Fenaflam 25mg cách dùng

Bài viết chọn lọc
  • Đồng hành cùng con thoát khỏi đau bụng kinh an toàn
  • Mách bạn mẹo khắc phục đau bụng kinh tại nhà trong nháy mắt
  • BS Đỗ Thanh Hà giải đáp thắc mắc người bệnh về bài thuốc chữa đau bụng kinh Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam

Tác giả: Kiều Hương

Tham vấn y khoa: Bs. Ngô Thị Hằng

Thuốc đau bụng kinh Fenaflam là loại thuốc được nhiều chị em truyền tai nhau nên sử dụng tròn trường hợp đau bụng trong kỳ hành kinh mỗi tháng. Vậy thuốc Fenaflam có tốt không và nên sử dụng thế nào để đạt được hiệu quả chữa trị và an toàn với cơ thể phụ nữ?
Nội dung chính trong bài [Hiện]

1. Thuốc đau bụng kinh Fenaflam có tốt không?

1.1. Tác dụng của thuốc Fenaflam

1.2. Tác dụng phụ của thuốc đau bụng kinh fenaflam

2. Thuốc đau bụng kinh Fenaflam dùng thế nào cho đúng?

2.1. Liều dùng của thuốc Fenaflam:

2.2. Lưu ý khi dùng thuốc đau bụng kinh Fenaflam

Bài nên đọc:

>> Chị em cần biết đau bụng kinh dữ dội phải làm sao

>> Vì sao đau bụng kinh nhưng không có kinh?

Thuốc đau bụng kinh Fenaflam có tốt không?

Để biết thuốc Fenaflam có tốt không, bạn cần biết tác dụng chính của thuốc và những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Đồng thời các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Tác dụng của thuốc Fenaflam

Thuốc đau bụng kinh Fenaflam là thuốc giảm đau có thành phần chính là Diclofenac. Cũng giống như nhiều thuốc giảm đau thuộc nhóm không có Steroid khác, Fenaflam có tác dụng giảm đau, giảm sốt, giảm viêm nhanh và mạnh.

Thuốc đau bụng kinh Fenaflam có tác dụng như thế nào?

Diclofenac trong thuốc có hiệu quả cao trong việc ức chế Cyclooxygenase nên giúp làm hạn chế đáng kể sự tạo thành Prostacyclin và Thromboxan, những chất trung gian trong quá trình viêm, đau, sốt. Vì vậy thuốc được dùng để điều trị các tình trạng viêm và đau từ mức độ trung bình cho đến trầm trọng như:

- Viêm đau khớp cấp tính và mãn tính, các cơn gout ngắn hạn, các loại viêm đau sau phẫu thuật.

- Viêm đau cấp tính trong sản phụ khoa, đau nửa đầu, thấp ngoài khớp, các tình trạng đau liên quan đến răng hàm - mặt, tai mũi họng.

Bên cạnh đó, Diclofenac cũng giúp ức chế sự hình thành của Prostaglandin, nguồn gốc làm tăng các cơn co thắt tử cung dẫn đến đau bụng kinh ở nữ giới. Chính vì vậy thuốc Fenaflam cũng được sử dụng trong điều trị chứng đau bụng kinh

Tác dụng phụ của thuốc đau bụng kinh fenaflam

Trong quá trình sử dụng Fenaflam, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:

- Tác dụng phụ phổ biến

Nhức đầu, lo lắng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, khó tiêu, ù tai, tăng các Transaminase.

Thuốc đau bụng kinh fenaflam có tác dụng phụ là gì?

- Các triệu chứng ít gặp:

Sưng tấy, phù, dị ứng, mề đay, choáng phản vệ, đau bụng, chảy máu đường tiêu hóa, nôn máu, buồn ngủ, trầm cảm, co thắt phế quản, giảm thị lực.

- Các triệu chứng hiếm gặp:

Bị phù chân tay, rụng tóc, hội chứng Stevens Johnson, viêm màng não vô khuẩn, giảm bạch cầu, tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu, rối loạn co bóp túi mật, nhiễm độc gan, viêm bàng quang, viêm kẽ thận, thận hư

Như vậy, thuốc đau bụng kinh Fenaflam vừa có tác dụng tốt cho chữa đau bụng kinh và nhiều bệnh lý khác nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Khi dùng thuốc người bệnh cần được bác sĩ tư vấn để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn.

Ngoài ra khi gặp các triệu chứng kể trên, người bệnh cần ngưng dùng thuốc và tìm đến sự hỗ trợ của y học.

Thuốc đau bụng kinh Fenaflam dùng thế nào cho đúng?

Để sử dụng thuốc hiệu quả, người bệnh cần chú ý đến liều dùng, cách dùng như sau:

Liều dùng của thuốc Fenaflam:

- Đối với các trường hợp bị đau bụng kinh nguyên phát, người bệnh dùng từ 50 100mg [2 - 4 viên]/ ngày. Không dùng quá 200mg [8 viên] một ngày.

- Đối với các trường hợp không dùng cho đau bụng kinh, người bệnh nên uống với liều lượng 100 - 150mg/ ngày [4 - 6 viên thuốc đau bụng kinh Fenaflam].

- Với trẻ em trên 14 tuổi, liều dùng được khuyến cáo là từ 75 100 mg/ ngày [3 4 viên]

- Các liều dùng trên nên dùng từ 2 - 3 lần một ngày.

- Tùy vào tình trạng đau bụng và cơ địa của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thuốc phù hợp.

Lưu ý khi dùng thuốc đau bụng kinh Fenaflam

- Trước khi dùng thuốc Fenaflam, người bệnh cần đi thăm khám phụ khoa để xác định tình trạng đau bụng kinh là nguyên phát hay thứ phát.

- Khi được kê toa dùng Fenaflam, người bệnh cần thông báo rõ tiền sử dùng thuốc hoặc các loại thuốc đang dùng với bác sĩ. Thuốc Fenaflam có thể tác dụng với các nhóm thuốc khác gây ra phản ứng phụ. Cụ thể, các nhóm thuốc đó là:

+ Thuốc lợi tiểu

+ Thuốc làm đông máu

+ Kháng sinh nhóm quinolone

Thuốc đau bụng kinh fenaflam có thể tác dụng với một số thuốc khác

- Thuốc Fenaflam không được chỉ định cho người bị loét dạ dày, tá tràng, hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

- Những trường hợp người bệnh bị suy gan, suy thận, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.

- Đối với những chị em có ý định mang thai thì không nên sử dụng thuốc đau bụng kinh Fenaflam này vì thuốc có thể làm giảm khả năng thụ thai trong thời gian sử dụng.

- Thuốc Fenaflam là loại thuốc được sử dụng điều trị viêm, đau, sốt trong thời gian ngắn. Lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh này có thể khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp cần dùng Fenaflam dài ngày, người bệnh cần theo dõi định kỳ chức năng gan và công thức máu.

Như vậy với những thông tin chia sẻ trên mong rằng các chị em đã hiểu rõ thuốc đau bụng kinh Fenaflam có tốt không? Việc điều trị bằng thuốc có thể gồm cả mặt tốt và hạn chế nhưng nếu tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì việc chữa bệnh sẽ đạt được kết quả tốt và an toàn hơn.

>> Xem thêm: Giải đáp: Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau không?

Tuyết Trinh [t/h]

bacsidothanhha.com

Thạc sĩ - Bác sĩ Đỗ Thanh Hà
  • Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa Đông y Việt Nam, nguyên Trưởng khoa Phụ - BV Y học cổ truyền Trung ương [14 năm giữ cương vị Trưởng khoa Phụ].
  • 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về sản và phụ khoa bằng đông y

Liên hệ với tôi để được tư vấn 0989 913 935

Bs. Ngô Thị Hằng Bác sĩ
Bác sĩ Ngô Thị Hằng tốt nghiệp Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Bà đã có kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai và Phòng CT YHCT Sơn dược Tây Bắc. Hiện tại, nữ bác sĩ Ngô Thị Hằng giữ vai trò Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
Xem thêm
Nên đọc
Thuốc đau bụng kinh metalam và thông tin quan trọng chị em cần lưu ý
Giải đáp: đau bụng kinh uống thuốc panadol được không?
Thuốc giảm đau bụng kinh Dolfenal có tốt không? Cách dùng thế nào?
Giải đáp: Thuốc trị đau bụng kinh Cataflam có tốt không và giá bao nhiêu?
Bình luận [0]
Họ và Tên
Số điện thoại
Email
Upload File
Gửi bình luận
Tin liên quan

Cách chữa đau bụng kinh dân gian bằng loại lá có ngay trong vườn nhà

Mách chị em cách chữa đau bụng kinh bằng rượu đơn giản và hiệu quả

Ghi nhớ 12 cách giảm đau bụng kinh này để xoa dịu cơn đau ngay lập tức

Bài viết cùng chuyên mục
  • Đau bụng kinh uống thuốc gì và những lưu ý chị em cần phải biết

  • Đau bụng kinh nên ăn gì? Top 5 thực phẩm hàng đầu chị em cần phải nhớ

  • Điểm mặt những nguyên nhân đau bụng kinh điển hình chị em cần biết

  • Đau bụng kinh nên làm gì để thoát khỏi những cơn đau ám ảnh

  • Thuốc đau bụng kinh và những lưu ý khi sử dụng chị em nhất định phải biết

  • Mẹo trị đau bụng kinh rất đơn giản chị em không nên bỏ qua

  • Giải pháp cho những nàng chưa biết đau bụng kinh quá phải làm sao?

  • Chữa đau bụng kinh bằng phương pháp đơn giản hiệu quả

  • Đau bụng kinh kéo dài bao lâu thì nguy hiểm và khắc phục như thế nào?

  • Cách trị đau bụng kinh từ đỗ đen và gạo tẻ đơn giản nhưng hiệu quả số 1

Video liên quan

Chủ Đề