Đấu thầu 1 giai đoạn 2 giai đoạn là gì năm 2024

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ trong đấu thầu dùng để lựa chọn nhà thầu chính. Không phải mọi trường hợp đều bắt buộc áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Thực hiện mời thầu phải theo quy trình chi tiết. Theo dõi bài viết dưới đây của Long Phan PMT để hiểu rõ hơn về phương thức này.

Thế nào là phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ?

Mục Lục

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
    • 5.1
    • 5.2
  • 6

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là gì?

Theo quy định của pháp luật đấu thầu, trong đấu thầu, túi hồ sơ được hiểu là túi để đựng các tài liệu của hồ sơ đấu thầu. Theo đó, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là một phương thức được sử dụng cho mục đích lựa chọn nhà thầu hoặc nhà đầu tư.

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là việc bên mời thầu sẽ đưa ra các yêu cầu của mình trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu hay nhà đầu tư muốn tham gia đấu thầu sẽ tiến hành nộp hai bộ hồ sơ cùng một lúc. Hai bộ hồ sơ được lập riêng gồm một bộ đề xuất kĩ thuật và một bộ đề xuất về tài chính riêng biệt.

Các trường hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

Theo quy định tại Điều 29 Luật Đấu thầu 2013 chỉ những trường hợp sau đây khi lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ:

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
  • Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

Quy trình chi tiết phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, quy trình chi tiết bao gồm 4 bước.

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

  • Lập hồ sơ mời thầu;
  • Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

  • Mời thầu;
  • Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
  • Mở thầu.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:

  • Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
  • Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
  • Xếp hạng nhà thầu;

Bước 4: Thương thảo hợp đồng

Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

Bước 6: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Quy trình chi tiết áp dụng một giai đoạn hai túi hồ sơ

Hình thức áp dụng phương thức một giai đoạn 2 túi hồ sơ

Có nhiều hình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và được quy định cụ thể trong Chương 2 Mục 1 Luật Đấu thầu 2013.

  • Đấu thầu rộng rãi
  • Đấu thầu hạn chế
  • Chỉ định thầu
  • Chào hàng cạnh tranh
  • Mua sắm trực tiếp
  • Tự thực hiện
  • Tham gia thực hiện của cộng đồng.

Hồ sơ dự thầu

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

Căn cứ Điều 28 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Quy định đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

  • Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
  • Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
  • Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
  • Đánh giá về kỹ thuật.
  • Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính.

Hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt

Căn cứ Điều 30 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Quy định đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt:

  • Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính.
  • Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính.
  • Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu.

Cần chuẩn bị gì về hồ sơ dự thầu

Luật sư tư vấn về quy trình một giai đoạn hai túi hồ sơ

Với đội ngũ Luật sư chuyên gia giàu kinh nghiệm, Luật Long Phan đã hỗ trợ nhiều hợp đồng tư vấn đấu thầu. Bên cạnh đó, Chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ tư vấn về đấu thầu như:

  • Lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu thầu;
  • Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  • Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
  • Đánh giá hồ sơ dự thầu;
  • Đề xuất phương án lựa chọn nhà thầu.

​​Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được biết đến nhiều nhất trong các hoạt động đấu thầu, dự thầu. Tuy nhiên để áp dụng đúng và chính xác nhất vẫn còn là khiến cho nhiều nhà đầu tư chưa thể nào nắm rõ đầy đủ nhất. Quý khách hàng nếu có nhu cầu tư vấn chuyên sâu, cụ thể hơn về quy trình một giai đoạn hai túi hồ sơ vui lòng liên hệ 1900636387 công ty luật Long Phan luôn đảm bảo mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ pháp lý chất lượng tốt nhất.

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Khi nào thì áp dụng 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ?

Bên cạnh đó, theo quy định mới tại Điều 31 Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024 thì 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ là phương thức lựa chọn nhà thầu [không áp dụng với nhà đầu tư].

Phương thức một túi hồ sơ là gì?

Có thể hiểu đơn giản, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là phương thức đấu thầu trong đó nhà thầu sẽ chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất một lần trong cùng một thời điểm, cùng một túi hồ sơ.

Gói thầu có quy mô lớn là gì?

Thay vào đó, luật có quy định về gói thầu quy mô nhỏ và hạn mức tương ứng. Có thể hiểu, gói thầu quy mô lớn là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị lớn hơn 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu lớn hơn 20 tỷ đồng.

Hình thức áp thầu là gì?

nhà thầu cũng cần biết được khái niệm của áp thầu là gì? Áp thầu là việc áp dụng một gói thầu trước đó đã thực hiện thông qua đấu thầu rộng rãi cho gói thầu tương tự chuẩn bị/đang thực hiện.

Chủ Đề