Đề thi môn ngữ văn lớp 10 học kì 1

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian: 90 phút [không kể thời gian giao đề] ĐỀ CHÍNH THỨC I. Đọc – Hiểu: [4.0 điểm] Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3: Một con Quạ, đen như than, nó ganh ghét với một con Thiên Nga, vì bộ lông của Thiên Nga luôn trắng đẹp như bông. Quạ ngu ngốc một hôm bỗng nảy ra một ý nghĩ rằng nếu nó cứ sống như Thiên Nga, tức là cứ bơi lội và vùng vẫy suốt ngày trong nước, và ăn cây cỏ rong rêu mọc dưới nước, ắt bộ lông nó sẽ trắng ra như bộ lông của Thiên Nga vậy. Thế là Quạ liền bỏ rừng bay về vùng sông hồ và đầm lầy để sống. Nhưng dù cho nó ra sức tắm giặt suốt ngày này qua ngày khác bộ lông của nó vẫn cứ đen như ngày nào vậy. Và khi rong rêu trong nước ăn vào không phù hợp với cái dạ dày của nó, nó càng ngày càng gầy đét, và cuối cùng, ngã lăn ra chết. [Truyện ngụ ngôn Aesop] Câu 1 [0.5 điểm]: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 [0.5 điểm]: Vì sao “Quạ liền bỏ rừng bay về vùng sông hồ và đầm lầy để sống”? Kết quả của việc đó là gì? Câu 3 [1.0 điểm]: Anh [chị] rút ra được bài học gì từ văn bản trên? Anh [chị] áp dụng bài học đó vào cuộc sống của mình như thế nào, cho ví dụ? Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 6: “Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hoè lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương,.” [ “Cảnh ngày hè” [Nguyễn Trãi], Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD, 2006] Câu 4 [0.5 điểm]: Kể ra các màu sắc, hình ảnh được tác giả miêu tả trong văn bản trên. Câu 5 [0.5 điểm]: Các từ: “đùn đùn”, “giương”, “phun” đạt hiệu quả như thế nào trong việc thể hiện bức tranh thiên nhiên ngày hè? Câu 6 [1.0 điểm]: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi qua văn bản trên [trình bày từ 5 – 7 dòng]. II. Làm văn: [6 điểm] Hóa thân vào nhân vật An Dương Vương kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy từ lúc Triệu Đà đem quân sang xâm lược lần thứ hai đến khi An Dương Vương đi xuống biển. [sáng tạo các chi tiết miêu tả cảnh vật, bộc lộ cảm xúc]. --------------------HẾT--------------------- Chúc các em làm bài
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỀU ĐIỂM I. Phần Đọc – Hiểu [4.0 điểm] Câu Nội dung Điểm 1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0.5 2 Quạ liền bỏ rừng bay về vùng sông hồ và đầm lầy để sống vì muốn có 0.5 bộ lông trắng như Thiên Nga. Kết quả: bộ lông của Quạ vẫn đen và cuối cùng Quạ chết vì rong rêu trong nước không phù hợp với dạ dày của nó. 3 HS có thể rút ra bài học như: Mỗi người đều có đặc điểm riêng, hãy 0.5 trân trọng điều đó; Không nên “đứng núi này trông núi nọ”; hãy suy nghĩ kĩ trước khi làm bất cứ việc gì... HS đưa ra ví dụ về bản thân mình. 0.5 [Tùy vào câu trả lời của HS, GV linh hoạt cho điểm]. 5 Nhan đề: Hai biển hồ, “Ích kỉ “và “cho đi”… 0.25 6 Màu sắc, hình ảnh: màu xanh của hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng 0.25 của hoa sen. 7 Các từ: “đùn đùn”, “giương”, “phun” là các động từ mạnh diễn tả bên 0.5 trong sự vật luôn vận động, căng tràn, dư ra. Từ đó thể hiện bức tranh ngày hè sinh động, đầy sức sống. 8 Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: có sự kết hợp hài hòa màu sắc, hình 1.0 ảnh. Màu sắc rực rỡ, hình ảnh quen thuộc, sự vật tràn đầy sức sống. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi: một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, cảm nhận thiên nhiên tinh tế bằng nhiều giác quan. Tổng 4.0 điểm II. Làm văn [6.0 điểm] Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự 0,5 b. Xác định đúng ngôi kể của bài văn [ngôi thứ nhất] 0.5 c. Kể lại câu chuyện Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và câu chuyện. 0.5 - Ta là An Dương Vương, là vua nước Âu Lạc - Cuộc đời ta đã phạm phải nhiều sai lầm dẫn đến kến bi kịch “nước mất nhà tan” Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện - Tóm tắt những sự việc trước khi gặp Trọng Thủy [0.5 điểm] 3.5
  3. + Xây thành nhưng xây mãi vẫn đổ. + Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, tôi đã xây được thành trì kiên cố, chế tạo được nỏ thần. Quân Triệu Đà sang đánh nước Âu Lạc và thất bại. - Kể lại câu chuyện từ khi Triệu Đà sang xâm lược lần hai đến lúc đi xuống biển.[3.0 điểm] + Chẳng bao lâu sau, quân Triệu Đà cử binh xâm lược nước ta, ta lấy nỏ thần ra bắn, làm quân giặc khiếp sợ và thua trận, chạy về Trâu Sơn đắp luỹ và xin hoà. + Sau đó, Triệu Đà cầu hôn cho con trai, tỏ ý dùng cuộc hôn nhân giữ mối hoà hiếu cho hai quốc gia. + Ta cả tin chấp thuận gả con gái xinh đẹp Mị Châu cho Trọng Thuỷ và để cho hắn ở lại cung + Nhưng quyết định đó quả thật là sai lầm vì ta đã vô cùng chủ quan không nghĩ đến rằng, con rể lại dụ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi đánh tráo nỏ thần mang về phương Bắc. + Có được nỏ thần, Triệu Đà mang quân đến đánh, ỷ vào nỏ thần trong tay, ta không hề lộ sợ + Nhưng éo le thay, khi ta biết nỏ kia không phải nỏ thần thì quá muộn, giặc đã tiến sát thành, ta phải cùng Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam. + Càng chạy thì ta vẫn thấy giặc đuổi theo sau. Đến tới bờ biển, ta biết đó là đường cùng. + Ta bèn kêu rằng : “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” Rùa Vàng từ dưới nước xuất hiện, thét lớn: “ Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. + Ta bất ngờ quay lại, và không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy đường rải đầy lông ngỗng, đây chính là lí do mà giặc có thể lần theo ta + Trên tay con gái Mị Châu là áo lông ngỗng, ta hiểu ra chuyện, vô cùng tức giận và đau lòng mà tuốt kiếm chém Mị Châu + Mị Châu thấy vậy, bèn khấn với ta: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù” + Dù đau lòng nhưng đứng trước kẻ phản nghịch, tội đồ quốc gia ta không thể tha thứ với cương vị một người đứng đầu đất nước. 0.5 Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ. + Ta theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển. + Cảm nghĩ về cuộc đời, về những sai lầm của mình. d. Kĩ năng viết: 0.5 - Dùng từ chính xác, trong sáng, đúng chính tả - Đặt câu đúng ngữ pháp tiếng Việt. - Trình bày mạch lạc, chặt chẽ, rõ ràng, cẩn thận Tổng 6.0 điểm
  4. THIẾT LẬP MA TRẬN: Vận dụng Mức độ Thông Nhận biết Cộng hiểu Cấp độ Chủ đề Cấp độ cao thấp - Nhận biết, - Hiểu -, Cảm nhận phương thức được các những vấn biểu đạt của từ ngữ đề đặt ra văn bản, các then chốt trong văn hình ảnh, chi và hiệu bản. Chủ đề 1: tiết trong văn quả của Đọc – hiểu bản. các từ ngữ đó, Rút ra bài học Số câu 3 câu 1 câu 2 câu 6 câu Số điểm 1.5 điểm 1.0 điểm 1.5 điểm 4 điểm Tỉ lệ 15% 10% 15% 40% Chủ đề 2: - Vận dụng Văn tự sự các kiến thức – kĩ năng để làm bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Số câu 1 câu Số điểm 6 điểm 6 điểm Tỉ lệ 60% 60% Tổng 7 câu 1.5 điểm 1.0 điểm 1.5 điểm 6 điểm 10 điểm 15% 10% 15% 60% 100%

Page 2

YOMEDIA

Dưới đây là Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

14-01-2021 200 0

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

II.LÀM VĂN

Câu 1:

* Hướng dẫn giải: Phân tích, giải thích, bình luận

* Cách giải:

* Giải thích:

- “Tình người”: Lòng yêu thương, chia sẻ, đùm bọc giữa người với người. Tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, đáng trân trọng.

* Phân tích, chứng minh, bình luận:

- Biểu hiện tình người trong mùa lũ:

+ Quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm, vật dụng cần thiết cho đồng bào miền lũ

+ Động viên, an ủi, sẻ chia với những mất mát, đau thương mà đồng bào vũng lũ phải đối mặt

+ Lên án, tố cáo những kẻ thiếu tình người, trục lợi trong mùa lũ

* Ý nghĩa:

- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa

* Liên hệ bản thân

Câu 2:

*Hướng dẫn giải:

- Phân tích [Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng].

- Sử dụng các thao tác lập luận [phân tích, tổng hợp, bàn luận,…] để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

MB:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và phong cách thơ của ông: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

- Giới thiệu về bài thơ “Nhàn”: “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ thi, là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống "nhàn" của tác giả.

TB:

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Phân tích:

a. Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ

* Hai câu đề:

                                                 “Một mai, một cuốc, một cần câu

                                                  Thơ thần dầu ai vui thú nào.”

- “Một mai, một cuốc, một cần câu” trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một lão nông, tri điền, đào giếng lấy nước uống và cày ruộng lấy cơm ăn.

- Tác giả sử dụng kết hợp khéo léo thủ pháp liệt kê các dụng cụ lao động cùng với điệp từ “một” và nhịp thơ 2/2/3 cho thấy cuộc sống nơi thôn dã cái gì cũng có, tất cả đã sẵn sàng

- Các vật dụng gắn liền với công việc vất vả của người nông dân đi vào thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách tự nhiên, thư thái như chính tâm hồn của nhà thơ.

- Con người tìm thấy niềm vui, sự thanh thàn trong cuộc sống, không gợi chút mưu tục. Một mình ta lựa chọn cách sống “thơ thẩn” mặc kệ ai kia “vui thú nào”. Tự mình lựa chọn cho mình một lối sống, một cách sống kệ ai có những thú riêng, âu đó cũng là bản lĩnh của kẻ sĩ trước thời cuộc.

* Hai câu thực:

                                         “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

                                          Người khôn người đến chốn lao xao.”

- Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ

     + Ta dại ↔ Người khôn

     + Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao → hình ảnh ẩn dụ: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; Chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi.

- Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ => Cách nói ngược, hóm hỉnh.

=> Như vậy: Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý.

b. Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ

* Hai câu luận:

                                “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

                                 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

- Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân – Hạ – Thu – Đông

- Món ăn dân dã: măng trúc, giá

- Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao

- Sử dụng phép đối + liệt kê => Lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên

=> Nhàn là “Thu ăn măng trúc đông ăn giá”, mùa nào thức nấy. Những sản vật không phải cao lương mĩ vị mà đậm màu sắc thôn quê. Ngay cả việc ăn uống, tắm táp, làm lụng...đã trở thành nhàn trong cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để có được sự an nhiên, tĩnh tại trong tâm hồn như vậy phải là một người có nhận thức sâu sắc của cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nhận thấy lòng tham chính là căn nguyên của tội lỗi. Bởi vậy mà ông hướng đến lối sống thanh bạch, giản dị, thuận theo tự nhiên.

* Hai câu kết

                                       “Rượu đến cội cây ta sẽ uống

                                        Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

- Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống, Phú quý tựa chiêm bao => Nguyễn Bỉnh Khiêm coi công danh phú quý tựa như giấc chiêm bao, giống như phù du vậy. Khi thể hiện quan điểm của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn mình thế đứng bên ngoài của sự cám dỗ danh lợi, vinh hoa – phú quý, bộc lộ thái độ xem thường.

- Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh  lợi. Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý.

=> Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường.

=> Như vậy, thú Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dấu ấn của một thờiđại lịch sử, thể hiện cách ứng xử của người trí thức trước thời loạn: giữ tròn thanh danh khí tiết. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nâng tư tưởng “Nhàn” trở thành một triết lý sống, là cách hành xử trước thời cuộc, coi đây là phương thức hoá giải mâu thuẫn và hoà hoãn những xung đột thờiông đang sống.

KB:

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ: Với cách sử dụng ngôn ngữ giản dị mà giàu triết lí cùng cách nói đối lập, bài thơ đã dựng nên chân dung cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hoà hợp với thiên nhiên, cốt cách thanh cao, không màng danh lợi.

Video liên quan

Chủ Đề