Để trở thành nhà văn nguyễn duy cần năm 2024

Địa chỉ trụ sở: Tòa nhà Viettel, Số 285, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.

Đây có lẽ là câu hỏi mà bất kỳ ai đang ngấp nghé bước vào ngưỡng cửa văn chương đều ít nhất một lần tự hỏi. Nhưng có bao giờ chúng ta suy ngẫm về bản chất của nghề viết và người viết văn?

Không dạy cách viết văn, Để thành Nhà văn là những tư tưởng, đúc kết sâu sắc của học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần dành cho những ai muốn trở thành một nhà văn chân chính. Gồm 4 phần, tập sách sẽ đi từ Những điều cần biết để có thể thành nhà văn, đến nấc thang cao hơn trong nghiệp văn chương Để thành nhà phê bình. Ngoài ra, bạn đọc sẽ được cùng luận bàn những Tư tưởng về việc cầm bút của các nhà văn nổi tiếng trên thế giới và đến với những bài phê bình được xem là mẫu mực.

"Trở thành nhà văn thôi chưa đủ. Phải trở thành một nhà văn chân chính, xứng đáng với danh xưng của nó."

Một tập sách mỏng nhưng hàm chứa nhiều giá trị cho những người mới tập viết văn hay với cả những cây bút kinh nghiệm, hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc.

Lời nhà xuất bản

Để trở thành nhà văn, có khó không? Đây có lẽ là một câu hỏi mà bất kỳ ai đang ngấp nghé bước vào ngưỡng cửa văn chương đều ít nhất một lần tự hỏi. Nhưng có bao giờ chúng ta suy ngẫm về bản chất của nghề viết và người viết văn?

Bạn có thể tìm được lời giải đáp trong cuốn sách nhỏ này. Không giống như nhiều cuốn sách dạy làm văn khác, học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần không hướng dẫn cho người đọc những kỹ thuật làm văn, cách xử lý văn bản, chọn lọc ngôn từ hay sửa sang cú pháp. Thông điệp mà tác giả thiết tha gửi gắm đến người đọc nhất chính là:

Trở thành nhà văn thôi chưa đủ. Phải trở thành một nhà văn chân chính, xứng đáng với danh xưng của nó.

Nhân dịp phục hồi tủ sách Thu Giang, được sự đồng ý của gia đình tác giả, Nhà xuất bản Trẻ xin giới thiệu quyển Để Thành Nhà Văn, một quyển sách mỏng thôi nhưng lại hàm chứa rất nhiều điều, không thể thiếu đối với những người mới chập chững bước vào ngưỡng cửa văn chương và cũng không thừa với những ai đã dấn thân vào con đường lắm thử thách nhưng cũng đầy nhân bản này.

Trân trọng.

Nhà xuất bản Trẻ

Tựa

Có lẽ vì đã viết được một vài quyển sách, thảo được một vài bài báo... mà có một vài bạn trẻ gán cho mình danh hiệu “nhà văn”, và đòi hỏi mách cho những bí quyết để trở thành “nhà văn”... Ôi, kinh nghiệm của đôi ba mươi năm cầm bút, lại cũng không do trường chuyên môn văn chương nào đào tạo cả, thì biết gì mà chỉ dẫn! Sự thực là thế. Lời nói đây là lời nói chân thành. Tôi chỉ viết khi nào tôi cảm thấy cần phải nói lên một điều gì thôi.

Tuy nhiên, phàm đã cầm bút, thì dù cho ai, cũng không thể không nghĩ về những mật pháp của một nhà văn. Kẻ cầm bút này cũng đã từng trải qua tâm trạng thắc mắc ấy của các bạn thanh niên hiếu học có cao vọng muốn thành nhà văn.


Những mật pháp của nhà văn, ta phải hỏi ai và hỏi đâu? Thiết tưởng không có cách nào hay hơn là hỏi những nhà văn tên tuổi và tài hoa đã được người người đủ mọi thế hệ nhìn nhận.

Thật vậy, một mình mình có thể lầm, một thế hệ có thể lầm, nhưng mọi thế hệ, mọi dân tộc ít khi lầm. Kinh nghiệm của họ, đối với ta sẽ vô cùng quý báu, đỡ cho ta những dò dẫm, vụng về, đã chẳng những mất rất nhiều thời giờ, lại có khi không mang đến cho mình bao nhiêu kết quả.

Ở đây, các bạn sẽ không tìm thấy những phương pháp cấu từ hay luyện văn như trong những quyển sách luyện văn gần đây mà phần nhiều dành cho học sinh hoặc cho những nhà văn trước giờ chưa từng biết qua những nguyên tắc căn bản đã được dạy ở nhà trường. Đây chỉ là một số ý kiến và kinh nghiệm của một số nhà văn có tiếng đã khám phá trong khi họ cầm bút.

Bởi vậy, họ sẽ chỉ có ích cho những ai đã cầm bút, nghĩa là đã có được ít nhiều kinh nghiệm trong nghề viết văn. Nên nhớ rằng “đã cầm bút” chưa ắt “đã là nhà văn”, một nhà văn xứng đáng với danh từ của nó.

Những gì sẽ trình bày sau đây, thực ra cũng không có chi là tân kỳ cả... nhưng đều là những vấn đề thiết yếu mà bất cứ một nhà văn chân chính nào cũng không thể bỏ qua không nghĩ đến được trong khi thừa hành sứ mạng của mình. Rất có thể các bạn sẽ không đồng ý với tác giả, - điều không mấy quan trọng, - nhưng chắc chắn, đó là những vấn đề mà các bạn sẽ không thể không lưu ý được đề tìm cho mình một đường lối hợp lý đối với mình.

Nói thế là vì tác giả tin rằng không có ai giúp ai được, bởi một lẽ rất giản dị là không ai giống ai cả, từ tinh thần đến thể chất, và như vậy, không có thể lấy ai dùng “làm mẫu” cho ai được cả.

Để chấm dứt, tác giả xin mượn lời của một văn sĩ nọ để thưa với các bạn:

(...) “Đây cũng chỉ là những điều mà từ trước đến giờ người ta đã nói đi nói lại có cả trăm nghìn lần rồi, nhưng lại là những điều mà thỉnh thoảng ta cần phải lặp đi lặp lại mãi mà không bao giờ có thể gọi rằng thừa...”

Tập sách nhỏ này, khi viết ra, tôi đã nghĩ dến việc bổ túc một phần nào quyển Tôi Tự Học mà tôi thấy còn nhiều thiếu sót... Tập làm văn là một phương pháp tự học hết sức cụ thể và nhiều hiệu quả nhất vì nó bắt buộc mình phải lo học mãi mà không thôi, và tự bắt buộc phải phô diễn ra bằng lời nói những gì mình đang thầm nghĩ trong tâm

PHẦN MỘT

Những điều cần biết để có thể thành nhà văn...

I.

“Bất cứ người nào cũng đều có thể làm nhà văn được cả, miễn họ có gì muốn nói lắm. Viết ra, không phải là việc khó; cái khó là phải có những câu chuyện gì đáng kể để kể, những tư tưởng gì đáng ghi để ghi[1].

Thật vậy, người ta bảo “Có bột mới gột nên hồ”, có những gì mình muốn nói lắm thì mới có thể nói ra được một cách dễ dàng và tự nhiên. Nhất là những điều gì mình nói hay viết ra, mình phải tin tưởng một cách chân thành. André Gide, trong nhật ký của ông, có viết: “Việc khó nhất khi bắt đầu viết văn là phải hết sức thành thực với mình”. Vì lo sợ chưa được thành thực mà có cả mấy tháng trời ông không dám viết lách gì cả[2]! “Không có nghệ thuật nói, cũng không có nghệ thuật viết (...) sự thành công về tài hùng biện hay về văn chương chỉ có một nguyên nhân này thôi, là thành thực với mình một cách hoàn toàn.”[3]

“Thành giả, thánh nhi dĩ hĩ.”

II.

Ham viết văn, bất cứ loại văn nào, phần nhiều là do một mối bất mãn hoặc ngang trái gì. Có nhà văn tin rằng:

“Trong các nhà văn tài hoa nhất, phần nhiều là những người hay đau yếu bệnh hoạn (như Edgar Poe, Marcel Proust, Gustave Flaubert, Tchékov) hoặc là những người mà đời sống sớm bị dở dang trắc trở. Dickens, Balzac, Hugo, Kipling, Stendhal đều là những đứa trẻ bạc phúc, thiếu tình yêu gia đình... Nhiều khi cuộc tranh đấu vất vả không còn ở phạm vi cá nhân hay gia đình nữa mà lại thuộc về phạm vi xã hội hay tín ngưỡng (như trường hợp của Voltaire, Anatole France, Tolstoi). Dĩ nhiên, không phải chỉ cần là người không thích ứng với đời sống chung quanh mới trở thành được một bậc văn tài, nhưng viết ra cũng là giải được một mối tranh chấp với lòng đối với những kẻ có tài[4].

Thật vậy, nói lên được nỗi lòng u uất là vơi được chút nào mối khổ tâm. Người viết thấy khoan khoái mà người đọc cũng thấy nhẹ nhàng lây. Alfred de Musset mà không viết ra được thiên tình hận Những Đêm Tháng Năm có lẽ cũng khó mà thoát khỏi sự giải quyết túng cùng của một mối tình tuyệt vọng. Người ta bảo Nguyễn Du sở dĩ tạo nên một tác phẩm bất hủ như Truyện Kiều là do một bất mãn, một uất hận lớn nhất về tình cảm của đời ông.

“Đoạn trường ai có qua cầu mới hay...”. Người ta cũng thường nói: Những dân tộc hạnh phúc không có lịch sử, cũng như những kẻ hạnh phúc hoàn toàn không có gì phải thố lộ. Tuy không phải là một chân lý tuyệt đối, nhưng đó là việc thường đúng với thực tế nhất. Văn sĩ André Maurois quả quyết rằng: “Những nhà văn hoàn toàn bằng lòng với số phận xã hội chung quanh mình đều là những nhà văn dở cả![5]” Phần đông là những kẻ bi quan nhiều hay ít. Phật, Lão, Khổng và cả Jésus, Mohamed... phải chăng là những tâm hồn bất mãn bi quan đối với nhân tâm thế sự, mỗi người một cách, đưa ra một giải pháp cứu thế? André Gide nói: “Khi nào lòng tôi thấy không còn phẫn khái nữa là tôi đã bắt

đầu già”[6]. Đừng sợ đau khổ, cũng đừng lẩn trốn đau khổ. Đau khổ là nguồn hứng bất tận của nhà văn, cẩn phải biết khai thác nó.

III.

Muốn thành nhà văn đứng đắn, cũng cần phải có một nhân sinh quan rõ rệt và vững vàng. Bằng không, sẽ không làm gì ảnh hưởng được độc giả.

Bất cứ một đại văn gia nào cũng đều có một bảng giá trị riêng về sự vật. Không có một đại văn gia nào mà không có một “đại triết gia” ẩn núp trong những tác phẩm của mình. Nguyễn Du, Ôn Như Hầu... cũng như Shakespeare, Ibsen, A. Gide, P. Valéry, Romain Rolland, Sartre, Camus, vv... đều trước hết là những nhà tư tưởng sâu sắc cả. Thiếu một căn bản triết học không bao giờ trở thành một nhà văn đứng đắn, xứng đáng với danh từ của nó. Dù là một nhà viết tiểu thuyết không luận đề, ít ra mình cũng phải nói lên một cái gì... hay muốn nói lên một cái gì...

Ở nước ta, trước đây ít có thi sĩ hay văn sĩ nào có một lập trường tư tưởng tân kỳ vững chắc, nên thi sĩ, hay văn sĩ đại tài rất hiếm. Thường họ chỉ có những quan niệm lờ mờ về những lập trường tư tưởng của Tam giáo chưa được “tiêu hóa”, nên chi họ phần nhiều chưa gây được một ấn tượng nào sâu sắc như một Lâm Ngữ Đường của Trung Hoa hay một Tagore của Ấn Độ. Nếu là một nhà văn theo trào lưu tư tưởng Tây phương mới, thì một phẩn đông lại, nếu chưa “tiêu hóa” nổi những lý thuyết hiện sinh của một Jean-Paul Sartre hay một Gabriel Marcel thì cũng là những kẻ chưa “tiêu hóa” nổi những lý thuyết duy vật biện chứng của Karl Marx hay Lénine. Vì vậy mà một số đông tác phẩm ngày nay không chịu nổi sự thử thách của thời gian và có khi chỉ là một ngọn lửa rơm, phừng lên, để rồi tắt mất... Muốn chịu nổi sự thử thách của thời gian, tác phẩm phải được đặt trên những giá trị vĩnh cửu, và tác giả cũng phải có điều gì muốn nói với kẻ đồng thời. Viết một quyển sách có những thích ứng với thời cuộc, đồng thời sâu sắc và chứa đựng những giá trị vĩnh cửu, bất di bất dịch là điều rất khó, nhưng phải có được như thế thì tác phẩm mới trường tồn. Một cuốn Guerre et Paix của Tolstoi tả xã hội thời bấy giờ một cách chân xác, thế mà đến ngày nay người ta, dù Đông hay Tây, đọc vẫn thấy hay. Là tại sao? Tuy sự việc xảy ra lồng trong một khung cảnh của một thời gian và không gian nhất định, nhưng chân lý về người và việc là chân lý của thiên thu. Vì vậy, nó là sách hay.

“Có loại sách chỉ cần nên đọc phớt qua thôi; có loại cần nên đọc ngấu đọc nghiến; cũng có loại cần phải nên đọc một cách nghiền ngẫm suy tư.”

Nếu viết sách, và nếu có thể được, nên viết những sách về loại thứ ba này hơn. André Gide nói: “Tôi viết là để được người ta đọc đi đọc lại”. Ông lại cũng nói: “Những lý do thúc giục tôi viết, rất nhiều, nhưng những lý do quan trọng nhất dường như lại là những lý do thầm kín nhất. Nhất là nguyên do này: Để bảo vệ cho một cái gì khỏi bị cái nạn mục nát diệt vong và chính vì thế khiến cho tôi hay đi tìm kiếm những cái gì ít bị thời gian ảnh hưởng được, và nhờ thế mà nó thoát khỏi những sự mê say hào nhoáng cấp thời. Muốn được cảm kích, chỉ có cách là thành thật.”

Tóm lại, một tác phẩm hay phải là một tác phẩm mà giá trị vượt thời gian và không gian, tức là có những giá trị vĩnh cửu. Nghĩa là nó phải có giá trị đối với bất cứ ở thời buổi nào, bất cứ ở xã hội nào, dĩ nhiên là phải có giá trị đáp ứng với thời buổi và xã hội của tác giả đang sống.

Có nhiều quyển sách được quần chúng đương thời hoan nghênh nhiệt liệt, nhưng thời buổi qua không bao lâu, đã bị chìm trong quên lãng. Sách hay là sách có tính cách vĩnh cửu.

cội cây giữa đổng, hãy nhìn nó đến khi nào nhận thấy nó không còn giống với một ngọn lửa hay một cội cây nào khác nữa.

Chỉ có cách đó mình mới trở nên tân kỳ được!

Đã đặt thành chân lý rằng trong đời không bao giờ có hai hột cát giống nhau, hai con muỗi giống nhau, hai bàn tay, hai cái mũi giống nhau, Flaubert bắt tôi phải diễn tả ra, bằng vài câu thôi, một người hoặc một vật nào để nó có những cái đặc biệt rõ ràng không giống với những người, vật nào khác cùng giống cùng loại.

“Khi anh thấy một anh bán hàng ngồi trước cửa tiệm của anh ta, hoặc một người giữ cửa ngậm ống „bíp‟... thì anh hãy tả cho tôi thây anh bán hàng ấy, hoặc anh giữ cửa ấy bằng một vài nét đặc biệt để tôi không lẫn lộn họ với bất cứ anh bán hàng hay anh giữ cửa nào khác, cũng như anh tả thế nào để tôi không lẩm lẫn con ngựa kéo xe nầy với cả năm chục con khác đi sau nó hay đi trước nó”[9]. Đó là cách mà Flaubert dạy Guy de Maupassant phép tả người, tả vật.

VII.

Trong Défense des Lettres, Georges Duhamel khuyên ta: “Sự thật ngoài đời là tài liệu bất tận của ta.”

Trái chín trên cây là trái ngọt tự nhiên, trái bị bẻ sớm là trái chát, dù được giú ép cũng không ngon ngọt bằng. Một quyển sách viết ra, cũng như thế! Nó phải là kết tinh của một đề tài được lâu ngày ấp ủ.

Alfred de Vigny nói: “Khi một ý tưởng nào mới lạ, đứng đắn, thú vị, không biết từ đâu lại rơi rớt vào lòng tôi, thì không còn có cái gì có thể trục xuất nó ra được nữa: nó mọc gốc mọc rễ như một hột giống trong luống đất cày, và nhờ óc tưởng tượng của tôi bổi dưỡng nó. Vô ích, dù tôi nói, tôi làm, tôi viết, tôi nghĩ đến việc khác, tôi vẫn cảm thấy nó vẫn mọc lên mãi trong lòng tôi, rồi bông lúa ấy càng ngày càng cao và chín đỏ. Không bao lâu tôi hái nó để xay thành một thứ bột và làm ra một thứ bánh lành mạnh cho công chúng dùng hàng ngày...

“Tôi có viết ra quyển sách đâu, mà chính nó tự viết ra đấy. Nó như một quả trái mọc và chín muồi trong đầu óc của tôi.”[10]

Thiếu hàm dưỡng, không có một tác phẩm nào trường cửu được. Càng được hoài bão lâu ngày, đứa con tinh thần của ta mới được khỏe mạnh và cứng cáp.

Tôi có quen một nhà văn trẻ tuổi mà tài hoa, viết truyện ngắn rất hay. Tôi hỏi anh đã làm cách nào viết được mau lẹ và hay như thế. Anh bảo: “Tuy tôi chỉ viết trong vài giờ, nhưng sự thật tôi đã ôm ấp nó lâu ngày. Phần nhiều những truyện mà tôi vừa ý nhất, lại là những truyện mà tôi ôm ấp lâu ngày nhất...”.

VIII.

Nhà văn lại cũng cần biết hạn chế lấy mình. Bất cứ một bài văn nào cũng phải có một ý chính làm “cốt tủy”. Thiếu nó, không có một cái gì trong văn nghệ mà đứng vững được.

Nhắm vào điểm chính yếu, nhà văn cần phải tiết kiệm các chi tiết và nhất định sa thải tất cả những gì không ăn vào đề.

Khổng Tử nói: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi.” (Đạo của ta trước sau chỉ có một lý, mà thông suốt cả mọi việc).

Cái “một” đó là căn bản của tất cả nghệ thuật và tư tưởng. Một học thuyết, một tác phẩm, một bài văn hoặc một bức họa... đều phải có một điểm chính nào dùng làm trụ cột.

Thiếu nó là thiếu cái hồn của nó vậy. Một bức danh họa bao giờ cũng gợi cho ta một cảm tưởng gì. Cảm tưởng ấy mạnh hay yếu cũng nhờ nơi sự khéo lựa chọn một cách cẩn thận cân nhắc những chi tiết vừa đủ để gây cho ta cái cảm giác ấy. Nếu trái lại, họa sĩ phung phí những chi tiết quá vụn vặt không ăn vào đề, thì đó là một bức họa thiếu tính cách nhất quán, một bức họa hỏng. Người ta xem nó, không hiểu nó muốn nói cái gì...

Sự thuần nhất trong một tác phẩm văn chương hay hội họa là điều khó thi hành nhất. Có gì dễ bằng chồng chất một cách cẩu thả khinh suất những chi tiết rất ngộ rất hay nhưng tuyệt nhiên không ăn chịu gì với ý chính của tác phẩm. Trong những ý tưởng hoặc cảm giác hỗn độn do sự kích thích của ngoại giới đưa đến cho ta, hãy biết lựa chọn những gì trọng yếu nhất, ăn sát với đề tài để sắp đặt và trình bày một cách khéo léo, hầu gây cho người đọc hay người xem một cảm tưởng thuần nhất mạnh mẽ. Không khác nào người trồng nho, họ tỉa bớt những cành lá không cần thiết, hoặc đèo đẹt, để tăng sinh lực cho những cành khác có thể trổ sinh nhiều trái đẹp hơn, nhà văn cũng như nhà họa sĩ, cũng cần phải biết hy sinh những chi tiết không cần thiết hoặc còn bạc nhược để cho tác phẩm mình thêm nhiều sinh lực. Có nhiều nhà văn, tư tưởng họ dồi dào quá, họ phung phí tư tưởng họ trên mặt giấy, không khác nào những cành lá rườm rà của đám nho rừng.

Viết một vài bài văn hay, đâu phải là dễ. Người viết, trước nhất phải có chủ ý rõ rệt, rồi lại phải biết gìn giữ trong khi giãi bày những ý phụ, đừng cho sa đà ra ngoài đề. Giá trị của một nghệ sĩ là chỗ biết giản lược những gì phiền phức rườm rà, nghĩa là phải biết hy sinh. Dù là những chi tiết hay, những tài liệu quý, nhưng nếu thấy nó không cấn thiết cho đầu đề thì phải có gan mà hy sinh tất cả. Nó là những thứ chùm gởi không nên dung dưỡng trong tác phẩm của mình.

Muốn viết văn hay, phải biết tư tưởng đúng. Mà tư tưởng đúng, đâu phải tư tưởng sa đà... mà phải tự buộc mình ở trong ranh giới của vấn để mình đề cập, nghĩa là phải biết hy sinh tất cả những gì không ăn chịu với vấn đề, dù là những đề tài không kém lý thú...

Boileau căn dặn ta: “Kẻ nào không biết tự hạn chế, không bao giờ biết viết văn”.

IX.

Lại nữa, có điều mà nhà văn cần phải để ý, nhất là các nhà văn trẻ tuổi, phần đông còn quá hăng hái... chưa biết “tự giới hạn vấn đề”, họ cũng chưa biết tiết kiệm lời nói. Họ thao thao bất tuyệt, chỉ sợ nói không hết lời, và thường hay giành hết quyền sáng tác của độc giả.

Trước đây bàn về sách hay, tôi cũng đã có nói rồi, nay xin lặp lại một lẩn nữa để cho dễ nhớ: “Sách hay phải chăng là sách mà tác giả biết hạn chế vấn đề, biết tiết kiệm lời nói. Trái lại, quyển sách dở là quyển sách mà trong đó tác giả đã không còn để thiếu sót cái gì cả, không để cho độc giả cùng bàn góp thêm được phần nào ý kiến của mình[11].”

Cần nói nửa lời thôi, nhưng là những lời nói khêu gợi. Phải biết giúp cho người suy nghĩ, đừng suy nghĩ thế cho người.

Sách hay, tức là sách bắt ta suy nghĩ, bắt ta hoài nghi, bắt ta thương xác và đặt lại vấn đề.

viết thư, Flaubert không để cho ta thấy có những gò ép, đẽo gọt nên còn giữ được vẻ hồn nhiên, giản dị. Đẽo gọt cũng cần đẽo gọt nhưng đẽo gọt cách nào để đừng cho ai thấy đẽo gọt, đó mới thật là tài hoa và khéo léo[14].

Đạt đến giản dị và tự nhiên, là đạt đến mức cao nhất của nghệ thuật làm văn rồi vậy.

XI.

Như đã nói trên, văn tự nhiên và giản dị cũng cẩn phải gột sạch gốc “ngoại lai”, để được cái giọng thuần túy Việt Nam.

Hiện nay ít có nhà văn nào tránh khỏi cái nạn viết văn “lai căng” ấy, vì không “lai Tàu” thì cũng “lai Tây”.

Nhà văn Nhất Linh, trong quyển Viết Và Đọc Tiểu Thuyết có đưa ra một nhận xét sau này: “Phần đông những nhà văn không giỏi Pháp văn lại thích viết theo lối làm câu của văn Pháp, không giỏi chữ Nho lại hay dùng chữ Nho”. Sự nhận xét ấy kể ra cũng có phần xác đáng là vì phần nhiều những nhà văn bị “tự ti mặc cảm” thường dễ sa vào cái tật “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”. Họ tin rằng có học tiếng Tây tiếng Tàu mới ra người có học. Ngoài ra, kẻ học chữ Nho hay chữ Pháp thật sành sỏi thường cũng dễ bị lôi cuốn nói và viết theo cú pháp của Hán văn và Pháp văn, như trường hợp các nhà Hán học hay Tây học thời trước. Họ thường suy nghĩ theo câu văn Pháp trước, rồi sau mới diễn tả bằng cách dịch lại theo tiếng Việt. Cho nên, người sành Hán văn cũng như Pháp văn mà viết văn được tự nhiên theo văn Việt thuần túy, phải công phu lắm mới được. Trước đây, sau khi ra trường, không bao giờ tôi nói được một câu tiếng Việt cho suôn mà không đệm vào một vài tiếng ngoại quốc. Có khi pha trộn nửa Ta nửa Tây, rất là quái dị. Tôi đã phải cố gắng hết sức mới viết được một câu văn Việt ra hồn. Tôi cũng chưa chắc, hiện thời, sau ba mươi năm cầm bút, tôi đã thoát khỏi cái nạn nói và viết “lai căng” ấy chưa?


Lại còn vấn đề chính tả.

Vấn đề vẫn gay go, phần nhiều các tự điển chính tả chưa được nhất trí. Tuy vậy tám mươi phần trăm tiếng Việt đã được các nhà ngữ ngôn học đồng ý. Ta có thể lấy một quyển Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức làm cơ sở, đợi ngày thiết lập xong Hàn lâm viện Việt Nam và có một bộ Tự Điển Việt Nam sẽ hay.

Phần tôi, tôi học viết chính tả bằng cách tra tự điển, hoặc cậy các bạn sành chính tả soát hộ những bản thảo và sửa lại bằng mực đỏ... Những chữ thường hay viết sai, tôi chép vào một tập sổ tay. Mỗi khi viết mà tay thấy còn ngượng, thì lật sổ tay ra xem lại. Lâu ngày thành thói quen, hễ nhìn thấy một chữ viết sai là nhận thấy liền không cần suy nghĩ. Cũng như học chữ Hán, tôi tập viết quen đến đỗi cầm viết là viết liền, một cách máy móc và mau lẹ.

Viết cho đúng chính tả chưa đủ, phải biết dùng danh từ cho thật chính xác. Dùng tiếng cho đúng là yếu tố quan trọng nhất để cho câu văn được sáng sủa.

Gustave Flaubert bảo: “Dù ta muốn nói điều gì cũng chỉ là một tiếng thôi để diễn tả điều đó..., cần phải tìm cho ra tiếng ấy và đừng vội bằng lòng, khi ta mới tìm được những tiếng tương tự mà thôi”.

Ở đây lại cũng phải luôn luôn dùng đến tự điển. Bất cứ một danh từ nào mà mình thấy còn phân vân, chưa thực rõ nghĩa, thì lật ngay tự điển ra mà tra. Chỉ có thế thôi.

XII.

Giờ xin bàn qua phép cấu tạo một tác phẩm. Cũng như một bài văn, tác phẩm nào cũng có ba phần: Phần vào đề, thân bài và phần kết thúc.

Khó nhất là phần vào đề. Khéo đặt, thì “vô” dễ mà “ra” cũng dễ. Pascal nói: “Cái điều cuối cùng khi viết một tác phẩm là phải biết nên viết cái gì trước”. Nhiều nhà văn có tiếng khuyên ta nên vào đề ngay, đừng bận đến phần nhập đề. Hoặc cứ viết bừa đi, rồi sau cùng, xé nó đi và viết lại.

Có nhiều nhà văn lão luyện, họ vào đề ngay khúc giữa câu chuyện, có khi lại bắt đầu ngay ở đoạn kết, để rồi lần lần kéo trở lại đoạn đẩu. Đó là cách làm cho câu chuyện được hấp dẫn ngay. Vào đề mà bắt đẩu tuần tự kể lể, trình bày từ nhân vật thì luộm thuộm, mất cả hứng thú và dễ chán người đọc.

Một khi đề tài đã được lựa chọn, nhà văn không nên do dự đắn đo gì nữa. Hãy bắt đầu vào việc. Cứ khai bút ngay. Văn sĩ André Maurois khuyên ta hãy làm như người lội, đừng sợ nước, đừng sợ lạnh..., cứ nhảy bừa xuống nước đi. Rồi một khi ở trong nước, tự nhiên hoàn cảnh bắt buộc phải xoay trở... rồi đâu sẽ vào đấy. Nếu do dự, không chịu khai bút, thì không bao giờ làm gì được.

Còn lại một cái khó nữa là đoạn kết. Một bản nhạc cũng thế. Đoạn kết mà dở sẽ làm mất cả ấn tượng hay ho của khúc nhạc. Tùy đề, tùy loại, cách kết luận mỗi khác. Nếu suốt tác phẩm mình có một chủ trương cần phải bênh vực, thì khi kết luận phải quả quyết bằng một sự giải quyết tạm thời hay dứt khoát, như trong các bài nhạc của Beethoven. Về sử ký hay truyện ký, tiểu sử thì khi kết luận cần tóm lại tất cả đề tài và cột chặt lại như trong các bài nhạc của Wagner. Trái lại, trong một quyển tiểu thuyết hay các tác phẩm thuộc về tưởng tượng, nhất là thi văn, thì thiết tưởng tác giả nên kết luận bằng một vài nét tượng trưng để giúp cho óc tưởng tượng độc giả tiếp tục mơ màng bất tận, sau khi bài văn chấm dứt... Tiếng đờn hay là hay ở dư âm. Một quyển tiểu thuyết hay không cần phải chứng minh một cái gì cả... Hãy để cho cuộc đời tiếp tục diễn tiến với những bất ngờ, và câu văn cũng nên để nhiều dấu chấm... như những câu nhạc cuối cùng của Chopin, một chân đụng đất, một chân trên không. Tuy vậy, không phải đó là một nguyên tắc tuyệt đối. Nhưng văn sĩ cũng có nhiều khía cạnh giống như nhạc sĩ.

XIII.

Muốn thành một nhà văn hay, cần phải thường viết. “Có rèn mới thành người thợ rèn”. Nghề dạy nghề, không còn nguyên tắc nào hay hơn nữa.

“Trần Nghiêu Tư làm quan đời nhà Tống, bắn cung giỏi có tiếng, đời bấy giờ không ai bằng. Ông cũng lấy thế làm kiêu căng. Ông thường bắn trong vườn nhà. Một hôm có ông lão bán dầu đi qua, thấy ông đang bắn, đặt gánh xuống, ngấp nghé xem mãi. Ông lão thấy ông Nghiêu Tư bắn mười phát trúng được tám chín thì gật gù, mỉm cười. Nghiêu Tư gọi vào hỏi:

  • Nhà ngươi cũng biết bắn ư? Ta bắn chưa được giỏi sao?

Ông lão nói:

  • Chẳng giỏi gì cả. Chẳng qua là quen tay thôi!

kiến chung của kẻ đồng thời. Nên biết rằng, khi nào người ta không thể hiểu nổi một học thuyết nào cao xa hoặc mới lạ, họ công kích dữ dội lắm. Socrate sở dĩ bị bắt uống độc dược cũng như Jésus bị đóng đinh trên cây Thập Ác, phải chăng vì hai vị ấy đã dám nói lên những chân lý không hợp với thời thượng.

Những nhà văn có những tư tưởng khác với thời thượng cũng phải có can đảm đợi chờ những hình phạt nguyền rủa nặng nề của xã hội đương thời. Nhưng, ta cần phải có cái can đảm của Galilée, tương truyền sau khi bị tòa án Inquisition xử, bắt buộc không được nói lên những sự thật trái với kinh điển, là trái đất xoay chung quanh mặt trời, vẫn nện chân bảo: “Nhưng, nó vẫn xoay!”

Được ca ngợi, được quảng cáo ầm ĩ bằng những phương tiện kém liêm sỉ như kết bè, kết phái, lập những văn đoàn để bênh vực, tâng bốc nhau quá đáng, rất có hại cho những nhà văn đang cần nhiều cố gắng để đào tạo tài năng thực sự.

Sự phê bình nghiệt ngã bất công có tính cách bôi lọ, phá hoại của một số phê bình gia thiếu lương tâm, thật rất tai hại đối với nhưng kẻ mới bước chân vào làng văn, vì dễ làm mất lòng tự tin và hăng hái. Tôi biết có nhiều nhà văn tỏ ra ê chề chán nản sau khi bị phê bình gia chỉ trích một cách nặng nề chua chát. Có khi họ bỏ luôn cả nghề văn để sang qua nghề khác, hoặc bỏ cả năm mười năm không thèm cầm bút[17]. Nhưng sự phê bình dua nịnh, tâng bốc của bạn bè phe phái một cách quá đáng, lại cũng tai hại không kém, vì như thế sẽ gây cho họ tấm lòng tự mãn tự đắc, có khi làm chặn đứng mọi tiến bộ sau này. Rồi thời gian có công dụng đào thải những tác phẩm không giá trị. Một vài giải thưởng văn chương tổ chức một cách bừa bãi, mục đích tuyên truyền hay quyến rũ độc giả, có khi rất hại đối với những kẻ được giải thưởng ấy. Có lẽ vì thế mà Paul Léautaud mới nói: “Nhà văn nào lãnh một giải thưởng văn chương là bị bêu xấu”[18].

Hoàng đế Napoléon đệ nhất là một bậc trị nước sáng suốt và chu đáo, khi ông ra lệnh riêng cho Tổng trưởng Nội vụ can thiệp vào việc phê bình báo chí thời ấy:

(...) “Còn một phương tiện khác mà ông Tổng trưởng không nói đến là cần phải có một tờ báo đứng đắn mà sự phê bình sáng suốt, có thiện ý xây dựng vô tư và tuyệt nhiên không dùng đến sự mạt sát thô lỗ như ta đang thấy bày trò trên các tờ báo hiện có ở đây, rất trái nghịch với phong độ cổ hữu của nước nhà.

Những tờ báo bây giờ lại không phải phê bình để làm cho người ta chán cái dở ưa cái hay, ghét cái xấu ưa cái tốt, không phải để hướng dẫn những kẻ còn thiếu sót kinh nghiệm, nâng đỡ khuyến khích những tài năng chớm nở, để trả lại danh dự xứng đáng cho những tác phẩm danh tiếng, tất cả những gì họ phê bình đều để mà làm nản chí, để mà phá hoại.

Như vậy, ông Tổng trưởng cũng cẩn phải can thiệp để bố cứu tình trạng ấy. Nhưng ta không nên quên rằng, khi tránh một cái cực đoan nầy, ta lại phải sa vào một cái cực đoan khác: rất có thể rồi đây không còn ai dám phê bình gì nữa cả, người ta rồi lại sa vào một thứ quá lạm khác không kém quan trọng là sự tán dương quá đáng, lại sẽ tưởng rằng mình là thẩn thánh, là những bậc thiên tài, và sự thành công quá dễ dàng ấy sẽ còn lôi kéo nhiều người bắt chước”.

Những nhận xét trên đây của Napoléon đệ nhất có thể tóm lại được những ý kiến đã trình bày nơi trên: Sự mạt sát bất công cũng như sự tán dương quá đáng đều có hại cho cả tác giả và nhà phê bình, cũng như cho cả nền văn học của một nước.

“Một con sâu làm rầu nồi canh”, có lẽ cũng vì lo ngại sợ mang tiếng chung mà các nhà phê bình túc học chân chính ít chịu đi vào ngành chuyên môn này.

Tóm lại, làm được nhà văn không phải khó, mà cũng không phải dễ. Không phải khó, nếu ta hết sức chân thành và tin tưởng những gì mình viết. Không phải dễ, là vì thành thực với mình rất khó. Những kẻ có một tâm hồn nô lệ: nô lệ tiếng khen chê của phê bình gia và quần chúng, nô lệ thành kiến của phần đông, của xã hội, của luân lý xã hội sẽ không bao giờ dám thành thực với mình, thẳng thắn trình bày tư tưởng của mình.

Ta có thể lấy câu nói này của Romain Rolland làm câu châm ngôn cho nhà văn xứng đáng với danh từ cao quý ấy!

“Khi ta cảm được một cái gì hùng vĩ, thì phải (can đảm) nói ra, dù phải trả với một giá nào, dù ta biết chắc rằng sẽ không có một ai hiểu cho”.

Lối phê bình này mà đi quá độ là lối phê bình của các nhà văn mà bao giờ cũng lấy “nghệ thuật vị nhân sinh”, “duy vật sử quan”, “giai cấp đấu tranh” làm tiêu chuẩn. Họ làm cái việc của anh chàng Procuste trong thần thoại Hy Lạp. Procuste là một tướng cướp rất lợi hại và vô cùng độc ác. Y có một cái giường mà người ta gọi là “giường của anh Procuste” (lit de Procuste). Bất cứ bắt được tù nhân nào, anh cũng đem đặt lên giường ấy: Nếu vừa vặn thì được, trái lại, nếu dài thì bị chặt bớt đi, còn nếu ngắn hơn thì bị kéo dài ra cho đúng với khuôn khổ. Bởi vậy, có một số phê bình gia thích dùng thủ đoạn kém lương thiện nầy là chuyên môn cắt xén đoạn mạch của bài văn hoặc câu văn để bắt tác giả nói lên những gì họ không có nói, để mà mỉa mai, chế nhạo, để mà xuyên tạc vu cáo và lên án đàn hặc.

Phần đông những nhà “phê hình nệ nguyên tắc” nầy đều có một số tác phẩm nào, hay một lý thuyết nào mà họ cho là hoàn toàn lý tưởng dùng làm điển hình tuyệt đối, nghĩa là họ không thể chấp nhận có được một quan niệm nào khác. Và mỗi khi nghiên cứu một tác phẩm nào mới ra đời, họ đem ra so sánh với những tác phẩm điển hình ấy, ký chú những dị đổng, rồi đem ra sắp xếp thành hạng loại và phê phán.

Những nhà phê bình nầy thường có những phê phán của một vị quan tòa xử án, của một giám khảo chấm thi để kiểm soát sự hiểu biết của thí sinh có thuộc lòng bài vở trong chương trình hay không, để rồi cho điểm thứ.

Nhà phê bình nệ nguyên tắc thường hay lấy sự ưa thích riêng của mình để chống đối lại sự ưa thích riêng của kẻ khác. Hoặc vì tính khí, hoặc vì bị giáo dục, bị ảnh hưởng của học thuyết nầy học thuyết nọ, họ có những hiếu ố cá nhân rất hẹp hòi câu nệ. Là vì họ có một cái vốn văn hóa rất kém, thiếu chiều rộng, nên họ không thể thưởng thức nổi những gì họ không ưa thích. Họ thường là những chiến sĩ hẹp hòi mù quáng của một chủ nghĩa hay lý thuyết nào. Tuy bị gò bó trong những thành kiến triết học hay chính trị, nhưng lắm khi nhờ đó họ cũng có can đảm thoát ly khuôn sáo của thời đại, vượt lên xa nhãn thức lầm lạc hẹp hòi của những kẻ đồng thời và dám nhìn việc đời một cách sâu xa bao quát hơn, nhờ biết suy nghĩ theo một hệ thống tư tưởng cao siêu và cách mạng.

Nhà phê bình nệ nguyên tắc cần phải nhớ kỹ điều này: Đời là một cuộc biến chuyển bất tận (không biết phải thật là một cuộc tiến hóa bất tận chăng, nhưng chắc chắn là một cuộc chuyển biến mới lạ mãi. Như vậy, nhà văn là kẻ sống trong dòng nước chảy và chảy mãi không ngừng. Như vậy, đừng ràng buộc họ phải lưu lại ở một bến nào.

Nhà phê bình tự do, không phải là nhà phê bình không nguyên tắc, mà là nhà phê bình ít bị nô lệ theo một nguyên tắc nhất định tuyệt đối nào cả. Họ là người có một cái vốn học thức cực kỳ rộng rãi, có một đầu óc tương đối, nhìn thấy được tất cả bề mặt bề trái của sự đời. Phê bình của họ là lối phê bình tương đối có tính cách lịch sử.

Họ không phải là vị quan tòa xử án theo một đạo luật hình thức nào, theo một tiêu chuẩn truyền thống tư pháp nào. Họ không phải là một vị giám khảo như những vị giám khảo của một cuộc thi giải thưởng văn chương mà nơi đây thể thức đã được quy định trước, để tuyên truyền hay để phê phán, lên án một chính kiến nào... Guy de Maupassant có nói: “Nhà phê bình xứng đáng với danh từ cao đẹp của nó phải là người không thuộc về khuynh hướng nào cả, không có những ưa thích riêng tư nào cả, không thiên kiến gì cả, và như nhà chuyên môn xem tranh, họ chỉ đánh giá các bức tranh theo giá trị nghệ thuật của mỗi thứ. Sự thông hiểu của họ thật rộng rãi, họ có thể tạm thời quên hẳn cá tính của họ, cái bản ngã của họ với tất cả tấm lòng ưa ghét riêng tư của họ để mà thẩm định cái chân giá trị của những tác phẩm mà họ phê bình.”[20]

Voltaire, trong quyển Dictionnaire Philosophique, cũng có nói: “Nhà phê bình hay nhất là một nghệ sĩ có học nhiều và có nhãn thức rộng không thành kiến, cũng không tật đố. Như thế cũng khó mà tìm ra được rồi!”

Tóm lại, nhà phê bình tự do là người tìm hiểu và cố làm cho kẻ khác cùng hiểu, nghĩa là họ là người có một cái tài thông cảm đặc biệt, biết ra khỏi con người của mình và thoát khỏi cái bản ngã bẩn chật cùng thành kiến và lòng ưa ghét riêng mình để hiểu biết những cái hay, cái dở của kẻ khác qua tác phẩm của họ. Như vậy, nhà phê bình này phải có một khiếu lịch sử, nghĩa là một đầu óc hiểu biết vượt thời gian và không gian, không thuộc người của một nước nào, một dân tộc nào, của một thế hệ hay thời buổi nào.


Ngoài hai hạng trên, lại còn có một hạng mà tôi cho là ngoại hạng vì họ không có một lý thuyết nào rõ ràng vững chắc, họ lại cũng không có tài thông cảm và vượt lên trên mọi học thuyết tư tưởng.

Họ là hạng lầm lẫn phê bình với chống đối. Họ là hạng tật đổ, hạng bất tài chuyên dùng những thủ đoạn tiểu nhân xuyên tạc, chê dè kẻ khác để nâng cao mình lên. Họ là hạng bị tự ti mặc cảm: Bất cứ một nhà văn nào có tên tuổi hoặc có tài ba hơn họ, đều bị “nọc độc” và “búa rìu” của họ. Nếu là cùng bè, cùng nhóm thì họ khen đáo khen để; trái lại nếu không là bè phái thì họ tìm đủ thủ đoạn để dìm xuống tận bùn lầy. Những nhà phê bình này tai hại không nhỏ đối với nền văn học nước nhà đang phôi thai.

Không riêng gì ở nước nhà, và cũng không riêng gì ở đâu và ở thời buổi nào, hạng phê bình gia này là những tai họa thường xuyên mà không một nhà văn nào tài hoa trên thế giới lại thoát khỏi nanh vuốt của họ. Trước đây, tôi có lần nhắc đến Napoléon đệ nhất đã dùng biện pháp nào chặn đứng lại bọn họ: “Những tờ báo hiện nay lại không phải phê bình để làm cho người ta chán cái dở, ưa cái hay, ghét cái xấu, ưa cái tốt, không phải phê bình để hướng dẫn những kẻ còn thiếu kinh nghiệm, nâng đỡ khuyến khích những tài năng chớm nở, để phục hổi danh dự xứng đáng cho những tác phẩm đứng đắn mà bị chìm trong sự lạnh lùng và quên lãng của dân chúng; tất cả những gì họ phê bình đểu để làm nản chí, để mà phá hoại”.

Montesquieu, tác giả Vạn Pháp Tinh Lý, cũng phải mất bình tĩnh đối với họ: “Về những nhà văn thiếu tài kích bác tôi kia, tôi xin nói: Tôi là cây sồi to, dưới gốc có những con cóc bò đến để phun nọc độc của chúng”.

Chateaubriand thư cho bà de Stael thân mật bảo: “Sách của bà sắp được xuất bản, thế là bà lại sắp chịu một cơn dông tố dữ tợn”. Đó là ông muốn ám chỉ sẽ bị các nhà phê bình đang chực để mà mạt sát.

Racine, tâm lý hơn, nói: “Tất cả những bài phê bình ấy là của bốn năm nhà văn bất tài bất hạnh, tự mình không làm sao được người ta chú ý đến. Họ chờ cơ hội có một quyển sách nào thành công để xúm nhau công kích. Tuyệt nhiên không phải vì tật đố. Họ căn cứ vào đâu để được ganh tị chứ? Họ làm thế với lòng mong ước sẽ được người ta trả lời, và nhờ thế họ sẽ được đưa ra ánh sáng, vì bấy lâu nay sách vở của họ đã dìm họ mãi suốt đời trong bóng tối.”

Gustave Flaubert nói: “... Cần gì phải để ý đến những tiếng kêu ré của những con sáo ấy? Thật mất thời giờ để đọc những nhà phê bình (...) Tôi đã có đủ sức để chứng minh trong một luận đề rằng từ trước chưa có một bài phê bình nào ra hồn, rằng việc đó không lợi ích gì cho ai cả, mà chỉ cốt để