Giá cao khỉ bao nhiêu tiền 1 lạng

Gần đây, các cơ quan chức năng tăng cường xử lý những trường hợp mua bán, nấu cao động vật hoang dã nhưng tình trạng này vẫn không giảm. Thậm chí, ở miền Bắc vẫn có vài làng có đến hàng chục người chuyên mở lò nấu hoặc đi các nơi nấu cao thuê.

Nhà nhà làm “nghề độc”

Đó là 2 làng Phú Cường và Yên Sơn thuộc xã Lãng Công, huyện vùng cao Lập Thạch [tỉnh Vĩnh Phúc]. Theo tìm hiểu của phóng viên, hoạt động nấu cao ở đây đã tồn tại được 20 năm và thời gian gần đây lại càng “nhộn nhịp”.

Ông Đỗ Văn Trung, ngoài 50 tuổi, một người dân ở thôn Phú Cường, tiết lộ rằng ban đầu, người dân Phú Cường và Yên Sơn chỉ có thói quen lên khu rừng nguyên sinh phía sau làng để đào “cây ba mươi” [hay còn gọi là ông ba mươi, một loại thảo mộc có lông, giống đầu con hổ] về nấu thành cao đem bán.

Sau đó, từ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, người dân bắt đầu tiến đến việc săn bắt, mua bán các loại động vật quý hiếm như rùa, trăn, khỉ, ngựa bạch và hổ về để nấu cao thu lời.

Từ việc tự mở lò nấu cao ngay tại làng, cách đây 4 năm, người Yên Sơn và Phú Cường bắt đầu xuôi về Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An… để mở lò nấu cao dạo.

Do có nhiều mối quen biết, nhiều người trong số họ đã trở thành những thợ chuyên nấu cao thuê cho những chủ lò có nhu cầu. Một số khác tiến xa hơn đến việc tham gia vào những đường dây buôn bán động vật quý hiếm, từ ban đầu là gấu, trăn, rùa đến cao cấp nhất là hổ.

Cứ đến đầu làng Yên Sơn, Phú Cường gợi chuyện cần tìm người nấu cao hổ, trăn, khỉ… là ngay lập tức có 4-5 người bủa ra mời mọc. PV Báo SGGP đã theo chân một vị khách tên T. ở TPHCM có nhu cầu nấu cao hổ đến làng Yên Sơn. Khi anh T. đặt vấn đề cần nấu một nồi cao khỉ, một phụ nữ trạc 45 tuổi, tên Hồng, nhà ở đầu làng, gật đầu ngay.

Chị ta bảo: “Cao khỉ ở đây ai cũng nấu được. Cần mua cao đã nấu xong cũng có ngay bây giờ”. Tuy vậy, khi được yêu cầu nấu thêm một nồi cao hổ chính hiệu thì chị ta bảo: “Nếu chưa vội thì các anh đợi tôi khoảng 1 tuần tôi mới tìm được xương hổ. Còn muốn nấu ngay thì tôi dẫn sang nhà ông láng giềng”. Chị ta dẫn chúng tôi sang nhà ông Trần Văn Phúc, 60 tuổi.

Ông Phúc hớn hở mời khách vào nhà, mang ra một rổ đựng hàng trăm bánh cao đen nhánh, bọc túi ni lông, để khoe sản phẩm của mình, rồi bảo: “Đây là mẻ cao ngựa bạch Trung Quốc [được buôn từ Cao Bằng, Bắc Cạn về], tôi vừa nấu xong 2 ngày. Còn cao hổ thì vừa nấu từ cách đây 1 tháng. Cao hổ không thể nấu dồn dập được. Tôi dẫn các anh sang nhà chú em của tôi. Chú ấy còn nguyên một bộ xương hổ khô khoảng 25kg”.

“Chú em” của ông Phúc tên là Sáu, 45 tuổi, dáng to cao lực lưỡng, đầu húi cua. Anh ta bộc bạch: “Ở đây ai cũng có thể nấu cao. Nhưng hổ cũng như cao hổ bây giờ lên giá kinh khủng lắm. Lý do thứ nhất là hổ càng ngày càng hiếm. Thứ hai là công an họ làm rất dữ dội. Nhiều vụ đã sập bẫy rồi”.

Từ nhiều năm nay, anh Sáu đã trở thành một trong những thợ chuyên nấu cao thuê ở làng Yên Sơn. “Tháng nào tôi cũng xuôi Hà Nội khoảng 2-3 lần để nấu cao và khách của tôi toàn là những VIP, đại gia, người có máu mặt”.

Phần lớn các mẻ cao của anh là do chủ nhà đã sắp sẵn hổ rồi mời anh về nấu thuê. Anh vô tư kể cho chúng tôi nghe tên của nhiều người mà ở đây không tiện kể. Tuy nhiên, trong trường hợp khách có nhu cầu mua cả hổ và nấu cao anh cũng đáp ứng ngay được.

Phóng to2 nồi cao hổ được nấu tại “lò” của Nguyễn Thị Thanh ở nhà B5, KTT Thanh Xuân Bắc [Thanh Xuân-Hà Nội] vừa bị triệt phá hồi tháng 10-2007

Cấm thì mặc cấm, có tiền vẫn "chơi"!

Gặp khách sộp, anh Sáu vội vã nhận lời nấu cho anh T. một nồi hổ cốt. Song cuộc mặc cả kéo dài cả tuần mới xong vì ban đầu anh Sáu bảo, hiện anh ta chỉ có một bộ xương hổ khô được bảo quản tận vùng Sơn Dương [Tuyên Quang].

Anh T. sợ xương hổ giả nên không chịu, yêu cầu phải nấu cả con hổ tươi còn da thịt và đưa vào tận nhà của anh ta ở TPHCM để nổi lửa.

Anh Sáu e ngại bảo, nếu vậy thì phải róc riêng xương hổ, cho vào bao tải rồi đi tàu hỏa Bắc-Nam vào để khỏi bị công an bắt. Sau hồi suy tính, họ đã quyết định mở lò ngay tại miền Bắc và anh T. sẽ bay từ TPHCM ra cho an toàn.

PV Báo SGGP đã được đột nhập vào lò nấu cao hổ của anh Sáu. Từ Hà Nội, 2 chiếc ô tô 4 và 7 chỗ chở cả đoàn người lên khu Hòa Lạc [Hà Tây]. Địa điểm được chọn để mở lò là một trang trại, bốn bề quây kín đá ong, cửa kín mít.

Một con hổ tươi nặng 80kg được chở bằng xe hơi từ một lò đông lạnh ở chân núi Ba Vì về, vứt ra sàn bếp, sau hơn 2 tiếng xối nước nóng đá mới tan, con hổ hiện nguyên hình đầu, đuôi, móng vuốt, bộ da vằn vện, được xác định là hổ Malaysia.

Phía gáy hổ còn nguyên một vết lõm của viên đạn… Trước khi chính thức xẻ thịt, chủ và khách lên trên nhà tính tiền. Anh Sáu nói: “Xương khô, hổ cốt hiện giờ đã là 8-10 triệu đồng/kg. Hổ tươi tính móc thì rẻ hơn, 3-4 triệu đồng. Con hổ này thuộc loại trung tuổi, chỉ lấy 3 triệu đồng/kg. Tổng cộng là 240 triệu đồng”. Không chần chừ, anh T. móc túi lấy tiền.

Sau đó, hơn 10 người cùng “đánh vật” mới lột được da, róc được xương con hổ. Mùi hôi sặc sụa. Tiếng búa quai nện đôm đốp lên những khúc xương hổ trắng phau. Đống vụn xương được xếp ngay ngắn vào một chiếc nồi quân dụng.

Bảy bình ga lớn xếp song song, chuẩn bị cho 7 ngày cả chủ và thợ nấu cao thuê bị “cấm cung” trong cái trang trại “nội bất xuất, ngoại bất nhập” ở Hòa Lạc.

Anh Sáu hỉ hả khoe: “Riêng ở khu Hòa Lạc này tôi đã nấu khoảng 4-5 nồi cao hổ. Toàn là các bác đại gia. Có bác còn dặn tôi, nếu bị bắt thì cứ a lô một câu, bác ấy sẽ giúp”.

Khi được hỏi, mỗi năm làng Yên Sơn, Phú Cường “hóa kiếp” bao nhiêu con hổ, anh Sáu lắc đầu bảo: “Cả làng tôi nhiều người đi nấu cao hổ lắm. Không thể tính cụ thể được. Nhưng chắc chắn là rất nhiều”.

Cách đây 4 năm, giá một lạng cao hổ chỉ có 2 triệu đồng [loại đắt nhất] nhưng bây giờ, loại cao xịn, khách được nhìn thấy tận lò, đã lên tới 8-10 triệu đồng/lạng.

Giá cao hổ cứ tăng lên vùn vụt, mang lại nguồn siêu lợi nhuận, đã khiến nhiều người lao vào buôn bán, tàng trữ và nấu cao hổ. Đã có rất nhiều phi vụ bị triệt phá, nhiều đối tượng bị khởi tố hình sự.

Tương tự, giá xương hổ cũng tăng lên nhanh chóng, từ 4-5 triệu đồng vào năm 2004 nay đã lên tới 6,5-8 triệu đồng/kg, khiến cho số lượng hổ bị săn bắt và buôn bán xuyên quốc gia ngày càng nhiều, đường dây buôn bán, nấu cao ngày càng lớn và tinh vi, khó lường.

Bao nhiêu 1 lạng cao khỉ?

Giá một lạng 200 ngàn, nửa lạng 100 ngàn”.

1 lạng cao khi ngâm bao nhiêu rượu?

Sử dụng một phần Cao khỉ, cắt mỏng ngâm cùng 10 phần rượu 35 – 40 độ. Ngâm liên tục trong 7 – 10 ngày là dùng được, thỉnh thoảng có thể lắc nhẹ để cao nhanh tan hơn. Mỗi ngày dùng uống 2 lần trước bữa ăn chính, mỗi lần uống một chén nhỏ. Có thể sử trộn thêm mật ong hoặc cháo nóng để cải thiện hương vị.

Bao nhiêu tuổi thì uống được cao khỉ?

Dùng cao khỉ để bổ máu và bổ toàn thận. Thường dùng cho phụ nữ trong trường hợp kém ăn, kém ngủ, thiếu máu, xanh xao vàng vọt, hay đổ mồ hôi trộm. Không ai dùng cho trẻ 2 tuổi!

Cao khi bảo quản như thế nào?

Vì cao khỉ khó bảo quản nên cần cất trong hộp kín có vôi cục [để hút ẩm]. Như vậy, phụ nữ trẻ nếu mắc các chứng bệnh kể trên thì mới phải dùng đến cao khỉ.

Chủ Đề