Cố Tổng bí thư Lê Duẩn cũng khẳng định: Đảng và nhân dân ta giao phó việc dạy dỗ con
em của mình cho các thầy cô giáo, cũng tức là phó thác cho các thầy cô sứ mạng đào tạo thế
hệ tương lai cho dân tộc.
=> Vai trò của người thầy giáo đã có sự thay đổi so với trước
Trong quá trình gd, người thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển hướng dẫn, do
đó đòi hỏi người thầy phải không ngừng nâng cao trình độ của mình
Người giáo viên chính là người tổ chức, hướng dẫn, giảng dạy và giáo dục cho học sinh;
nhằm hình thành cho học sinh hệ thống tri thức khoa học, các kỹ năng kỹ xảo vận dụng linh
hoạt, sáng tạo tri thức để giải quyết các vấn đề do thực tiễn xã hội đặt ra. Người giáo viên luôn
là người có đủ phẩm chất và năng lực giáo dục – đào tạo để đào tạo cho học sinh thành những
con người toàn diện như mục tiêu giáo dục đã đặt ra để đáp ứng phù hợp với yêu cầu của xã
hội.
Người thầy giáo góp phần đào tạo thế hệ trẻ, phục vụ cho nhu cầu của XH. Người Gv đc xem
là dấu nối giữa nền VHXH lịch sử của loài người với việc tái tạo nền VH đó trong chính thế
hệ trẻ
Người thầy giáo là tấm gương sáng về đạo đức, về nhân cách cho hs noi theo













ĐỀ 2
Câu 1[6 diểm]: Phân tích các phạm trù cơ bản của giáo dục học, rồi từ đó chỉ ra mối quan
hệ giữa chúng?Cho ví dụ minh họa?
1.Giáo dục [ theo nghĩa rộng]:
Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích
và kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục,
nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội loài người. Quá trình này làm biến
đổi đứa trẻ từ những tư chất vốn có trở thành 1 nhân cách, 1 thành viên chính thức của XH
 Theo nghĩa rộng này, giáo dục bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp
[tất cả những yếu tố tạo nên nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các yêu cầu
của kinh tế - xã hội].
Quan niệm về giáo dục hiện nay đã có sự mở rộng hơn so với trước. Giáo dục [theo nghĩa
rộng] không bó hẹp ở phạm vi là người được giáo dục đang trong tuổi học [dưới 25 tuổi], và
giáo dục không chỉ diễn ra trong nhà trường. Ngày nay, giáo dục là cho tất cả mọi người, được
thực hiện ở mọi nơi mọi lúc thích hợp với từng loại đối tượng; bằng các phương tiện khác
nhau, với các hình thức đa dạng, phong phú. Ngoài ra, quá trình giáo dục không ràng buộc về
độ tuổi giữa người giáo dục với người được giáo dục.
Giáo dục thực chất là quá trình XH hóa con người nhưng có tính độc lập tương đối của nó.
Quá trình đó bao gồm 2 mặt: một mặt cá nhân gia nhập vào môi trường Xh, qua đó lĩnh hội
kinh nghiệm. Mặt khác cá nhân tích cực tái sx các mqh XH bằng hoạt động sống của mình,
bằng sự tham gia tích cực vào môi trg XH
Việc tổ chức quá trình GD chủ yếu do các nhà sư phạm đảm nhiệm, và nơi có tổ chức kế
hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường.
2. Giáo dục [theo nghĩa hẹp]

Giáo dục [theo nghĩa hẹp] là một bộ phận của QT sư phạm tổng thể

− Là quá trình hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách,
những hành vi đạo đức, những chuẩn mực của hệ thống ứng xử trong XH
− Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp có chức năng trội là vừa tác động đến ý thức, vừa tác động
đến hành vi; vừa lĩnh hội hệ thống tri thức và giá trị, vừa thể hiện kinh nghiệm bản thân; vừa
trau dồi học vấn, vừa tham gia hoạt động xã hộ
− Bản chất của QTGD [theo nghĩa hẹp] là tác động hình thành cho hs về đạo đức
− Dành cho lứa tuổi học sinh [Vậy nên GD là một hoạt động đặc biệt trong xã hội loài người.
II. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI :
Triết học khẳng định: thế giới xung quanh con người là vô chung, vô
thủy, nghĩa là không có mở đầu, không có kết thúc, mọi sự vật hiện tượng
đều tồn tại một cách khách quan bên ngoài con người và người ta chia thế
giới khách quan thành hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội. Vậy hiện
tượng xã hội là gì?
Hiện tượng xã hội là những hiện tượng nảy sinh, tồn tại và phát triển
trong xã hội loài người. Nó phản ánh những dạng hoạt động và quan hệ của
con người trong xã hội.
Ngay từ khi loài người xuất hiện đã nảy sinh một hiện tượng rất đặc
biệt, đó là hiện tượng người lớn, các thế hệ đi trước truyền lại cho thến hệ đi
sau những kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống để thế hệ sau nắm bắt,
lĩnh hội những kinh nghiệm đó để tham gia vào quá trình lao động sản xuất
làm ra của cải vật chất, hòa nhập vào xã hội, làm cho xã hội phát triển. Đó
là hiện tượng giáo dục.
Khi mới xuất hiện hoạt động giáo dục còn mang tính tự phát, cá nhân,
đơn lẻ [VD: người nguyên thủy truyền cho nhau kinh nghiệm săn bắn, hái
lượm…] dần dần cùng với sự phát triển của xã hội thì giáo dục mang tính tự
giác ngày càng cao, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Do đó có thể khẳng định: Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là sự
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử qua các thế hệ.
III. GIÁO DỤC CHỈ CÓ Ở XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI :
Bắt đầu từ lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn
ngữ, giáo dục cũng bắt đầu manh nha hình thành. Nguồn gốc của giáo dục
bắt đầu từ lao động, vì trong quá trình tác động vào thế giới khách quan con

người đã tiếp thu và tích lũy được những kinh nghiệm và truyền lại cho
người khác, cho thế hệ sau để ứng dụng vào quá trình lao động sau đó đạt
hiệu quả cao hơn.
Ở động vật, cơ chế phát triển chủ yếu là di truyền bản năng giống loài
và được truyền lại từ gen[VD: gà mới nở kêu chip chip,chó mới sinh đã biết
sủa gâu gâu…]. Ở con người, cơ chế phát triển là lĩnh hội kinh nghiệm xã
hội lịch sử loài người, những kinh nghiệm cá thể và kinh nghiệm xã hội lịch
sử được truyền lại qua nhiều thế hệ [VD:Trẻ sinh ra phải qua 1 giai đoạn khá
dài tiếp xúc với lời nói của mọi người mới hình thành nên ngôn ngữ nói ]
Nhờ có GD mà xã hội loài người mới duy trì sự tồn tại, phát triển và
đạt được những thành tựu ngày càng rực rỡ.
GD ban đầu được thực hiện thông qua việc truyền thụ kinh nghiệm của
người này cho người khác, chưa có một cơ quan chuyên trách đảm nhiệm
việc GD, nó có thể được tiến hành một cách tự giác hoặc tự phát ở trong gia
đình hoặc cộng đồng. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, người ta
nhận thấy cần phải có những cá nhân và những cơ quan chuyên phụ trách
việc GD thế hệ trẻ để đạt hiệu quả cao, từ đó trường học và thầy giáo ra đời.
Và như vậy, bên cạnh GD của gia đình, GD của xã hội thì còn có GD của cơ
quan chuyên trách đó là nhà trường. Ngày nay, việc GD trong nhà trường đã
được tổ chức ngày càng khoa học và chặt chẽ với mục đích, nội dung, kế
hoạch, chương trình, phương pháp, phương tiên, nhân lực cụ thể và dựa trên
cơ sở của các khoa học liên quan đến GD con người.
* Từ những phân tích trên ta có thể đi đến kết luận: GD là một hiện
tượng chỉ có trong xã hội loài người, bản chất của GD là sự truyền đạt và
lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử-xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có GD mà
các thế nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được
kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên.
Hoạt động GD ngày càng được tổ chức chặt chẽ, bài bản, hiêu quả dựa trên
những cơ sở khoa học.
HẾT

1. Khái niệm giáo dục

Giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sông xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người. Giáo dục được hiểu dưới hai góc độ:

– Giáo dục được xem như là tập hợp các tác động sư phạm đến người học với tư cách là một đối tượng đơn nhất;

– Giáo dục được như là một hoạt động xã hội, dạng tái sản xuất ra lực lượng lao động mới. Ở đây, đối tượng là thế hệ trẽ, là tập hợp các đối tượng đơn nhất. Giáo dục là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động;

Khi nói đến giáo dục theo nghĩa rộng, là ta thường liên tưởng ngay đến cụm từ “giáo dục theo nghĩa hẹp và đào tạo”.

Giáo dục theo nghĩa hẹp, là một quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của một người [hay một nhóm người] – gọi là giáo viên – nhằm tác động vào hệ thống nhận thức của người đó, để làm phát triển trí thông minh, phát triển khả năng nhận thức phù hợp với thế giới khách quan, và làm phát triển nhận thức của người đó lên; qua đó tạo ra một con người mới, có những phẩm chất phù hợp với yêu cầu được đặt ra.

Giáo dục theo nghĩa hẹp là nuôi dưỡng, làm cho phát triển hoặc triệt tiêu, giảm cái có sẵn. Ví dụ như trí thông minh căn bản là cái có sẵn, tính thiện là cái có sẵn,… Giáo dục làm tăng trưởng trí thông minh căn bản, và tính thiện lên

Đào tạo là một quá trình truyền thụ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của một người [hay một nhóm người] – gọi là giáo viên – vào người đó, nhằm tạo ra một số sự nhận thức, một số kỹ năng hoạt động phù hợp với yêu cầu của công việc, và phát triển chúng nó lên bằng cách rèn luyện. Công việc này có thể là hoạt động trí não, hay hoạt động chân tay.

Đào tạo là tạo ra cái mới hoàn toàn, chứ không phải là cái có sẵn. Ví dụ chữ viết, những kiến thức về toán học, các kỹ năng về tay nghề, các thế võ,… Ban đầu chúng hoàn toàn chưa có nơi một con người. Chỉ sau khi được huấn luyện, đào tạo thì chúng mới có ở nơi ta. Ví dụ: học sinh được dạy học môn toán, để có kỹ năng tính toán. Một nhà khoa học được đào tạo, để có các kỹ năng nghiên cứu khoa học. Một vị Tu sĩ được dạy cách ngồi thiền, để có thể ngồi thiền tu tập sau này, Một người công nhân, được đào tạo tay nghề, để có thể làm việc sau này…

Tuy rằng, giáo dục không phải là đào tạo, nhưng muốn giáo dục thành công thì cần phải thông qua công tác đào tạo. Vì vậy chúng có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Cho nên khái niệm giáo dục trong bộ môn này được hiểu bao gồm cả giáo dục và đào tạo.

1. Khái niệm quá trình giáo dục là gì?

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một quá trình, trong đó: Dưới tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của người giáo viên, với tư cách là nhà giáo dục, nhà sư phạm,học sinh tự giác, tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện nhằm hình thành thế giới quan và những phẩm chất nhân cách tốt đẹp của người công dân tương lai.

Như vậy, trong quá trình giáo dục, giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động giáo dục đối với học sinh. Vai trò chủ đạo của người giáo viên thể hiện đậm nét trong việc cụ thể hóa, mục đích, mục tiêu giáo dục, xác định nội dung cần phải giáo dục và giáo dục như thế nào, bằng những phương pháp, phương tiện và những hình thức giáo dục nào cho phù hợp.

Điều đó cần được cụ thể hóa, chi tiết hóa trong chương trình, kế hoạch, trong hoạt động tổ chức giáo dục học sinh. Quá trình giáo dục không phải chỉ có tác động một chiều mà là tác động hai chiều, tác động song phương.

Người học sinh trong quá trình giáo dục không phải chỉ tiếp thu ảnh hưởng, tác động từ phía giáo viên mà chính bản thân họ cũng thường xuyên tiến hành hoạt động cá nhân, tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục để từng bước hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình.

Do đó, trong quá trình giáo dục diễn ra sự tác động qua lại, thường xuyên, tích cực giữa chủ thể – nhà giáo dục và đối tượng của quá trình giáo dục là học sinh, vừa là khách thể, vừa là chủ thể tự giáo dục. Đó là mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh giữa chủ thể và khách thể, giữa nhà giáo dục và người được giáo dục trong hoạt động giáo dục.

Nếu không có sự tác động qua lại đó thì chính bản thân quá trình giáo dục sẽ không tồn tại, không có quá trình giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Nói cách khác trong quá trình giáo dục luôn diễn ra sự tác động qua lại tích cực và sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động giáo dục và hoạt động tự giáo dục.

Vậy làm thế nào để nhận ra đâu là một quá trình giáo dục? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải đi tìm các đặc điểm của quá trình giáo dục.

Hiện tại Luận Văn Việt đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn tiếng anh.Nếu bạn đang gặp bất kỳ khó khăn gì với bài luận của mình, hãy liên hệ với chúng tôi ngay đề được đội ngũ giảng viên giúp đỡ tận tình.

Video liên quan

Chủ Đề