Giải phóng hải phòng là ngày bao nhiêu năm 2024

Những ngày này, Hải Phòng rợp trời hoa phượng đỏ, cờ hoa trang hoàng rực rỡ khắp các phố phường đến các huyện, xã. Triển lãm ảnh "Hải Phòng 65 năm xây dựng và phát triển" được thành phố tổ chức với nhiều hình ảnh, tư liệu quý. Khu triển lãm Trung tâm thành phố thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Ngay khi diễn ra triển lãm, chúng tôi được gặp nhân chứng trực tiếp tham gia chiến đấu ngày ấy giới thiệu về quá khứ hào hùng của quân dân Hải Phòng, những ngày đầu giải phóng. Đó là Thượng tá Lê Sĩ Mão, 87 tuổi, nguyên là cán bộ Văn phòng, Bộ tư lệnh Hải quân. Năm 1955 ông là Tiểu đội trưởng trinh sát thuộc Trung đoàn 3, Bộ Quốc phòng được điều động về tham gia chiến đấu, làm công tác vận động, nắm tình hình… ở Hải Phòng. Thời điểm đó, cấp trên tuyển chọn toàn trung đoàn khoảng 1 đại đội, hành quân theo Quốc lộ 5 đến gần thành phố Hải Phòng, họ bí mật cải trang để vào trong nội đô làm nhiệm vụ. Những chiến sĩ trinh sát ngoan cường đã cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu với nhân dân.

Cựu chiến binh Lê Sĩ Mão cho biết: “Vào thời gian cao điểm từ ngày 9 đến đêm 12-5-1955, chúng tôi tập trung vào vận động công nhân, nhân dân bảo vệ các mục tiêu trọng điểm như: Nhà hát thành phố, nhà máy nước, nhà máy điện… vận động nhân dân không nghe lời địch xúi giục di cư vào Nam theo chúng mà ở lại củng cố quê hương”. Vừa tham quan triển lãm, ông vừa kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng chiến đấu thông qua mỗi bức ảnh. Ông giải thích chi tiết, liên hệ với thực tế mỗi con đường, khu phố hiện nay làm cho chúng tôi quên cả thời gian, đắm say trong lời kể. Là người con của thành phố, chúng tôi càng hiểu sâu hơn về lịch sử, truyền thống và yêu thành phố hơn.

Theo Hiệp định Geneve ký ngày 20-7-1954, trong thời hạn 300 ngày, quân đội Pháp tập kết tại các tỉnh Hải Phòng, Kiến An, khu Hồng Quảng để rút quân vào phía Nam vĩ tuyến 17. Sau khi buộc phải rút khỏi Thủ đô, địch tập trung phá hoại Hải Phòng, biến nơi đây thành đống đổ nát. Chúng cưỡng ép nhân dân di cư, phá hoại xí nghiệp, công xưởng, vơ vét tài sản để di chuyển vào Nam. Trước tình hình đó, các lực lượng tham gia giải phóng đã đập tan ý đồ của binh lính Pháp. Những trinh sát viên như cựu chiến binh Lê Sĩ Mão đã làm tròn nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ các lực lượng tiếp quản thành phố mà hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về con người và cơ sở vật chất. “Quá trình làm nhiệm vụ, chúng tôi hẹn gặp nhau ở một nơi nào đó, chớp nhoáng để trao đổi tình hình, báo cáo với cấp trên. Những tín hiệu nhận nhau, mẩu thư viết vội bằng những chữ viết tắt đã giúp chúng tôi giữ bí mật tuyệt đối” - cựu chiến binh Lê Sĩ Mão cho biết.

Lê Sĩ Mão sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếp quản Hải Phòng, ông được điều động về Cục Phòng thủ bờ bể [Quân chủng Hải quân ngày nay] để xây dựng lực lượng mới của Bộ lúc bấy giờ. Chính vì thế, Lê Sĩ Mão, người con xứ Nghệ luôn coi Hải Phòng là quê hương thứ hai của mình.

Cũng dịp đầu tháng 5, chúng tôi gặp Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm, nguyên Phó chánh thanh tra Bộ Quốc phòng, nguyên Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 tại gia đình ở đường Ngô Gia Tự, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Nhâm nhi ly trà ông chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ trong những ngày đầu tiếp quản thành phố Cảng. Lúc đó ông là Trung đội phó kiêm Quản trị trưởng Đại đội 27, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48, Đại đoàn Đồng Bằng 320. Ở độ tuổi 85 nhưng trông ông rất tráng kiện và minh mẫn nhớ về từng chi tiết, đường hướng, ngõ ngách bộ đội ta tiến vào thành phố.

Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm chia sẻ đơn vị hành quân chiến đấu tiếp cận từ hướng phía Bắc vào. Đêm 12-5-1955, ông cùng đồng đội tạm dừng ở Nhà máy xi măng Hải Phòng [nay là khu đô thị Vinhomes Imperia], củng cố lực lượng để ngày hôm sau vào tiếp quản. Trong đêm thanh vắng, ông cùng đồng đội trong tổ 3 người ra gần chân cầu Lạc Long hướng về phía thành phố, nơi có ánh đèn sáng rực. Các ông đoán nhìn về phía thành phố xem có bao nhiêu bóng điện. Mỗi người có 1 ý kiến và thống nhất cả thành phố khoảng 10 nghìn bóng điện.

Tôi liền đặt câu hỏi sao lúc bấy giờ các ông lại đoán về bóng đèn? Ông cười và giải thích, một thời gian dài trước đó, các ông chủ yếu sinh hoạt trong rừng. Ánh đèn sáng lúc bấy giờ là mơ ước của chính bản thân Nguyễn Duy Khâm cũng như đồng đội mong sao quê hương và nhiều nơi trên đất nước sẽ có điện sáng hơn.

Ngày hôm sau, trên các ngả đường tiến về trung tâm thành phố, Đại đội 27 đi dọc đại lộ Paul Bert [phố Điện Biên Phủ ngày nay] làm công tác tuyên truyền giải thích về chế độ, chính sách của Nhà nước sau ngày giải phóng để nhân dân an tâm.

Một kỷ niệm khó quên trong những ngày tiếp quản, chàng trai 20 tuổi Nguyễn Duy Khâm được mang trên mình khẩu tiểu liên tuyn [Tulle] bảo vệ cờ của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48 diễu hành biểu dương lực lượng. “Chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ tiếp quản, ngay buổi tối hôm sau, chỉ huy đơn vị đã cho chúng tôi đi xem phim tại rạp của thành phố” - cựu chiến binh Nguyễn Duy Khâm chia sẻ thêm.

Kỷ niệm của hai cựu chiến binh tham gia tiếp quản Hải Phòng chia sẻ là bài học quý để thế hệ trẻ hiểu biết hơn về lịch sử, truyền thống quê hương và đất nước.

Chủ Đề