Filter và effect khác nhau như thế nào

Affect và Effect rất dễ nhầm lẫn, không chỉ bởi cách viết mà còn cách đọc, ngữ nghĩa. 

 

Khác biệt giữa Affect và Effect

Trong hầu hết trường hợp, affect là động từ và effect là danh từ. 

Do đó, nếu A affect [tác động] đến B, B sẽ nhận được effect [kết quả] từ A.

Affect và effect có cách phát âm gần như giống hệt nhau, nhiều người thậm chí còn xem chúng là từ đồng âm. Tuy nhiên, nếu nghe kỹ, bạn sẽ thấy có sự khác biệt nhỏ trong âm tiết đầu tiên. 

Nghĩa của Affect

Affect nghĩa là ảnh hưởng hoặc tạo ra sự thay đổi cho một cái gì đó.

Ví dụ: 

The tornado affected citizens within forty miles of Topeka.

The medicine will affect your eyesight for at least an hour.

Winning the swimming medal affected Tina’s performance in school, too.

Mẹo ghi nhớ: Affect bắt đầu bằng chữ A, có thể liên tưởng sang từ action [hành động], mà động từ thường chỉ hành động, do vậy affect là động từ. 

Nghĩa của Effect

Effect nghĩa là kết quả của một sự thay đổi [hiệu ứng, hiệu quả...].

Ví dụ: 

The effect of the tornado was devastating.

You’ll feel the effect of the medication in the next twenty minutes.

Tina’s big win had an effect on her confidence level overall.

Mẹo ghi nhớ: Hãy nghĩ về một câu có cả nguyên nhân [cause] và kết quả [effect]. Cause kết thúc với một chữ E, effect bắt đầu bằng một chữ E. Do đó, không chỉ nguyên nhân gây ra kết quả, mà chữ E của cause cũng bắc cầu sang chữ E của effect. Điều này giúp bạn nhớ được từ đang nghe là affect hay effect để tránh sai chính tả. 

Xem video để biết cách phân biệt dễ dàng hơn: 

Phân biệt Affect và Effect

Trường hợp ngoại lệ

Tiếng Anh vô cùng thú vị. Khi bạn đã ghi nhớ affect là động từ và effect là danh từ, bạn nên biết thêm một vài kiến thức khác. Đó là trong một số trường hợp, effect là động từ và affect là danh từ.

- Động từ effect có nghĩa là đem lại, thường xuất hiện cùng những danh từ như change hoặc solutions. 

Ví dụ: The protesters wanted to effect change in the corrupt government.

Khi sử dụng effect trong câu này, nó có nghĩa là "to have an effect on change" hoặc "to impact change".

- Danh từ affect có nghĩa là cảm giác, cảm xúc hoặc một phản ứng cụ thể thuộc về cảm xúc [thường dùng trong y học].

Ví dụ: The patient had a flat affect throughout the therapy session.

- Tính từ affected được sử dụng với ý nghĩa giả bộ, thích khoe khoang, cố tình gây ấn tượng. 

Phiêu Linh [theo grammarly.com]

Filter có thể nói là một phụ kiện đi kèm hỗ trợ rất nhiều cho máy ảnh để tạo ra những bức ảnh chất lượng cao và đầy tính nghệ thuật. Khi công nghệ càng phát triển đem lại những dòng sản phẩm thiết bị chuyên dụng và hiện đại, dòng máy ảnh kĩ thuật số đã có những bước tiến vượt bật trong việc ghi lại hình ảnh một cách chân thực và sống động nhất. Tuy nhiên trong vài trường hợp các máy ảnh vẫn không thể hoạt động một cách hoàn hảo nếu thiếu đi sự trợ giúp của một số phụ kiện đi cùng trong đó bao gồm filter.

Có cần thiết phải sử dụng filter?

Một số người dùng cho rằng việc trang bị một chiếc máy ảnh hiện đại với đầy đủ các tính năng là có thể sáng tác ra những bức ảnh đẹp nhất, điều này chỉ đúng trong một vài trường hợp. Có vẻ như hiện nay filter không còn quá quan trọng khi có sự trợ giúp của các công nghệ, phần mềm mở rộng vùng dyamic range trên máy ảnh vẫn có thể ghi lại các chi tiết ảnh cần thiết khi chụp raw.

Mặc dù vậy nhưng khi chụp ảnh trong điều kiện phơi sáng dài chẳng hạn như bạn muốn làm mặt nước biển, dòng sông trở nên mịn hơn tốt nhất hãy trang bị một filter cho mình. Nhờ đó việc điều chỉnh máy móc sẽ đơn giản hơn, cho bạn kết quả hoàn hảo như ý muốn.

Trong khi chụp ảnh, camera đóng vai trò như đôi mắt của bạn. Nếu ánh sáng từ mặt trời quá mạnh hiển nhiên cần một kính râm để bảo vệ mắt gần giống như vậy khi chụp ảnh cần một filter hỗ trợ bảo vệ mắt. Vào ban ngày khi chụp ảnh phong cảnh vì dải dynamic range có hạn gây khó khăn để máy thu thông tin của 2 vùng đất và trời với độ chênh lệch ánh sáng quá lớn. Nếu không muốn nhờ đến photoshop, filter sẽ là một công cụ tuyệt vời giúp bạn.

Filter có những loại nào?

Có 9 loại filter bao gồm UV, phân cực, ND, GND, Reverse Graduated, filter màu sắc, Close up và các loại filter tạo hiệu ứng. Mỗi loại filter sẽ có công dụng riêng biệt khác nhau và cách sử dụng phù hợp. Có loại được làm từ kính cao cấp polycarbonate hay polyester.

  • UV hay Haze Filter được làm từ những kính trong, sử dụng để bảo vệ thấu kính trước khỏi bụi bẩn, hạn chế trầy xước hay tránh ẩm ướt.

  • Kính lọc phân cực có tác dụng tăng độ tương phản hay màu sắc đồng thời giúp tránh sự phản xạ ánh sáng. Thông thường các kính lọc phân cực có thể giảm 2 bước ánh sáng, trời sẽ xanh hơn tùy vào mức độ quay filter tạo hiệu ứng.
  • Filter ND hỗ trợ phơi sáng dài hơn thường lệ giúp giảm lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Điều này rất hữu ích cho bạn muốn làm mịn khi chụp thác nước, mặt nước biển hay mây chuyển động trên bầu trời.

  • Khá giống với filter ND, filter GND được chia làm 2 phần tối hơn và sáng hơn để chụp những cảnh có độ sáng chênh lệch lớn như bầu trời và mặt đất mà vẫn đầy đủ các chi tiết trong một bức ảnh.
  • Tương tự như GND, kính lọc Reveser GND có phần viền bên dưới gần như một phần kính trong, phần giữa tối hơn và phần trên tối hẳn. Loại filter này thường được sử dụng để chụp bầu trời có cường độ sáng cao như lúc hoàng hôn hay bình minh.
  • Để lấy nét gần hơn như các ống kính macro bạn có thể sử dụng kính lọc close up và chất lượng có thể sẽ kém một chút.

Khi sử dụng các kính lọc bạn có thể tạo ra các hiệu ứng cho bức ảnh thêm phần thú vị như bokeh hình sao, trái tim , vệt sáng…

Sử dụng filter như thế nào?

Các filter cho phép bạn sử dụng độc lập hoặc kết hợp nhiều filter sử dụng cùng lúc. Khi cần thiết bạn có thể sử dụng phụ kiện để ghép các filter với nhau ví dụ như ba filter ND, GND và filter khác.

Khi quyết định sử dụng filter bạn nên tìm hiểu kĩ về nhu cầu sử dụng để mua đúng cũng như chất lượng filter được đảm bảo. Những kính lọc có chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ảnh.

Các kính lọc được sử dụng tùy thuộc vào bạn cần điều chỉnh vùng sáng tối ra sao. Để lựa chọn phù hợp, tốt hơn hết bạn nên chuyển sang chế độ chụp raw vài tấm khi không có filter và xem biểu đồ histogram. Rất nhiều người luôn luôn sử dụng filter trong mọi trường hợp nhưng điều này sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn cho các bức ảnh không cần thiết đến sự hỗ trợ của filter.

Hãy luôn mang theo filter khi chụp thác nước vì chỉ cần phơi sáng dài hơn 1 giây bạn đã có được một bức ảnh khác hoàn toàn.

[Tổng hợp]

Nếu đang muốn tìm một sản phẩm filter cho mình các bạn có thể tham khảo tại zShop.

Các loại filter và cách dùng phù hợpCác loại filter và cách dùng phù hợp trong nhiếp ảnh

Post navigation

Previous Article

Zhiyun Smooth 4 và DJI Osmo Mobile 2 – Ai mạnh hơn

Next Article

Làm chủ ánh sáng với đèn flash cùng Dr Thanh tại zShop Biên Hòa ngày 26.5

Video liên quan

Chủ Đề