Giải pháp xây dựng văn hóa công sở khánh hòa

Những năm gần đây, các cơ quan chức năng từ thành phố tới cơ sở đặc biệt chú trọng thực hiện 2 Quy tắc ứng xử (Quy tắc ứng xử nơi công cộng và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội) và phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng”.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh, qua hơn 6 năm thực hiện 2 quy tắc ứng xử và 4 năm thực hiện phong trào, nền hành chính ở Thủ đô tăng tính chuyên nghiệp; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô tăng kỷ cương - trách nhiệm - tận tình - thân thiện. Trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo, gương cá nhân, tập thể điển hình trong giao tiếp, ứng xử.

Khẳng định nếp văn hóa ứng xử dần định hình rõ nét ở địa phương, Phó Trưởng phòng Nội vụ huyện Hoài Đức Ngô Thị Sinh cho biết, tại các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện Hoài Đức, văn hóa ứng xử thể hiện đa dạng, từ lời ăn, tiếng nói, tác phong, lề lối làm việc đến thái độ giao tiếp. Ngoài những tiêu chí chung, huyện Hoài Đức chủ trương thực hiện trang phục đồng phục cho cán bộ, viên chức bộ phận “một cửa” tại các xã, thị trấn, giúp người dân đến làm việc dễ dàng nhận diện, thuận tiện giao tiếp, trao đổi công việc.

Chia sẻ kinh nghiệm, theo Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đông Anh Đặng Giang Sơn, trong xây dựng văn hóa công cộng, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Đông Anh đã thể hiện rõ qua việc triển khai hiệu quả các phong trào, mô hình văn hóa. Trong xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, người lao động, các đơn vị luôn đề cao vai trò người đứng đầu, qua đó lan tỏa nền nếp, tác phong làm việc đến những người xung quanh. Huyện Đông Anh cũng kịp thời động viên khen thưởng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt văn hóa công sở, nêu gương sáng để mọi người cùng học tập.

Tại các sở, ban, ngành của thành phố, văn hóa công sở định hình ngày càng rõ nét. Chẳng hạn như ngành Bảo hiểm Thủ đô xây dựng phòng làm việc kiểu mẫu với những nguyên tắc ứng xử cụ thể, phù hợp với từng vị trí công việc do cán bộ, công chức, người lao động đảm nhận.

Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho hay, đơn vị tập trung lấy ý kiến về những điều bệnh nhân chưa hài lòng, căn cứ vào đó để từng bước rút kinh nghiệm.

Để văn hóa ứng xử ngày càng lan tỏa

Bên cạnh những hiệu quả, tại tọa đàm đã có nhiều ý kiến nêu ra những vấn đề cần rút kinh nghiệm, như: Nhận thức của một số cán bộ, người lao động về xây dựng văn hóa ứng xử còn hạn chế; quy định lề lối làm việc một số nơi còn thiếu khoa học, hiệu quả xử lý, giải quyết công việc chưa cao...

Để văn hóa công sở và nơi công cộng ngày càng đi vào thực chất, có sức lan tỏa sâu rộng, đại diện các cơ quan chức năng, địa phương đề xuất nhiều giải pháp khả thi, như: Bố trí thêm nguồn lực cho tuyên truyền, vận động thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử của thành phố; khen thưởng kịp thời đi liền với phê bình, xử phạt; tận dụng thế mạnh công nghệ số trong tuyên truyền, vận động...

Trưởng ban Tuyên giáo Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Hoàng Thu Hồng cho rằng, việc tuyên truyền về các quy tắc ứng xử, phong trào thi đua nhằm xây dựng môi trường làm việc văn hóa, không gian công cộng văn minh cần cụ thể, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu, để thu hút nhiều người tham gia hơn.

Còn theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, cần đưa nội dung cụ thể của các quy tắc ứng xử vào những tác phẩm điện ảnh, sân khấu, giúp lan tỏa tốt hơn.

Từ những ý kiến nêu trên có thể nhận thấy, kinh nghiệm và cách làm quan trọng nhất là dù làm việc ở cơ quan nào, đảm nhận vị trí công việc gì, thì mỗi người cần có nhận thức đúng về văn hóa ứng xử. Khi nhận thức đúng thì sẽ có hành động đúng và cách ứng xử phù hợp. Nhìn rộng hơn, việc thực hiện tốt quy tắc ứng xử cũng như các phong trào thi đua sẽ góp phần tạo nền tảng, môi trường cho mỗi cán bộ, công chức, người lao động ngày càng hoàn thiện hơn về lề lối, tác phong làm việc, thái độ phục vụ. Đó cũng là giải pháp quan trọng để duy trì, phát triển những đức tính và giá trị tốt đẹp của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2023 - 2030”

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 21/7/2023 về việc ban hành Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2023 - 2030”.

Mục tiêu của Đề án:

Tiếp tục tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chỉ đạo, tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2023 - 2030. Cụ thể: 100% cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính được cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ quá trình tham mưu, tổng hợp, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính dưới nhiều hình thức; được tiếp cận với các mô hình cải cách hành chính hiệu quả, kinh nghiệm cải cách hành chính trên địa bàn toàn tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước; 100% cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính được tiếp cận các bài giảng, tài liệu, số liệu, cơ sở dữ liệu về cải cách hành chính để tra cứu, tham khảo trong thực hiện nhiệm vụ; được kịp thời hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc trực tiếp hoặc gián tiếp qua kênh hỏi đáp về cải cách hành chính.

Yêu cầu là cần tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính phải gắn với việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị; việc bồi dưỡng, tập huấn phải được thực hiện thường xuyên, có nội dung cập nhật, phương pháp linh hoạt phù hợp với từng nhóm đối tượng; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính phải thường xuyên được hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; đề cao ý thức tự học, trau dồi kiến thức qua hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cải cách hành chính; kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được của Đề án kiện toàn tổ chức, cán bộ tham mưu, giúp việc về cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh” được ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Nhiệm vụ chung cần thực hiện:

Phổ biến chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cải cách hành chính của Bộ Nội vụ nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh;

Đổi mới phương pháp tập huấn, bồi dưỡng, kết hợp hài hòa, hợp lý giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến một số chuyên đề, đáp ứng nhu cầu học tập linh hoạt, kịp thời của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh;

Tiếp tục bổ sung, cập nhật cơ sở dữ liệu về cải cách hành chính trên Cổng Thông tin điện tử Cải cách hành chính tỉnh (website https://cchc.khanhhoa.gov.vn/); thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu về cải cách hành chính với website caicachhanhchinh.gov.vn của Bộ Nội vụ;

Nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng, tập huấn về cải cách hành chính. Triển khai phần mềm kiểm tra, đánh giá tự động, định kỳ các kiến thức về cải cách hành chính đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Có cơ chế động viên, khuyến khích, biểu dương đối với các công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính các cấp có kết quả kiểm tra tốt và khuyến nghị về việc cập nhật, bổ sung các kiến thức về cải cách hành chính đối với công chức, viên chức chưa đạt hoặc đạt kết quả thấp;

Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước, mời các địa phương, tổ chức, cá nhân có năng lực, uy tín, kinh nghiệm thực tiễn về cải cách hành chính tham gia giảng dạy các chương trình bồi dưỡng, tập huấn, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm tại các diễn đàn, hội thảo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính tại địa phương;

Tổ chức các đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm tại các cơ quan, đơn vị, địa phương đạt kết quả nổi bật trong công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số trong và ngoài tỉnh;

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Giải pháp thực hiện:

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc bố trí, sắp xếp đủ số lượng cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, phù hợp với cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Từng bước hình thành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ổn định, có tính chuyên nghiệp cao trong tham mưu, tổ chức triển khai công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương;

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính;

Tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về cải cách hành chính, cung cấp trên Cổng thông tin điện tử cải cách hành chính tỉnh (chuyên mục trên website cchc.khanhhoa.gov.vn); thiết lập các kênh, đầu mối trao đổi, cung cấp, giải đáp, quản lý thông tin, kiến thức, kinh nghiệm về cải cách hành chính (chuyên mục trên website cchc.khanhhoa.gov.vn, các nhóm zalo,…) để đáp ứng yêu cầu tra cứu, khai thác, phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị;

Bố trí đủ kinh phí cho công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính.