Giá trị nghệ thuật giá trị nhân đạo

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Hãy nêu những phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật của truyện “Sống chết mặc bay”.

Trả lời:

Quảng cáo

Giá trị hiện thực của truyện “Sống chết mặc bay” là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.

Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨMVĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975I. KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO VÀ CÁCH PHÂN TÍCHGIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC1. Khái niệm, biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn họca. Khái niệm:Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính đượctạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu trântrọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy củahọ.b/ Biểu hiện của giá trị nhân đạo- Sự bất bình, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người- Sự đồng cảm, xót thương trước số phận bất hạnh của con người- Sự phát hiện, trân trọng ước mơ, khát vọng, phẩm chất tốt đẹp của conngười- Ước mong [mang đến cuộc sống tốt đẹp, gieo niềm tin,…chỉ ra con đườngđấu tranh] của tác giả giành cho con người2. Cách phân tích giá trị nhân đạo của một tác phẩm văn họca. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩmb. Giải thích khái niệm giá trị nhân đạoc. Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩmCÁC EM NÊN ĐẶT RA HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎIĐÓ. Các câu đó có thể là:- Tố cáo đối tượng nào? Gây nên đau khổ gì? Cho ai?- Đồng cảm, xót thương cho số phận bất hạnh của ai? Vì sao?- Những phẩm chất, khát vọng …nào của các nhân vật nào được phát hiện và trântrọng?- Tác giả gửi gắm ước mong gì đối với cuộc đời, số phận nhân vật qua tác phẩm?....d. Nhận xét, đánh giá- Cách thức thể hiện giá trị nhân đạo [nghệ thuật thể hiện]- Điểm mới mẻ, sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của tác giảII. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TÁC PHẨM VỢ CHỒNG APHỦ CỦA TÔ HOÀI VÀ VỢ NHẶT CỦA KIM LÂN1. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI- Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ- Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo- Phân tích các biểu hiện:+ Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi [tiêu biểu là cha con thống líPá Tra]: lợi dụng cường quyền, thần quyền bốc lột sức lao động, chà đạp quyền sốngchính đáng, quyền tự do của con người…+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người có số phận bất hạnh nhưMị và A Phủ [nỗi đau khổ của Mị khi làm con dâu gạt nợ, tình trạng bị áp bức củaAPhủ]+ Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người laođộng miền núi trong xã hội cũ [Phẩm chất tốt đẹp, sức sống tiềm tàng của Mị, A Phủ]+ Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức vàvạch ra con đường giải phóng cho họ [sự phản kháng của Mị, hành động cắt dây cởitrói, hành động chống lại của APhủ…]- Đánh giá+ Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả tâm lí nhân vật+ Nét mới trong tư tưởng nhân đạo của tác phẩm:• Niềm tin vào sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của con người và khả năng vươndậy của họ• Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh và chỉ ra con đường giảiphóng cho người nông dân bị áp bức2. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM VỢ NHẶT - KIM LÂN- Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ Nhặt- Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo- Phân tích các biểu hiện:+ Tác giả bộc lộ niềm xót xa, thương cảm với cuộc sống bi đát của người dânnghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đốivới nhân dân ta [chi tiết nạn đói và tình cảnh con người trong cái đói]+ Tác phẩm đi sâu khám phá và trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọngsống của con người• Khát vọng hạnh phúc của Tràng• Ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ của thị• Ý thức vun đắp cho cuộc sống của các nhân vật [bà cụ Tứ, Thị, Tràng]• Hi vọng về sự đổi đời của nhân vật Tràng+ Lòng tin sâu sắc vào phẩm giá và lòng nhân hậu của con người• Tràng: sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng, ý thức trách nhiệm…• Thị thay đổi từ chao chát, chỏng lỏn sang ý tứ, cư xử hiền hậu, đúng mực, đảmđang• Bà cụ Tứ: thương con, bao dung, nhân hậu, lạc quan…- Đánh giá+ Nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật…+ Nét nổi bật trong tư tưởng nhân đạo của tác phẩm:Niềm tin sâu sắc của tác giả vào phẩm giá, vào bản năng sống, khát vọng sốngmạnh mẽ và tình người đậm đà của người lao động, dù họ phải sống trong hoàncảnh tăm tối.THỬ SO SÁNH NÉT KHÁC NHAU CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG NHÂNĐẠO THỂ HIỆN QUA HAI TÁC PHẨMBÀI TẬP- Chọn một trong hai tác phẩm, viết bài văn phân tích giá trị nhân đạo của tácphẩm đó

Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù. Nó cùng với các bộ môn nghệ thuật khác tạo nên diện mạo tinh thần của một dân tộc. Nếu như phương thức phản ánh của hội họa là màu sắc, của âm nhạc là giai điệu, của kiến trúc là hình khối,…thì của văn học chính là ngôn từ nghệ thuật. Vì thế cho nên, bản thân văn học gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ dân tộc và là một trong những kênh quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển hệ thống vốn từ tiếng Việt cùng với các quy tắc sử dụng nó.

Mặt khác, văn chương cũng như tất cả các loại hình nghệ thuật khác đều hướng tới việc phản ánh hiện thực, tái tạo hiện thực hoặc xây dựng một hiện thực viễn tưởng. Như thế, đối tượng phản ánh của nó chính là con người, cuộc đời và mục đích hướng tới cũng chính là cải tạo xã hội, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Bởi vậy cho nên, trong các giá trị căn bản của văn học, người ta không thể không nói đến hai giá trị cốt lõi – giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

1. Giá trị hiện thực

Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết hiện thực trong các tác phẩm văn chương đều là hiện thực được hư cấu. Nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kỳ trên nhiều góc diện khác nhau hơn là các hiện thực cụ thể.
Khi làm các bài tập làm văn có dạng: Anh/ chị hãy trình bày giá trị hiện thực trong tác phẩm….? Học sinh cần xác định rõ thế nào là giá trị hiện thực, nói cách khác, cần nêu cách hiểu hay khái niệm về giá trị hiện thực. Việc nhận thức đúng, đủ sẽ giúp cho người học xác định chính xác các đặc điểm căn bản của nó, từ đó hoàn thiện được bài viết một cách tốt nhất.

Về căn bản, giá trị hiện thực gồm 2 đặc điểm chủ yếu sau:

– Đặc điểm thứ nhất: làm rõ các hiện thực được nhà văn đưa vào trong tác phẩm. Nói cách khác, tác phẩm đó phản ánh hiện thực gì? trong giai đoạn nào? Hiện thực đó được thể hiện qua những nét tiêu biểu nào? Ý nghĩa của việc phản ánh hiện thực ấy là gì?

– Đặc điểm thứ hai: Con người điển hình. Đây là nét đặc trưng của tác phẩm hiện thực. Lẽ đương nhiên gắn với mỗi thời kỳ, mỗi xã hội nhất định, bao giờ cũng có mẫu người đại diện cho toàn xã hội. Mẫu người ấy được nhà văn khái quát và xây dựng lại thành cách hình tượng điển hình trong tác phẩm của mình. Do vậy, muốn làm rõ giá trị nhân đạo của một tác phẩm nào đó, cần phân tích được hình tượng nhân vật điển hình trên các phương diện: khắc họa ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói,….nhân vật đó đại diện cho tầng lớp, giai cấp hay lớp người nào trong xã hội? Nó có thể hiện tiếng nói chung cho lớp người nào không? Bằng việc xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong tác phẩm, tác giả mong muốn đạt được điều gì? Hay nhân vật điển hình giúp tác giả thể hiện hiện thực được phản ánh như thế nào?

Luôn nhớ là bất kỳ chi tiết nghệ thuật nào của tác phẩm đều có ý nghĩa của nó, ý nghĩa đó độc lập tương đối song phải luôn được đặt trong chỉnh thể để có được cái nhìn, cách đánh giá đúng đắn nhất.

2. Giá trị nhân đạo

Là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.

Để làm rõ giá trị nhân đạo của một tác phẩm, cần phân tích được các khía cạnh sau:

– Tố cáo xã hội: đây chính là cái hoàn cảnh chung mà ở đó nhân vật bị đẩy vào các hoàn cảnh bi đát, đau khổ. Thông thường ở phương diện tố cáo, các nhà văn thường thể hiện quan điểm lên án, phê phán với các tầng lớp thống trị, những kẻ ăn trên ngồi trốc, ỷ mạnh hiếp yếu, trà đạp cuộc sống con người và làm băng hoại các giá trị đạo lý.

– Ca ngợi: có thể ca ngợi một truyền thống tốt đẹp nào đó hoặc ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một con người hoặc một lớp người trong xã hội. Đây chính là những vẻ đẹp bị lấp vùi bởi sự thống trị, đàn áp.

– Thương cảm, bênh vực: xuất phá từ việc phát hiện, khám phá được những nét đẹp ẩn tàng của nhân vật, hoặc nhận thức được hoàn cảnh đã đẩy những người tốt đẹp, lương thiện vào đường cùng, hoặc đẩy họ vào con đường tội lỗi nên các nhà văn bày tỏ niềm thương cảm với họ, tạo ra những tình huống, hoặc xây dựng những nhân vật phụ để làm chỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn, thách thức và vươn lên khẳng định bản thân, khẳng định niềm tin, ước mơ và khát vọng trong cuộc sống.

– Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật: Đặc điểm này không hoàn toàn có trong tất cả các tác phẩm. Nó phụ thuộc vào nhận thức và khả năng dự đoán trước hiện thực của nhà văn, nhờ đó nhà văn chỉ ra được con đường giải quyết những bế tắc của số phận nhân vật, hoặc tạo ra những chi tiết viễn tưởng, kỳ ảo như một lối thoát cho nhân vật khi mà mọi nẻo đường ở thực tại hay ở chốn nhân gian đều không có khả năng thay đổi được hoàn cảnh.

Phân tích và làm rõ được những đặc điểm trên, chắc chắn các em sẽ hoàn thành được yêu cầu chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Nắm chắc khái niệm và các đặc điểm của giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo là chìa khóa quan trọng để học sinh đi vào giải mã và tìm ra được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Với những gợi mở ở trên, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào giúp các em tự tin hơn khi bắt gặp những dạng đề phân tích giá trị hiện thực hoặc giá trị nhân đạo. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

Video liên quan

Chủ Đề