Dấu hiệu trẻ bị hoại tử ruột

19/08/2010

Viêm ruột hoại tử sơ sinh thường gặp ở trẻ đẻ non, cân nặng thấp, Bệnh liên quan tới nhiều vấn đề:
Nuôi dưỡng đường ruột .
Trẻ suy hô hấp kéo dài.
Giảm lưu lượng máu ở hệ thống tạng [ ngạt, đa hồng cầu].
Trong bệnh nhiễm trùng.
1.Chẩn đoán
1.1. Lâm sàng
1.1.1. Giai đoạn sớm
Trẻ li bì, ngủ lịm, nhiệt độ thường không ổn định. Dịch dạ dày chậm tiêu, ứ dịch khoảng 20%.
Có những cơn ngừng thở ngắn, nhịp tim có thể chậm, hạ đường máu.
1.1.2. Giai đoạn tiếp theo
Nôn dịch vàng.
Tưới máu da kém.
Ỉa chảy, có khi ỉa ra máu toàn phần hoặc vi thể.
Bụng chướng, thăm trực tràng đôi khi có máu.
1.1.3. Giai đoạn muộn.
Dịch dạ dày nâu đen.
Có sốc.
Bụng chướng, nề, thành bụng có ban đỏ.
Có cảm ứng phúc mạc, viêm phúc mạc
1.2. Xét nghiệm
Máu ngoại biên: BC tăng, TC giảm
Khí máu: Toan chuyển hóa.
Điện giải đồ: Na giảm, K tăng
Có thể có rối loạn đông máu.
Cấy phân, tìm máu trong phân.
Chọc dịch màng bụng: có máu hoặc mủ.
Soi cấy dịch tìm vi khuẩn Gram [-]
X- quang sớm: liệt ruột nhẹ
Có bong hơi trong thành ruột, trong tĩnh mạch cửa và nhánh vào gan.
Tràn dịch và khí trong ổ bụng [ viêm phúc mạc hoặc thủng ruột]
Chụng bụng 6-8giờ/ lần trong 48 giờ đầu. Sau đó chụp 8-12 giờ/ lần cho đến khi bệnh ổn định để phát hiện dấu hiệu bụng ngoại khoa.
Vi khuẩn: Nuôi cấy máu, phân và dịch màng bụng [ thường do E.coli, Klebsiella, Protetus, Staphylococcus…] `
Dựa vào kháng sinh đồ để dùng kháng sinh cho hợp lý.
Có thể phối hợp cephalosporin thế hệ 3 với nhóm aminosid+ metronidazol. Dùng nhóm aminosid hạn chế được thủng ruột trong điều trị viêm ruột hoại tử.
Nuôi dưỡng tĩnh mạch 7-10 ngày [ theo dõi diễn biến lâm sàng đẻ quyết định ăn trở lại].
Can thiệp ngoại khoa:
Mời ngoại hội chẩn khi có: Viêm phúc mạc hoặc tràn khí trong khoang màng bụng, thủng ruột.
Một số điểm chú ý khi nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non tháng:
Thận trọng khi dùng một số thuốc.
Nhóm xantin [ theophylin, aminosid]
Vitamin E dùng rộng rãi kéo dài.
Indometacin, cocain, cytokine.
Cần thận trọng khi nuôi dưỡng trẻ đẻ non bằng đường ruột, cho trẻ ăn số lượng lớn và tăng nhanh số lượng với thời gian không hợp lý sẽ là nguy cơ gây viêm ruột hoại tử.
Cho trẻ ăn từ từ từng bữa lượng nhỏ điều chỉnh tốt thời gian và số lượng cho bữa ăn có thể phòng được bệnh. Tăng dần không quá 20ml/kg/ngày. Theo dõi và đánh giá tình trạng dung nạp sữa.
Sữa mẹ có nhiều yếu tố bảo vệ [IgA, IgG, IgM…] là sữa duy nhất làm giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ đẻ non.
Giảm tối đa nguy cơ lien quan tới sản khoa: đẻ non, đẻ ngạt, suy hô hấp kéo dài, đa hồng cầu ở trẻ đẻ non.

Viêm ruột hoại tử là tình trạng bệnh lý nặng của đường tiêu hóa, ruột bị viêm và hoại tử [tế bào bị chết đi]. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì trẻ sơ sinh nào nhưng hầu hết các trường hợp là trẻ non tháng, đặc biệt là những trẻ cực non, cân nặng < 1.500 gam.

✅  NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM RUỘT HOẠI TỬ LÀ GÌ?

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra viêm ruột hoại tử, nó thường được cho là do thiếu máu nuôi, thiếu oxy cho ruột.

✅  BIỂU HIỆN CỦA TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Có thể khác nhau ở mỗi trẻ và có thể trùng lấp với những bệnh khác như:

•  Chướng bụng

•  Ăn không tiêu

•  Ọc, ói, dịch qua thông dạ dày xanh

•  Tiêu phân có máu

•  Những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng

✅  TRẺ SẼ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Sẽ được quyết định bởi bác sĩ điếu trị dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi bé, bao gồm:

•  Nhịn ăn, nuôi ăn bằng dịch truyền

•  Đặt ống thông dạ dày để làm trống dạ dày.

•  Kháng sinh

•  Có thể phải hỗ trợ hô hấp do bụng chướng hoặc nhiễm trùng

•  Chụp Xquang nhiều lần

Những trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật để giải áp hoặc cắt, khâu những vị trí ruột bị thủng hay hoại tử.

✅  VÌ SAO VIÊM RUỘT HOẠI TỬ NGUY HIỂM?

•  Tổn thương có thể gây thủng ruột, vi trùng từ đường tiêu hóa tràn vào ổ bụng gây viêm nhiễm khoang bụng [viêm phúc mạc] hay nhiễm trùng máu. Tổn thương có thể ở một vài vị trí nhỏ của ruột hay lan rộng và diễn tiến rất nhanh.

•  Nhiễm trùng có thể rất nặng.

•  Ruột bị tổn thương có thể phải cắt bỏ, bị tắc hẹp.

•  Bệnh có thể gây tử vong.

✅  CÓ CÁCH NÀO GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH CHO TRẺ?

Không có cách phòng bệnh đặc hiệu, tuy nhiên những trẻ được ăn sữa mẹ hoàn toàn có vẻ ít bị viêm ruột hoại tử hơn trẻ có dùng sữa công thức. Trẻ bệnh chỉ được ăn khi tình trạng chung ổn định và ăn sữa tăng từ từ.

Lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ em, xảy ra khi một đoạn ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng của đoạn ruột phía dưới, gây tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Khi các đoạn ruột lồng vào nhau, các mạch máu cũng bị cuốn theo. Hậu quả là các mạch máu ruột bị thắt nghẹt, tổn thương, gây chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh lồng ruột có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: Hoại tử, thủng ruột, rách thành ruột gây nhiễm trùng ổ bụng và nhiễm trùng máu.


Các yếu tố làm tăng nguy cơ lồng ruột:
-    Tuổi: Thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi
-    Giới tính:  Xảy ra nhiều ở các bé trai, tỉ lệ nam:nữ là 3:2
-    Tiền sử bệnh lý: Trẻ bị nhiễm siêu vi hô hấp, viêm ruột, khối u trong ruột, polyp lòng ruột hoặc mắc bệnh gây rối loạn co bóp …
Triệu chứng lồng ruột:
-    Đau bụng: Khởi phát đột ngột, trẻ khóc thét dữ dội, ưỡn người liên tục, đau bụng từng cơn, các cơn các nhau 15 – 20 phút.
-    Nôn: Giai đoạn đầu trẻ nôn ra thức ăn. Qua giai đoạn muộn, trẻ có thể bị nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng.
-    Đại tiện ra máu: Sau khoảng 6 – 12 tiếng, trẻ có thể đại tiện ra máu đỏ hoặc nâu, phân có nước lầy nhầy hồng
-    Triệu chứng khác: Mệt lả, da xanh nhợt, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, mắt trũng, sốt, …
Cách xử trí lồng ruột ở trẻ
Khi trẻ có các biểu hiện nghi ngờ bị lồng ruột, bố mẹ cần đưa bé ngay đến Bệnh viện gần nhất. Các Bác sĩ sẽ thăm khám, siêu âm [có giá trị lớn trong chẩn đoán], trong một số trường hợp cần thiết sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI. Sau khi xác định trẻ bị lồng ruột, phương pháp sẽ điều trị như sau:
-    Trường hợp cấp cứu kịp thời: Trẻ sẽ được điều trị bằng phương pháp tháo lồng bằng hơi. Thủ thuật được thực hiện như sau: Đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng, Bác sĩ sẽ bơm hơi từ từ vào ruột già với một áp lực có đồng hồ kiểm soát cho tới khi khối ruột bị lồng được tháo ra hoàn toàn.
-    Trường hợp nếu tháo lồng bằng hơi thất bại [tỉ lệ thấp] do búi lồng quá chặt hoặc bệnh nhi đến muộn: Chỉ định phẫu thuật tháo lồng ruột.
-    Trường hợp trong quá trình mổ nếu đánh giá đoạn ruột hoại tử thì Bác sĩ sẽ phải cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử này và tái lập lưu thông tiêu hóa.
Lồng ruột là hiện tượng thường gặp ở trẻ em và có nhiều triệu chứng gây hiểu lầm với các tiêu hóa thông thường nên không ít trường hợp bệnh biến chứng do không xử lý kịp thời. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát và nhanh chóng nhận biết các triệu chứng bất thường ở trẻ để đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, tránh các biến chứng nguy hiểm do lồng ruột gây ra.

Chủ Đề