Đường dẫn ra ngoài trang là gì

5/5 - [1 vote]

Xây dựng external link [outbound link] là một trong những key quan trọng trong việc làm SEO.

Nhưng bạn có biết làm thế nào để triển khai công việc này để đạt hiệu quả tốt?

Sự tác động đến từ external link chỉ xảy ra thông qua việc bạn luôn hướng tới người dùng, bạn mong muốn đưa những thông tin hữu ích nhất cho họ.

Việc còn lại hãy để Google lo. Bạn hãy đọc bài viết này để có cho mình một kế hoạch xây dựng external link [outbound link] sắp tới nhé.

MỤC LỤC

  • External link [Outbound link] là gì?
  • Xác định rõ Outbound link là gì?
  • Các loại External link [Outbound link]
  • Tác động hiệu quả từ External link [Outbound link]
  • Cách sử dụng hiệu quả External link [Outbound link] để tăng thứ hạng và traffic
  • Lưu ý khi sử dụng External link [Outbound link]
  • Tóm lại là

External link [Outbound link] là gì?

External link [hay Outbound link] là những liên kết nằm trên một website bất kỳ trỏ tới một website khác trên internet.

Nếu một trang web liên kết tới bạn thì đây được coi là một external link [liên kết ngoài] đến trang web của bạn. Trường hợp này cũng được gọi là backlinks.

Tương tự nếu trên trang web của bạn liên kết ra một trang web khác thì cũng được coi là một external link.

Thông thường các bạn làm SEO sẽ sử dụng từ khóa chính xác làm anchor text [là đoạn text được gắn link] để liên kết ra trang web khác.

Nhưng trên thực tế nếu làm như vậy có thể dẫn đến tình trạng spam từ khóa. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng đa dạng anchor text bằng những từ khóa liên quan giúp nâng cao ngữ cảnh cho bài viết và người dùng thích hơn.

Ví dụ: Bài viết này đang nói về chủ đề External link [Outbound link]. Thì bạn có thể liên kết ra ngoài bằng những từ khóa như: SEO, Internal link, Spam link, Anchor text, Backlinks, Link Building, SEO OffPage,

Phân biệt Internal link và External link [Outbound link]

Internal link là những hyperlink giữa các trang trên cùng 1 domain với nhau.

Đối với SEO Internal link sẽ giúp:

+ Tăng tương tác người dùng hiệu quả. Họ sẽ tìm thấy nhiều nội dung liên quan và muốn đọc thêm

+ Tạo mối tương quan giữa các bài viết

+ Tăng sức mạnh uy tín bài viết. Truyền dòng chảy sức mạnh đến với các trang trên website

Google xem External link thường có giá trị hơn so với Internal link.

Nhưng bạn đừng nhầm lẫn, bởi vì cả 2 link này đều có chức năng riêng của nó. Bạn hãy luôn sử dụng cả 2 một cách phù hợp nhất nhé.

Vì nếu bạn không sử dụng external link hoặc internal link thì website bạn khó có thể tăng thứ hạng được.

Xác định rõ Outbound link là gì?

Outbound link [External link] là liên kết trỏ tới một tên miền bên ngoài.

+ Các SEOer hàng đầu hiện nay xem external link là một nguồn sức mạnh xếp hạng quan trọng nhất [xếp ngang hàng với Traffic, Content].

+ Sức mạnh các liên kết ngoài khác với liên kết nội bộ [Internal link] vì các công cụ tìm kiếm xem chúng như một sự giới thiệu từ một bên thứ 3 uy tín.

+ Sử dụng external link khiến người dùng tin tưởng website đang cung cấp những thông tin đáng tin cậy.

+ External link khiến bài viết được nghiên cứu chuyên sâu, chứa nhiều nguồn thông tin hữu ích để người dùng tham khảo.

Các loại External link [Outbound link]

Về cơ bản có 2 dạng External link đó là: Nofollow và Dofollow.

1. Dofollow/ Follow links

Tất cả các liên kết bạn đặt trên website đều ở dạng mặc định là liên kết dofollow.

Công cụ tìm kiếm sẽ đi vào các liên kết này khi thu thập thông tin trên website của bạn.

Thông qua liên kết dofollow này link juice [dòng chảy sức mạnh] của nội dung hiện tại sẽ được truyền qua cho liên kết.

Nếu bạn muốn truyền sức mạnh cho website khác thì hãy sử dụng liên kết dofollow.

Như hình trên khi trên 1 nội dung trên website bạn có 3 liên kết ngoài thì sức mạnh sẽ chia 3 đi về các external link.

Bạn sẽ cung cấp sự uy tín và thẩm quyền bằng cách liên kết với external link.

2. Nofollow links

Nofollow links là những liên kết được gắn thẻ nofollow nhằm thông báo với Bots thu thập thông tin rằng không thu thập dữ liệu của link đó.

Việc này sẽ đi kèm đồng thời với việc không truyền đi sức mạnh từ Page A qua Page B như hình trên.

Đối với thẻ nofollow bạn sẽ thấy một đoạn code là: rel=nofollow

Ví dụ điển hình ở các website hiện nay thì loại thẻ này thường được đặt ở khu vực bình luận. Bởi vì những bình luận không tốt sẽ bao gồm những liên kết có hại tới website.

Bạn sẽ không muốn những liên kết này ảnh hưởng tới website bằng cách đặt thẻ nofollow.

Một số loại link khác bạn nên sử dụng thẻ nofollow nữa là: Paid links, affiliate links và links tới sản phẩm. Các liên kết này Google khuyến nghị nên đặt nofollow.

Vào năm 2019, Google đã có một cập nhật mới về thẻ nofollow.

Đó là thêm 2 thẻ rel là rel=ugc và rel=sponsored. Một cái làm nổi bật những đường link quảng cáo, cái còn lại là về những đóng góp nội dung từ người dùng.

Việc sử dụng loại thẻ này một các hợp lý sẽ tối đa hóa được ngân sách crawl của Google. Giúp các trang quan trọng được thu thập thông tin tốt hơn.

Tác động hiệu quả từ External link [Outbound link]

Sử dụng External link [Outbound link] qua các nguồn những ngành nghề, lĩnh vực liên quan có thể tác động hiệu quả tới SEO.

Vào năm 2016, Andrey Lipattsev [làm việc tại Google] đã nói rằng Links là 1 trong 3 yếu tố xếp hạng quan trọng nhất đối với 1 website. Bạn có thể xem video dưới ở phút thứ 30.

3 yếu tố đó là: Nội dung [Content], Liên kết [links], RankBrain

Dưới đây là những lợi thế có được khi bạn sử dụng external link.

1. Sự liên quan

Công cụ tìm kiếm thu thập thông tin từ rất nhiều yếu tố trên website, trong đó bao gồm liên kết nào bạn trỏ ra ngoài và cách bạn thực hiện.

Sử dụng những liên kết uy tín cùng lĩnh vực sẽ khiến nội dung của bạn có sự liên quan hơn.

Điều này khiến cho nội dung của bạn được Google hiểu được lĩnh vực rất nhanh, từ đó khiến website có khả năng cạnh tranh tốt hơn.

2. Sự tin cậy

Bạn hãy liên kết trang của bạn tới trang có độ tin cậy, uy tín cao trong ngành [Domain Authority].

Điển hình các trang như: Wiki, USDA, các tờ báo nổi tiếng,

Điều này sẽ làm cho độ uy tín của website tăng lên nhiều trong mắt Google lẫn của người dùng.

Không chỉ dừng lại ở đó, một nghiên cứu từ Reboot cho thấy việc sử dụng external link tới những trang này sẽ giúp tăng thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.

3. Tạo backlinks

Khi bạn thường xuyên liên kết tới một website. Thì chủ website đó sẽ để ý tới bạn.

Và lúc bạn tạo ra nội dung hay và có giá trị cho người dùng của họ thì họ sẽ trỏ liên kết tới bạn.

Đây là một cách rất tốt để lấy backlinks từ các website khác.

Nhưng khi và chỉ khi bạn có nội dung tốt thì họ mới vui lòng giới thiệu bạn tới người dùng của họ.

Backlinks là 1 yếu tố rất quan trọng trong các yếu tố xếp hạng của Google. Backlinks sẽ khiến cho website bạn uy tín hơn rất nhiều.

4. Tăng giá trị cho người đọc

Khi bạn sử dụng external link [outbound link] đến từ những nguồn liên quan và uy tín tới nội dung bài viết, điều này sẽ làm tăng giá trị cho người đọc.

Nếu họ muốn tìm hiểu sâu hơn, tìm hiểu thêm thông tin thì họ sẽ ấn vào các liên kết ra ngoài.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dùng sẽ tin tưởng website bạn hơn và sẽ quay lại đọc khi cần thêm thông tin.

Bạn càng làm người dùng hài lòng bao nhiêu thì Google càng thích bấy nhiêu khi đó traffic và thứ hạng chỉ là chuyện sớm muộn.

Cách sử dụng hiệu quả External link [Outbound link] để tăng thứ hạng và traffic

1. Khi nào cần sử dụng external link [outbound link]

Thông thường sẽ cần sử dụng external link khi bạn muốn người đọc có thêm thông tin liên quan mà trên website của bạn không thể đưa ra toàn bộ được.

Một số trường hợp phổ biến có thể kể đến như:

+ Một thống kê dữ liệu [các web chuyên về phân tích dữ liệu]

+ Tham chiếu nguồn dữ liệu [mình thường dùng wiki]

+ Minh họa một ví dụ

+ Đưa ra bài viết đã tham khảo

+ Trích dẫn một ý tưởng mà người khác đã viết

Mỗi một nguồn trên đều có những mục đích khác nhau. Cho nên việc chọn liên kết ra ngoài rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp tới người đọc.

Lưu ý thêm có 2 trường hợp bạn không nên sử dụng external link đó là:

+ Thanh điều hướng: điều này sẽ gây nhầm lẫn cho người dùng vì họ kỳ vọng nó sẽ ở trên website hiện tại

+ Landing Page: đây là trang với mục đích bán hàng, đăng ký, tạo chuyển đổi cho nên bạn không nên dẫn người dùng qua website khác.

2. Chọn đúng external link [outbound link]

Làm thế nào để bạn biết được liên kết nào là tốt để bạn trỏ ra ngoài?

Đó chính là chỉ số domain authority mức độ uy tín của một website.

Bạn có thể kiểm tra độ uy tín của một trang hay nhiều trang web bằng các công cụ miễn phí.

Bạn có thể lên Google tìm kiếm, 1 trong những công cụ đó là Free Domain SEO Analysis Tool của Moz.

Bạn có thể thấy ví dụ trên trang Vnexpress có Domain Authority lên tới 90/100 điểm.

Thông thường mình sẽ chọn những trường có điểm từ 70 trở lên để liên kết đến.

NHƯNG!

Chỉ số domain authority chưa phải là yếu tố duy nhất bạn cần quan tâm. Chỉ số này cao không có nghĩa là tất cả nội dung trên website đó có giá trị.

Thường thì những nội dung có giá trị thường được ít biết đến vì đôi khi nó không tối ưu cho SEO mà là những chuyên gia trong ngành chia sẻ.

Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể sử dụng những nội dung này để trỏ đến.

Vào tháng 8/2019, Google đã đưa ra một thông báo rằng:

Lưu ý: Điểm này rất quan trọng bởi vì Google ưu thích những nội dung mà đến từ các chuyên gia và các bằng chứng có chuyên môn.

Nếu bạn cung cấp những nội dung mà độc nhất thì người đọc sẽ lại càng thích thú.

Bạn có thể đặt ra các câu hỏi sau để chọn một liên kết tốt nhất:

+ Mức độ liên quan của nội dung

+ Nội dung có chuẩn chính tả không

+ Có phải họ lấy case study thực tế không

+ Có phải họ lấy dữ liệu gốc không

+ Liệu người viết có uy tín không

+ Nội dung này mới được viết hay được cập nhật mới không?

Ví dụ cụ thể khi bạn lấy outbound link cho bài viết Apple Company

Bạn nên lấy những nội dung được cập nhật hay viết mới gần nhất là 6-12 tháng bởi vì đấy là những bài viết có giá trị thật đối với người đọc nhất.

Những bài viết cũ hơn mình nghĩ nó đã hết hạn rồi ít có giá trị cao nữa.

Bạn cũng cần phải đa dạng nguồn chứ không nên lấy chỉ mỗi wiki hay chỉ mỗi 1 domain.

3. Nên tránh những liên kết nào?

Như mình đã nói là công cụ tìm kiếm sẽ xác định độ uy tín website của bạn dựa trên rất nhiều yếu tố.

Trong đó bao gồm liên kết bạn trỏ ra ngoài và các liên kết trỏ đến web bạn.

Cho nên bạn cần tránh những liên kết đem lại trải nghiệm không tốt cho khách hàng như: spam link, nội dung ít có giá trị, nội dung không liên quan, trang web có quá nhiều quảng cáo,

Hãy luôn suy nghĩ trong đầu là nếu mình là người dùng thì khi ấn vào liên kết thì mình có đọc bài viết đó hay không.

4. Có nên liên kết tới đối thủ cùng ngành?

Nên sử dụng.

Vì sao?

Nhiều bạn nghĩ là nếu liên kết tới đối thủ thì người đọc sẽ qua đối thủ đọc nội dung thì sao?

Nếu bạn thật sự tin rằng nội dung mình cung cấp cho người đọc thật sự có giá trị.

Thì bạn nên liên kết tới đối thủ đế khiến cho nội dung càng có độ liên quan hơn cũng như tăng uy tín trong mắt người dùng.

Nhưng nếu ngược lại bạn không nghĩ rằng nội dung mình hơn đối thủ thì hãy bằng cách này hay cách khác người dùng cũng tìm đến đối thủ..

Bạn hãy luôn tạo giá trị cho người dùng nhé.

5. Sử dụng anchor text như thế nào?

Anchor text là đoạn ký tự có chưa liên kết.

Khi bạn sử dụng anchor text không nên quá lạm dụng bằng việc sử dụng từ khóa chính cho các anchor text trong bài viết.

Bạn hãy giữ nó một cách đơn giản nhất.

Hãy nghĩ đến người dùng, khi họ nhìn thấy đoạn anchor text đấy họ có ấn vào không? Và khi họ ấn vào họ thất vọng hay hài lòng với nội dung?

Anchor text phải mô tả đúng nội dung mà liên kết dẫn tới.

Điều này đảm bảo rằng bạn không mất sự tin tưởng đến từ người đọc.

Lưu ý khi sử dụng External link [Outbound link]

External link [Outbound link] không phải lúc nào cũng có tác động tích cực tới SEO.

Những tác động tiêu cực có thể kể đến như:

1. Liên kết không liên quan

Khi sử dụng external link vào bài viết bạn hãy chắc chắn rằng không liên kết tới spam website.

Liên kết tới các website không liên quan sẽ làm giảm độ uy tín của website xuống.

Đồng thời Google sẽ dựa trên những liên kết ngoài đó để xác định lĩnh vực của website.

Vậy cho nên nếu bạn làm cho Google bối rồi thì mình chắc chắn 1 điều rằng thứ hạng website sẽ rất khó mà lên cao được.

Đôi khi có thể liên kết nằm ở dưới mục bình luận mà bạn không để ý, hãy luôn kiểm tra thật kỹ nhé.

2. Backlinks 2 chiều

Đây là một cách sử dụng liên kết quá liều.

Bạn có thể để ý tới trường hợp việc xây dựng lên nhiều Private Blog Network [website vệ tinh].

Khi bạn liên kết trỏ tới các website này và các website này trỏ về ngược lại. Không chỉ dừng ở đó mà còn sử dụng rất nhiều bài viết khác trên website. [vi phạm Googles Webmaster Guidelines]

Điều này Google sẽ phạt rất nặng tới trường hợp thao túng kết quả của Google này. Từ đó dẫn đến traffic và thứ hạng của website tụt không phanh.

3. Quá nhiều external link

Đối với những nội dung dài thì sử dụng external link và internal link một cách hợp lý sẽ giúp Google hiểu rõ nội dung.

Còn việc bạn sử dụng nội dung ngắn mà có quá nhiều liên kết sẽ có cảm giác như bạn đang cố nhồi nhét chúng vậy.

Một bài viết mà có quá nhiều liên kết trỏ ra ngoài là không tốt, công cụ liên kết sẽ cho đây là spam link.

Đồng thời người dùng sẽ cảm thấy khó chịu khi không có nội dung giá trị mà chỉ có toàn là liên kết ra ngoài.

Bao nhiêu là quá nhiều? Thật ra còn tùy dạng bài viết, bạn hãy so sánh với những bài viết ở Top 3 để đưa ra con số phù hợp nhất nhé.

Bạn có thể lấy 7-8 external link là phù hợp nhé. Còn ít nhất nên để 2 external link [outbound link]

Tóm lại là

External link [Outbound link] đều có mặt tốt và mặt xấu tùy theo việc cách bạn sử dụng chúng.

Bạn hãy để nofollow đối với những liên kết không có giá trị và không liên quan nhằm tập trung nguồn lực vào những liên kết ngoài có giá trị.

Khi bạn liên kết với những trang uy tín trong cũng lĩnh vực thì bạn cũng sẽ được thơm lây, Google rất hiểu rõ điều này.

Việc bạn chỉ luôn luôn nhận lấy liên kết từ người khác mà không bao giờ sử dụng external link thì Google sẽ đánh giá website bạn hoàn toàn không tự nhiên.

Bạn hãy cân nhắc các quan điểm bài viết này để có cho mình một cách xây dựng external link [outbound link] một cách phù hợp nhé.

Hiện tại bạn đang sử dụng external link theo cách mình viết phía trên không?

Bạn có thắc mắc gì sau khi đọc bài viết không? Hãy để lại bình luận phía dưới để mình trả lời bạn nhé.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

From Cường Dizi.

Facebook cá nhân: //www.facebook.com/CuongNC.Digital/

Fanpage: //www.facebook.com/CuongDigitalPage/

Email: [emailprotected]

Nguồn tham khảo:

//moz.com/learn/seo/external-link

//www.semrush.com/blog/external-links/

//blog.alexa.com/outbound-links-content-marketing/

//www.semrush.com/blog/outbound-links/

//www.brafton.com/blog/seo/what-are-outbound-links-and-how-do-they-impact-your-sites-rankings/

Spread the love

Video liên quan

Chủ Đề