Đậu đũa bao nhiêu protein

– Theo nghiên cứu, trong 100g đậu đũa sẽ chứa trung bình khoảng: 8.35 g carbohydrate; 2.8g protein; 0.4g chất béo; 0.11g vitamin B2; 62 µg vitamin B9; 0,055 mg vitamin B5; 18.8 mg vitamin C; 865 IU vitamin A; 50 mg canxi; 59 mg photpho; 44 mg magie; 4 mg natri; 240mg kali; 1.5 µg selen; 0.205mg mangan.

2. Lợi ích cho sức khỏe của Đậu đũa

+ Ngăn ngừa ung thư
+ Tăng cường sức khỏe tim mạch
+ Bảo vệ thai nhi
+ Nâng cao chất lượng giấc ngủ
+ Tăng cường khả năng miễn dịch
+ Giúp sáng mắt và phòng bệnh về mắt
+ Hỗ trợ giảm cân
+ Phòng ngừa bệnh loãng xương
+ Làm chậm quá trình lão hóa da

3. Cách bảo quản Đậu đũa

– Bảo quản đậu trong túi zip và hộp để trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 1 – 4 độ C

4. Các món ăn ngon từ Đậu đũa

– Một số món ăn từ đậu đũa như: Đậu đũa xào tỏi, Đậu xào thịt bò, Đậu đũa xào thịt heo, Đậu đũa muối chua, đậu đũa muối chua, Đậu xào dừa, Đậu chiên giòn…

Đậu đũa cung cấp nhiều chất protein chất lượng tốt dễ được tiêu hoá hấp thu, một lượng cacbonhydrat vừa phải và nhiều loại vitamin, nguyên tố vi lượng có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Đậu đũa chia làm hai loại: đậu dài và đậu cơm. Đậu đũa dài là loại dùng làm rau ăn, vừa có thể xào nóng ăn vừa có thể chần nước sôi rồi trộn nộm. Đậu cơm là loại lương thực dùng để nấu chè, cháo hoặc chế biến làm nhân bánh....

Công dụng của đậu đũa

Người  Ả rập thường coi đậu đũa là tượng trưng cho tình yêu, chàng trai cầu hôn cô gái thường vẫn mang theo một nắm đậu đũa, cô dâu mới về nhà chồng trong của hồi môn cũng có rất nhiều hạt đậu đũa.

Đậu đũa cung cấp nhiều chất protein chất lượng tốt dễ được tiêu hoá hấp thu, một lượng cacbonhydrat vừa phải và nhiều loại vitamin, nguyên tố vi lượng có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Vitamin nhóm B trong đậu đũa có thể duy trì công năng bình thường của hệ thống tiêu hoá, hạn chế hoạt tính của các men béo cholin, giúp tiêu hoá, tăng sự thèm ăn.

Vitamin C trong đậu đũa có thể thúc đẩy sự hợp thành kháng thể, nâng cao tác dụng chống virut của cơ thể.

Phosphatidyl trong đậu đũa có tác dụng thúc đẩy insulin tiết ra, tham gia chuyển hoá đường, là thức ăn lí tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.

Đông y cho rằng đậu đũa bổ thận tì, có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh phụ khoa, tiểu nhiều lần và di tinh.

Người dùng thích hợp: Thích hợp với tất cả mọi người, đặc biệt thích hợp với người bị bệnh tiểu đường, bệnh thận.

Lượng dùng:

Đậu đũa dài mỗi bữa 60gr.

Đậu đũa cơm mỗi bữa 30gr.

Vitamin A: 42µg; Vitamin B1: 0,07mg; Vitamin B2: 0,09mg; Vitamin B6: 0,24mg; Vitamin C: 9mg; Vitamin E: 4,39mg; Axit pantothenic: 1,3mg; Niacin: 1,4mg; Caroten: 0,25mg; Axit folic: 20,8µg; Vitamin K: 14µg;

Chất khoáng: Canxi: 27mg; Sắt: 0,5mg; Phốt pho: 63mg; Kali: 200mg; Natri: 2,2mg; Đồng: 0,14mg; Ma-giê: 31mg; Kẽm: 0,54mg; Selen: 0,74µg

Chú ý:

Đậu đũa dài không nên nấu thời gian quá lâu để tránh mất chất dinh dưỡng.

Đậu đũa cơm làm lượng thực, nấu cháo với gạo tẻ là tốt nhất, không nên ăn quá nhiều trong một lần để tránh đầy bụng.

Đậu đũa ăn nhiều đầy bụng cho nên những người hay bị đầy hơi phần cứng thì khi ăn đậu đũa phải thận trọng.

Đậu đũa sẽ thành chất kịch độc, thậm chí là mất tính mạng nếu bạn không biết cách sử dụng đúng loại thực phẩm khá bổ dưỡng này.

Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe

Làm bệnh gout nặng hơn

Theo Đông y, họ nhà đậu này kỵ với thống phong [bệnh gout] nên sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.

Theo y học hiện đại, trong đậu đũa có hàm lượng purin khá cao nên ăn nhiều đậu đũa đặc biệt không tốt với những người mắc bệnh gout.

Làm suy giảm tinh trùng

Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy, ăn đậu đũa ở tỷ lệ nhất định khiến cho các tế bào bên trong tinh trùng bị thoái hóa dẫn đến mất khả năng thụ tinh.

Do vậy, dù còn nhiều nghi ngờ về tác hại này của đậu đũa, nam giới hay đàn ông hiếm muộn vẫn nên phải hạn chế ăn thì tốt hơn.

Nguy cơ ngộ độc cao

Đậu đũa thường bị phun nhiều thuốc trừ sâu, kích thích tăng trưởng.

Đậu đũa thường có nhiều sâu bệnh nên là loại quả hay bị phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng nhiều nhất. Theo một số bài khảo sát về những loại thực phẩm bị phun nhiều thuốc hóa học thì đậu đũa nằm trong top 10.

Thuốc trừ sâu còn được biết đến là loại độc tố có khả năng gây độc cho hệ thần kinh, phá vỡ hooc-mon tăng trưởng và gây tổn thương não bộ ở trẻ.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với các loại thực phẩm có hàm lượng thuốc trừ sâu cao có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh liên quan đến thần kinh. Nếu ăn đậu đũa không được xử lí kỹ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn.

Thực tế, có người ăn đậu đũa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường.

Do vậy cần mua đậu đũa tại nhưng nguồn rau sạch do Thực phẩm sức khỏe - Vfood cung cấp, có chứng nhận để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

Gây táo bón

Đậu đũa có chứa hàm lượng chất xơ cao, 100g đậu cung cấp 9,5% nhu cầu chất xơ cần cho một ngày của cơ thể. Tuy rằng rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu ăn quá nhiều lại gây tác dụng ngược lại. Lượng chất xơ quá nhiều trong dạ dày khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu và gây ra táo bón.

Ăn sống có thể gây chết người

Một vài nơi [vùng giáp ranh với Lào] vẫn có thói quen ăn đậu đũa sống kèm các loại rau mà không biết điều này vô cùng nguy hiểm.

Đậu đũa có chứa hàm lượng lectin, chất độc nguy hiểm, thấp. Khi nấu đậu chín, chất này sẽ bị phân hủy, không gây nguy hại. Còn nếu ăn sống sẽ khiến lectin tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc với các biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, xây xẩm mặt mày, nặng thì dẫn đến choáng ngất, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, đậu đũa có chứa nhiều vitamin C nên ăn sống khi đói không tốt cho dạ dày. Do vậy chỉ nên ăn đậu đũa khi đã được nấu chín.

Nên luộc sơ đậu đũa rồi đổ nước luộc đi trước khi chế biến.

Đậu đũa mua về phải sửa sạch, ngâm nước muối khoảng 30 phút. Trước khi chế biến cần luộc qua rồi đổ nước đi [đậu đỗ luộc cũng không nên giữ lại nước luộc].

Chủ Đề