Em bé 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng năm 2024

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn là vấn đề nan giải đối với nhiều bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, tháng năm đầu đời chính là tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần cho bé sau này. Do đó, các mẹ cần lưu ý hơn về giấc ngủ của bé và xây dựng cho bé một thói quen ngủ điều độ nhé. Hãy cùng Autoru chăm bé khỏe - mẹ ngủ ngon!

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ. Một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ khi sinh ra đời:

  • Trẻ sẽ tăng dần về chiều cao trong khi ngủ.
  • Phát triển trí não.
  • Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
  • Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần.
  • Có được hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Những giấc ngủ ngon có thể giúp con bạn trở nên năng động hơn

1.2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ ngắn hơn so với người lớn. Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ thức giấc hơn.

Trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh thường ngủ liên tục thậm chí có trẻ ngủ 20 giờ/ ngày. Chúng chỉ thức dậy khi có nhu cầu ăn, hay cần thay tã. Khi được 6 – 8 tuần tuổi hầu hết trẻ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Mặc dù vẫn thức dậy để ăn vào ban đêm nhưng sẽ nhanh chóng quay lại giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh thường ngủ liên tục thậm chí có trẻ ngủ 20 giờ/ ngày

Trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 tiếng mỗi đêm. Ngủ nhiều trong khoảng thời gian này được khuyến cáo rất tốt cho sự phát của trẻ.

1.3. Trẻ sơ sinh ngủ ít có bị ảnh hưởng

Trẻ ngủ ít có ảnh hưởng gì ?

Trẻ khó ngủ hay ngủ ít trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ sau này.

Trẻ cần được ngủ sâu vào 22 giờ – 24 giờ – 2 giờ. Đây là thời điểm hocmon chiều cao phát triển tốt nhất. Trẻ ngủ sâu vào giai đoạn này sẽ phát triển được chiều cao tối ưu. Không ngủ đủ sẽ khiến trẻ cáu gắt, mệt mỏi, mất tập trung, khả năng học hỏi kém.

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều hay ngủ ít không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon. Chất lượng của giấc ngủ sẽ quyết định nhiều yếu tố quan trọng về sau.

2.1. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi

Trong vài tháng đầu đời của con bạn, chúng sẽ dành tới 15–16 giờ mỗi ngày để ngủ. Thời gian này nhu cầu của trẻ chỉ xoay quanh 3 việc: Ăn – ngủ – vệ sinh.

Dạ dày của trẻ còn quá nhỏ để có thể chứa được lượng lớn sữa. Vậy nên cứ khoảng 2 – 3 giờ trẻ lại tỉnh dậy để đòi ăn. Việc này diễn ra cả ngày lẫn đêm sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Một số trẻ sẽ không thể nhận biết được chu kỳ ngày đêm. Bạn hãy cố gắng đánh thức con dậy bằng nhiều cách: Mở nhạc lớn, đưa trẻ ra nơi có nhiều ánh nắng, vui đùa cùng trẻ. Ban đêm khi đi ngủ hãy cho con ngủ trong môi trường tối, yên tĩnh, quấn trẻ bằng túi ngủ hoặc chũn giúp trẻ không bị giật mình.

Tạo thói quen ngủ tốt bằng cách lập đi lập lại trình tự ngủ, đặt con vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ.

Trong vài tháng đầu đời của con bạn, chúng sẽ dành tới 15–16 giờ mỗi ngày để ngủ

2.2. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 3 – 5 tháng tuổi

Sau 6 đến 8 tuần đầu tiên làm cha mẹ, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng trẻ tỉnh táo hơn và muốn dành nhiều thời gian hơn để tương tác với bạn trong ngày. Trong khoảng thời gian này trẻ sẽ ngủ ít hơn khoảng một giờ mỗi ngày.

Ban đêm trẻ có thể ngủ giấc dài hơn 6 tiếng mà không cần tỉnh dậy để ăn. Vẫn tiếp tục duy trì thói quen ngủ cho trẻ, đặt trẻ vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ, việc đó sẽ tạo cho con khả năng tự dỗ giấc ngủ – một kỹ năng rất có giá trị về sau khi trẻ bước vào khủng hoảng ngủ hay vào những giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.

Khoảng 4 tháng tuổi, trẻ có thể sẽ thức dậy 1 hoặc 2 lần mỗi đêm dù trước đó trẻ đã có thể ngủ liên tục nhiều giờ liền. Đừng quá lo lắng đây chỉ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển, trẻ sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt cũ khi trải qua giai đoạn này.

2.3 Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi

Khi được 6 tháng tuổi phần lớn trẻ sơ sinh đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc lâu hơn. Khoảng 6-8 tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy trẻ sẽ bỏ thêm 1 giấc ngủ ngắn vào ban ngày vì giấc ngủ ngày có thể kéo dài hơn nhưng vẫn đảm bảo tổng cộng thời gian ngủ từ 3-4 tiếng.

Khủng hoảng ngủ lại tiếp tục xảy ra khi con bạn bước vào giai đoạn này là lúc bạn đang dần rời xa con để trở lại với công việc. Trẻ sẽ phải làm quen dần với việc không còn có mẹ ở bên cạnh nên việc trẻ sẽ quấy khóc hơn là điều hoàn toàn bình thường. Để cho trẻ có thời gian và chúng sẽ dần thích nghi với sự thay đổi đó.

2.4. Trẻ 9 – 12 tháng tuổi

Em bé của bạn đang lớn dần và sắp bước ra khỏi giai đoạn là em bé sơ sinh. Khi được 9 tháng tuổi, nhiều trẻ đã học được thói quen tự ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Thời điểm này trẻ có thể ngủ liên tục từ 9 – 12 tiếng mỗi đêm, và thời gian ngủ ban ngày khoảng 3 – 4 giờ.

Vào giai đoạn từ 8 – 10 tháng tuổi bạn có thể nhận thấy trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc chợt tỉnh dậy sau giấc ngủ ngắn, đó là khi trẻ bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt lúc trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, lúc trẻ chuyển từ giai đoạn ngồi sang đứng, hay bi bô những âm thanh đầu tiên. Bạn vẫn tiếp tục duy trì các thói quen cũ, con bạn sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt bình thường.

3. Biểu đồ tóm tắt lịch ngủ năm đầu đời

Tuổi Tổng thời lượng ngủ trung bình Số giấc ngủ ngắn ban ngày trung bình Thời lượng ngủ ban ngày trung bình Tính năng ngủ ban đêm 0–2 tháng 15–16 giờ 3–5 giấc ngủ ngắn 7–8 giờ Trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, em bé của bạn cần thức ăn cứ 2-3 giờ một lần. Vào một số thời điểm gần tháng thứ ba, trẻ có thể ngủ dài hơn khoảng 6 tiếng mỗi đêm. 3–5 tháng 14–16 giờ 3–4 giấc ngủ ngắn 4–6 giờ Giấc ngủ kéo dài hơn có thể sẽ trở nên ổn định hơn vào ban đêm. Nhưng khoảng 4 tháng tuổi, bạn có thể thấy một thời gian ngắn trẻ thức dậy nhiều hơn vào ban đêm đó là khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt 6–8 tháng 14 giờ 2–3 giấc ngủ ngắn 3–4 giờ Mặc dù em bé của bạn có thể không cần ăn trong đêm, nhưng thỉnh thoảng trẻ sẽ vẫn thức dậy vào ban đêm. Nhất là đối với giai đoạn một số trẻ bắt đầu đạt đến các cột mốc phát triển như ngồi dậy và lo lắng về “Khủng hoảng xa cách” trong những tháng này 9-12 tháng 14 giờ 2 giấc ngủ ngắn 3–4 giờ Phần lớn trẻ sơ sinh ngủ suốt đêm từ 10 đến 12 giờ. Khủng hoảng giấc ngủ có thể xuất hiện khi con đạt các mốc phát triển chính như kéo để đứng, bò và bi bô nói chuyện.

Bé sơ sinh 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng?

Thời gian ngủ trung bình của bé từ 1-12 tháng tuổi Thời gian ngủ của trẻ khoảng 14-16 tiếng/ngày. – Bé 12 tháng tuổi: Thời gian ngủ khoảng 12-13 tiếng/ngày. Như vậy, với thắc mắc trẻ 1 tháng ngủ bao nhiêu là đủ, trẻ 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ thì khoảng 15-16 tiếng/ngày nhé mẹ.

Trẻ 2 tuổi nên ngủ trưa bao nhiêu là đủ?

Trẻ 2 tuổi thường sẽ cần ngủ khoảng 12 đến 14 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ trưa thường kéo dài khoảng từ 1 đến 3 tiếng là đủ. Tuy nhiên ba mẹ nên lưu ý không nên cho con ngủ trưa quá trễ bởi sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi ăn bao nhiêu ml?

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh tuần thứ 2 – 3 tháng tuổi Lượng sữa cho bé sơ sinh từ tuần thứ 2 đến tháng thứ 3: Lượng sữa cho bé sơ sinh ngày thứ 7 – 1 tháng tuổi là 35 – 60ml tương đương 6 – 8 cữ bú Lượng sữa cho bé sơ sinh tháng thứ 2 là 60 – 90ml tương đương 5 – 7 cữ bú

Trẻ 2 tuổi nên đi ngủ lúc mấy giờ?

Trẻ 2 tuổi cần ngủ từ 10 - 14 tiếng/ngày. Rất nhiều ba mẹ sẽ thắc mắc rằng trẻ 2 tuổi ngủ từ mấy giờ là tốt nhất? Trẻ bắt đầu đi ngủ trước 22h, cụ thể là từ 20h - 20h30 và buổi sáng trẻ sẽ thức dậy vào 7h là hợp lý và khoa học nhất. Khi trẻ được 2 tuổi, giấc ngủ buổi sáng sẽ ngắn đi.

Chủ Đề