Giáo án so sánh số lượng trong phạm vi 6 năm 2024

So sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 6 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: Bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.

  1. Ônnhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 6.

- Trò chơi 1: Cô vỗ tay và cho trẻ đếm tiếng vỗ tay? “Tất cả là 6 tiếng vỗ tay”.

Cô dậm chân cho trẻ đếm? “Tất cả là 6 lần dậm”…

Cho trẻ chơi vài lần cô động viên khuyến khích trẻ

- Trò chơi 2: “Ai tinh mắt”

Cô cho trẻ tìm quanh lớp xem có nhóm đồ dùng nào có số lượng là 6, cho trẻ đếm kiểm tra, nêu kết quả và tìm thẻ số tương ứng.

Cô cho trẻ đếm số đồ dùng trên bàn, nêu kết quả và tìm thẻ số tương ứng.

  1. So sánh số lượng 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 6

- Trong rổ đồ chơi của các con có gì?

- Cho trẻ xếp hết số hoa thành 1 hàng ngang [xếp từ trái sang phải].

- Yêu cầu trẻ xếp 5 cái lá tương ứng 1:1 với số hoa.

- Yêu cầu trẻ xếp 4 quả tương ứng 1:1 với số hoa.

- Cho trẻ đếm số hoa và số cái lá, số quả.

- Tìm thẻ số tương ứng với mỗi đối tượng.

- Cho trẻ so sánh số hoa và số cái lá

+ Nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn, nhiều hơn là mấy, ít hơn là mấy?

- Cho trẻ so sánh số quả và sốhoa

+ Nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn, nhiều hơn là mấy, ít hơn là mấy?

- Cho trẻ so sánh 3 nhóm hoa, lá, quả

- Cho trẻ đếm 3 nhóm và hỏi trẻ vậy nhóm nào nhiều nhất? nhóm nào ít hơn, nhóm nào ít nhất? vì sao?

-Nhóm nào nhiều nhất?

-Nhóm nào ít hơn?

-Nhóm nào ít nhất?

* Cô chốt:

- Nhóm hoa với nhóm lá với nhóm quả thì nhóm hoa có số lượng nhiều nhất là có 6.

- Nhóm lá so với nhóm quả thì nhiều hơn nhưng so với nhóm hoa lại ít hơn nên nhóm lá là nhóm ít hơn là có 5.

- Nhóm quả so với nhóm lá với nhóm hoa thì nhóm quả là ít nhất là có 4.

+ Cho trẻ chỉ vào nhóm hoa và nói nhiều nhất, chỉ vào nhóm lá nói ít hơn, chỉ vào nhóm quả nói ít nhất

+ Muốn nhóm lá, quả bằng nhóm hoa thì phải làm thế nào?

- Cho trẻ lấy thêm 1 lá, thêm 2 quả xếp vào nhóm để đếm và so sánh số hoa, lá, quả

- Nhóm hoa, lá và quả bây giờ như thế nào?

- Cùng có mấy?

[Đều bằng nhau và cùng có 6]

-Cho trẻ đếm và cất từng nhóm

- Cất 3 bông hoa thì còn mấy bông hoa?

- Cất 2 lá thì còn mấy lá?...

- Cất dần từng đối tượng và đếm

  1. Luyện tập củng cố

Trò chơi 1: Nói đúng

- Cho trẻ quan sát trên hình ảnh 3 gia đình có số lượng các thành viên khác nhau trong phạm vi 6, nói tên gia đình có số thành viên nhiều nhất, ít hơn, ít nhất

- Luật chơi : Bạn nào nói đúng thưởng vỗ tay

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần

- Động viên khuyến khích trẻ

Trò chơi 2: Nhanh tay, tinh mắt

- Chia lớp thành 3 nhóm

Cô có các nhóm cốc, bát, thìa [3 đối tượng]

Cách chơi: Khi nghe thấy tiếng nhạc thì 3 bạn ở đầu hàng sẽ bật qua các vòng của đội mình và lấy nhanh đồ dùng của nhóm mình đặt nên bàn của đội mình

- Luật chơi: Chỉ được lấy nhóm đồ dùng theo quy định của nhóm mình, nếu nhóm nào lấy nhầm hoặc làm rơi thì sẽ không được tính, thời gian bắt đầu và kết thúc bằng một bản nhạc, đội nào lấy được nhiều nhất thì đội đó sẽ thắng cuộc.

- Cho trẻ chơi

- Cô và trẻ kiểm tra kết quả sau khi chơi

- Luyện cho trẻ so sánh kết quả của các đội bằng cách diễn đạt các từ nhiều nhất, ít hơn, ít nhất, hoặc bằng nhau.

+ Để có được những cây rau, củ quả cho chúng mình ăn, các bác nông dân đã gieo các hạt giống xuống đất và chăm sóc cho hạt giống nảy mầm và lớn lên thành cây cho chúng mình ăn đấy.

+ Các con hãy quan sát cô có những hạt giống gì nhé!

2.Nội dung

Hoạt động 1: Ôn đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 6.

Trò chơi 1: “Tai ai tinh”

Cách chơi: Cô lắc các chai có chứa các loại hột hạt, cô lắc và yêu cầu trẻ đếm xem cô đã lắc từng chai là bao nhiêu lần.

- Lần 1: Cô lắc chai có hạt đỗ xanh. Cô lắc 5 lần. Trẻ đếm và nói kết quả.

- Lần 2: Cô lắc chai có hạt đỗ đen. Cô lắc 4 lần. Trẻ đếm và nói kết quả.

- Lần 3: Cô lắc chai có hạt lạc. Cô lắc 6 lần. Trẻ đếm và nói kết quả.

- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ.

Trò chơi 2: “Thi xem đội nào nhanh”.

* Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội: Đội nơ xanh, nơ đỏ, nơ vàng. Mỗi đội sẽ quan sát một vườn rau, đếm xem có bao nhiêu củ cà rốt, bao nhiêu cây bắp cải, bao nhiêu cây su hào.

* Thời gian chơi là một bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc thì cô sẽ đi kiểm tra.

- Cô kiểm tra kết quả của từng đội, nhận xét, khen ngợi các đội chơi.

Hoạt động 2: So sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 6.

  1. So sánh số lượng hai nhóm đối tượng hơn kém nhau một đối tượng.

- Cô chia cho mỗi trẻ một mảnh vườn nhỏ, rổ đồ dùng có cây giống bắp cải, cà rốt bằng giấy xốp màu.

- Cho trẻ quan sát trong rổ đồ dùng của mình có những gì? [Có bắp cải, cà rốt], xếp hai nhóm đối tượng và đếm số lượng hai nhóm.

+ Các con hãy quan sát xem trong rổ đồ dùng của các con có những gì?

+ Bắp cải và cà rốt là hai loại rau củ có chứa rất nhiều vitamin làm cho da của chúng mình trắng trẻo hồng hào, mắt thì sáng hơn.

- Các con hãy lấy tất cả số cây bắp cải có trong rổ ra trồng vào một luống trong vườn của các con. Hãy trồng thành một hàng ngang từ trái qua phải.

- Sau đó, chúng mình hãy đếm ra tay 5 củ cà rốt và trồng vào luống thứ hai, trồng tương ứng mỗi cây bắp cải là một củ cà rốt.

- Các con hãy đếm xem chúng mình đã trồng được bao nhiêu cây bắp cải. [6 Cây bắp cải]

- Các con lại đếm xem chúng mình trồng được bao nhiêu củ cà rốt. [5 Củ cà rốt]

* Cho trẻ so sánh số lượng hai nhóm:

- Các con hãy quan sát xem số lượng cây bắp cải và số lượng củ cà rốt như thế nào với nhau?

- Số lượng nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?

- Số lượng nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?

- Cô chính xác lại: Số bắp cải nhiều hơn số cà cà rốt là 1. Số cà rốt ít hơn số bắp cải là 1.

* Tạo sự bằng nhau:

- Làm thế nào để số bắp cải và số cà rốt bằng nhau?

- Thêm một củ cà rốt.[Cho trẻ thực hiện trên đối tượng của trẻ].

- Cho trẻ thêm 1 củ cà rốt và đếm nói kết quả.

- Vậy 5 củ cà rốt thêm 1 củ cà rốt được mấy củ à rốt?

- Vậy 5 thêm 1 được 6

- Lúc này nhóm củ cà rốt và nhóm bắp cải có số lượng đã bằng nhau chưa. Và bằng nhau là mấy?

- Cô chính xác lại: Khi thêm một củ cà rốt thì số lượng hai nhóm bắp cải và cà rốt bằng nhau và cùng bằng 6.

  1. So sánh số lượng hai nhóm đối tượng hơn kém nhau hai đối tượng.

- Cho trẻ thu hoạch 2 củ cà rốt.

- Đếm số lượng hai nhóm và nói kết quả.

* Cho trẻ so sánh số lượng hai nhóm:

- Các con hãy quan sát xem số lượng cây bắp cải và số lượng củ cà rốt như thế nào với nhau?

- Số lượng nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?

- Số lượng nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?

- Cô chính xác lại: Số bắp cải nhiều hơn số cà cà rốt là 2. Số cà rốt ít hơn số bắp cải là 2.

* Tạo sự bằng nhau:

- Làm thế nào để số bắp cải và số cà rốt bằng nhau?

- Thêm hai củ cà rốt.[Cho trẻ thực hiện trên đối tượng của trẻ].

- Cho trẻ thêm 2 củ cà rốt và đếm nói kết quả.

- Vậy 4 củ cà rốt thêm 2 củ cà rốt được mấy củ à rốt?

- Vậy 4 thêm 2 được 6

- Lúc này nhóm củ cà rốt và nhóm bắp cải có số lượng đã bằng nhau chưa. Và bằng nhau là mấy?

- Cô chính xác lại: Khi thêm hai củ cà rốt thì số lượng hai nhóm bắp cải và cà rốt bằng nhau và cùng bằng 6.

- Cho trẻ cất từng nhóm từ phải sang trái và đếm số lượng của từng nhóm một.

- Cho trẻ cất rổ đồ dùng.

Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố.

- Trò chơi 1: “Hãy xếp cho đủ quả vào rổ”.

* Cách chơi: Cô chia 3 tổ thành 3 nhóm quây tròn vào nhau, mỗi đội đều có 3 loại quả khác nhau, và có 3 rổ để đựng quả, trong mỗi rổ đã có một số quả. Nhiệm vụ của các con là phải lấy thêm quả ở trong rổ to vào 3 rổ nhỏ đúng chủng loại và phải đủ số lượng là 6.

* Thời gian chơi là một bản nhạc.

- Cô đi kiểm tra từng đội và yêu cầu trẻ đếm lại số quả của đội mình.

- Trò chơi 2: “Cùng làm vườn”

* Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội chơi: Đội nơ xanh, nơ đỏ, nơ vàng. Mỗi đội sẽ có một vườn rau, nhiệm vụ của các đội là phải đếm và trồng thêm vào các luống rau sao cho mỗi luống rau đều đủ 6 cây rau. Muốn đến được vườn rau mỗi đội phải bật qua những chiếc vòng tròn.

* Thời gian chơi là một bản nhạc, khi kết thúc nhạc là thời gian chơi kết thúc.

- Cô kiểm tra kết quả từng đội, nhận xét, phân đội thắng thua, tặng quà cho các đội.

3.Kết thúc

- Cô nhận xét, khen ngợi, động viên trẻ, giáo dục trẻ ăn nhiều các loại rau, củ, quả để cho cơ thể khoẻ và đẹp.

Chủ Đề