Đọc sách thanh xuân đáng giá bao nhiêu năm 2024

Sách Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu

Sách Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu – Đọc Sách Online, Nghe Sách Nói, Tải Sách Miễn Phí (PDF). Đây là một cuốn sách mà những bạn trẻ nhất định phải đọc ít nhất một lần. Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu không mang tính chất dạy dỗ, không chỉ trích cực đoan mà chỉ đơn giản là những tâm sự bình dị của một người trẻ tuổi. Tác giả Rosie Nguyễn có lẽ luôn mong muốn mang đến cho bạn trẻ những tư tưởng tích cực nhất để mạnh mẽ bước chân vào đời.

Đọc sách thanh xuân đáng giá bao nhiêu năm 2024

Sách Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu

Mục lục sách Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu

Chương 1: Tôi đã học như thế nào? Mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng bản thân

Chương 2: Học đi đôi với hành Chia sẻ rất nhiều những câu chuyện trong việc thôi thúc tiềm năng của bản thân để biết rõ bản thân đang đam mê và muốn theo đuổi điều gì.

Chương 3: Đi là một cách tự học Khuyến khích các bạn trẻ cũng nên tự làm mới bản thân bằng cách hãy đi du lịch bụi để trải nghiệm và học hỏi thêm những điều mới mẻ mà chỉ có cuộc sống mới đem lại được.

Chương 4: Lấp lánh trước khi tỏa sáng Tác giả đã không quên đưa ra những lời khuyên, các bài học động viên và lời cổ vũ cho những bạn trẻ của xã hội hiện đại hãy luôn sống và cháy hết mình với đam mê của mình.

4 BÀI HỌC HAY TRONG SÁCH TUỔI ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU

1. “Đừng học vì trào lưu, hãy học vì ham thích. Theo đuổi tri thức đích thực, khám phá đam mê bản thân”

Từ những lần tiếp xúc với “người thật, việc thật” trên khắp nẻo đường tuổi trẻ của mình, Roise chia sẻ lại những câu chuyện một cách cũng rất “thật”. Tự học là điều chị muốn nhắn nhủ đến các bạn trẻ, tự giác tìm kiếm và khám phá rồi đam mê sẽ được tìm thấy và những kiến thức mới luôn đồng hành cùng bạn.

2. “Người ta nói: Trẻ thì muốn làm mà không biết gì để làm, già thì biết mà không muốn làm”

Những hoài bão, những tháng ngày đầy nhiệt huyết hay có những lúc hoang mang, vô định bế tắc, sống nhàn nhạt cho qua ngày tháng làm dâng lên một sự đồng cảm với phần lớn giới trẻ hiện nay… Roise Nguyễn không chỉ viết riêng cho những người trẻ còn mang đến cho những người đã trưởng thành một cái nhìn bao dung và nhẹ nhàng hơn, sự đồng cảm và sẻ chia với tuổi trẻ bồng bột nhưng tinh khôi như những trang giấy trắng.

3. “Rồi em sẽ thấy rằng, sau những chuyến bay, mình lại có cái nhìn tròn đầy hơn về cuộc sống, thấy học được vài điều mới, thấy tâm mình tròn đầy hơn. Và em thêm yêu nơi em sống, yêu người xung quanh em, yêu đời và sống vì đời nhiều hơn trước”

Điều mình thích nhất ở quyển sách là sự cân bằng của “Học” và “Đi”, học một cách hiệu quả nhất, đi với một suy nghĩ trưởng thành từ đó có thể rút ra được những kinh nghiệm sống quý báo, những kiến thức vững vàng để người trẻ có thể tự tin với chính mình, với đam mê cháy bỏng. Những chuyến đi không chỉ mang lại những trải nghiệm về cuộc sống mà còn cho bạn một sức khỏe dồi dào, tinh thần minh mẫn mà còn cải thiện khả năng giao tiếp, sắp xếp, và giúp bạn chủ động hơn.

4. “Có bao lần tự hỏi bạn thấy tiếc với tuổi thanh xuân đã qua ?”

Chắc hẳn với câu hỏi này không ai sẽ trả lời ít hơn một lần. Nếu thật sự muốn tuổi trẻ là vô giá, hãy tự giác mạnh mẽ vượt qua những sai lầm từng vấp phải, bước ra những ngõ cụt giới hạn của bản thân để chinh phục những đỉnh cao của thành công, vì tự bản thân cố gắng mới là điều đáng trân quý nhất. Học cách tự trao dồi kiến thức, khai phá đam mê, trải nghiệm thật nhiều nhưng vẫn phải thực tế là những điều làm nên những năm tháng tuổi trẻ trôi qua thật đáng giá mà sau này nhìn lại ta vẫn không hề hối tiếc.

“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” là quyển sách khá nổi tiếng giai đoạn 2017, quyển sách này là tập hợp những chia sẻ và lời khuyên của tác giả Rosie Nguyễn về các khía cạnh trong cuộc sống và hành trình phát triển bản thân dành cho người trẻ.

Bạn có thể nghe audio bài viết này tại đây:

Tôi đọc “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của tác giả Rosie Nguyễn lần đầu khi tôi học lớp 11. Quyển sách này cũng là một trong những quyển sách đầu tiên tôi review. Dưới là bài review của tôi lúc đó:

“Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu?” của tác giả Rosie Nguyễn là một quyển sách không dày, các bài học và kiến thức thì nhiều và khá chắc lọc. Quyển sách này đề cao vai trò của sách, của tự học, cũng như viết về trải nghiệm của chính bản thân tác giả về những ngày tháng du lịch bụi, về định nghĩa thành công, về những việc cần làm khi còn mười tám đôi mươi, và về những khủng hoảng sẽ gặp vào lứa tuổi ấy. Ở chương cuối, tác giả có danh sách “40 quyển sách cho em tuổi hai mươi” để người đọc tham khảo. Tóm lại đây là một quyển sách gối đầu cần thiết cho mỗi người để tránh lãng phí thanh xuân tuổi trẻ của mình vào những chuyện chẳng đáng bao nhiêu.

Đã 5 năm trôi qua, khi đọc lại bài review ngắn gọn ở trên, tôi khá buồn cười vì cách sử dụng từ ngữ của mình. Nhưng tôi biết khi tôi cười một cái gì đó mình từng làm thì chứng tỏ tôi đã tốt hơn nhiều.

Tôi vẫn còn nhớ những ngày khi tôi đọc “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”, đó là thời gian tôi bắt đầu gắn bó nhiều hơn với sách, sách vở đã góp phần giúp tôi trở nên tốt hơn, cũng từ đó mà tôi trải nghiệm được nhiều điều thú vị.

Bên cạnh những lời khen thì “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” cũng nhận một số chỉ trích, nhưng tôi tin tác giả viết sách này không muốn dạy đời ai, chị cũng chẳng muốn sách mình được đọc một cách máy móc, không chọn lọc.

Thay vào đó, khi đọc sách, tôi như đang trò chuyện với một người chị về các vấn đề của cuộc sống, tuổi trẻ và hành trình phát triển bản thân của mình. Tóm lại, “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” đã góp một phần vào sự phát triển của tôi.

Ngoài ra tác giả Rosie Nguyễn còn có quyển “Mình Nói Gì Khi Nói Về Hạnh Phúc?” Nhưng tôi đã đọc quyển đó từ năm lớp 11, giờ tôi cũng chẳng nhớ gì về nội dung. Có thể tôi sẽ đọc lại và review vào một ngày nào đó.

Lần đọc lại này chỉ giúp tôi nhìn lại một vài khía cạnh của cuộc sống và hành trình phát triển bản thân, chứ “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” không còn mang lại những kiến thức thú vị hay bài học mới nào nữa.

Ở nửa đầu quyển sách, tác giả tập trung vào các câu chuyện từ thực tế mà chị từng gặp. Tôi không hứng thú phần này cho lắm nên chỉ đọc lướt qua. Nửa sau quyển sách bắt đầu thú vị hơn một chút, tác giả có nói về giá trị của những chuyến đi thật sự – đi mà không phải chỉ để check-in hay chứng tỏ rằng: Ê! tui đã tới đây rồi!

Rosie Nguyễn cho rằng nếu còn trẻ thì nên đi và trải nghiệm thật nhiều. Điều này làm tôi nhớ đến một người bạn của tôi. Người bạn này thường ước mơ về những chuyến đi đây đi đó, đến những vùng thảo nguyên xa xôi, trở thành người lữ hành để đi đến những miền đất lạ.

Nhưng những nỗi lo về gia đình, công việc, thời gian vẫn kìm hãm đôi chân của bạn ấy, giờ bạn lại thấy mình đã quá già. Đôi khi tôi nghĩ người bạn của tôi như một con chim bị nuôi nhốt, chú chim ước mơ được bay đến những miền xa, nhưng vẫn luôn bị kẹt trong lồng. Vậy đến khi chú chim già đi, những song sắt biến mất, chim còn dám bay đi không?

Kìa những con đường đang vẫy gọi nơi xa. Nên sao không đi khi ta còn trẻ Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Rosie Nguyễn

5 năm không quá dài mà cũng không ngắn, đứng từ hiện tại nhìn ngược về thời gian trước, tôi thấy mình đã phát triển hơn nhiều. Nếu có quay về ngày xưa, tôi vẫn sẽ đọc “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”, bởi đây là một quyển self-help (sách phát triển bản thân) khá nhẹ nhàng, dễ đọc, không xa vời, và hơn hết là có một thứ gì đó rất thân thuộc trong quyển sách này.

Nhìn chung, “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của tác giả Rosie Nguyễn có thể sẽ phù hợp với các bạn còn đang đi học hoặc những bạn ít đọc thể loại self-help mà muốn tìm một quyển sách truyền cảm hứng nhẹ nhàng.

Đương nhiên bạn vẫn sẽ còn rất nhiều tựa sách self-help khác nhau để bạn lựa chọn, nhưng tôi nghĩ bạn vẫn nên thử bắt đầu với quyển này trước, và quan trọng nhất khi đọc bất kỳ quyển sách nào: Hãy đọc có chọn lọc và có tư duy phản biện khi đọc.