Đề thi văn 11 học kì 1 2023 năm 2024

SỞ GD & ĐT CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11

Thời gian: 90 phút

(Không kể thời gian giao đề)

  1. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi sau:

Ngày xưa chào mẹ, ta đi

Mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười

Mười năm rồi lại thêm mười

Ta về ta khóc, mẹ cười… lạ không ?

“Ông ai thế? Tôi chào ông!”

Mẹ ta trí nhớ về… mênh mông rồi

“Ông có gặp thằng con tôi?

Hao hao... tôi nhớ... nó người… như ông”

Mẹ ta trả nhớ về không

Trả trăm năm lại bụi hồng... rồi đi.

(Mẹ ta trả nhớ về không – Đỗ Trung Quân)

Chú thích

Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ nổi tiếng của thơ ca Việt Nam hiện đại. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.Thơ Đỗ Trung Quân hấp dẫn người đọc bởi ngôn từ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi của quê hương và giọng thơ nhẹ nhàng sâu lắng thấm đượm ý vị triết lý sâu sắc.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Khi đứa con trở về, người mẹ đã xưng hô với con thế nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Ngày xưa chào mẹ, ta đi

Mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười

Mười năm rồi lại thêm mười

Ta về ta khóc, mẹ cười… lạ không ?

Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu thơ Mẹ ta trí nhớ về… mênh mông rồi?

Câu 5. Từ nội dung bài thơ, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẫu tử.

II. LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết một bài luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mẹ ta trả nhớ về không (Đỗ Trung Quân).

..…..Hết…..

ĐÁP ÁN

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

PTBĐ: Biểu cảm

0.5

2

Người mẹ đã xưng hô :Ông- tôi

0.5

3

Biện pháp tu từ : Đối lập

Tác dụng:

- Nhấn mạnh sự trái ngược trong tâm trạng của mẹ và ta ngày ra đi và ngày trở về. Ngày ra đi “ta” vui vẻ phấn khởi đầy háo hức vì bước chân vào chặng đường mới của cuộc đời, còn mẹ khóc vì thương và nhớ con khi phải xa con.Ngày trở về thì “ta” khóc vì thương mẹ đã già cả đời tảo tần vì con nay không nhớ nổi con mình còn mẹ thì cười vì tuổi già lẫn lộn vui buồn không phân biệt được

-Từ đó tác động đến người đọc hãy luôn phải biết yêu thương biết ơn mẹ . Hãy yêu thương khi còn có thể để không phải ân hận

-Làm cho câu thơ sinh động giàu giá trị biểu cảm.

1.0

4

Mẹ tuổi đã già trí tuệ không còn minh mẫn, lẫn lộn không phân biệt được ai là con mình. Trí nhớ trở về xa xôi cách nói đầy hình ảnh .Từ đó ta thấy sự rưng rưng xúc động của người con với mẹ

.Từ đây giúp người đọc thức tỉnh bao điều: Hãy yêu thương mẹ khi còn đang có thể , hãy quan tâm đến mẹ đừng để khi nhận ra đã quá muộn rồi.

1.0

5

Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảm của con dành cho mẹ có pha chút ngậm ngùi day dứt ….

Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là bài học đó có ý nghĩa và liên quan đến nội dung của bài thơ.

Đây là một hướng triển khai: Mỗi người cần phải biết yêu thương mẹ của mình, hãy luôn cố gắng bên cạnh mẹ, chăm sóc mẹ của mình khi còn có thể.

1.0

6

Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẫu tử. (2,0 điểm)

2.0

  1. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận xã hội

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo một cách hoặc kết hợp các cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng – phân – hợp, đảm bảo yêu cầu về cấu trúc đoạn văn.

0.25

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẫu tử.

0.25

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách để làm rõ ý nghĩa của tình mẫu tử .

Có thể triển khai theo hướng: : Ý nghĩa của tình mẫu tử:

- Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.

- Tình mẫu tử là sức mạnh để con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, là nơi bình yên mà ta có thể quay về trú ngụ sau mọi bão giông.

- Tình mẫu tử giúp con người biết sống một cuộc sống tốt đẹp, đúng đắn hơn.

1.0

  1. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

  1. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,25

II

VIẾT

4,0

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học

0,25

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mẹ ta trả nhớ về không (Đỗ Trung Quân).

0,5

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.