Đáp án sách bài tập vật lý 8

Bài 7.2 (trang 23 Sách bài tập Vật Lí 8): Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào không đúng?

  1. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
  1. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
  1. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
  1. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.

Lời giải:

Chọn B

Vì ta có công thức tính áp suất: P = F/S nên muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. Đáp án không đúng là đáp án B.

Bài 7.3 (trang 23 Sách bài tập Vật Lí 8): Có hai loại xẻng ở hình 7.1. Khi tác dụng cùng một lực thì xẻng nào nhấn vào đất được dễ dàng hơn? Tại sao?

Lời giải:

Loại xẻng có đầu nhọn nhấn vào đất dễ dàng hơn vì diện tích bị ép nhỏ hơn loại xẻng có đầu bằng, khi tác dụng cùng một áp lực thì áp suất của xẻng có đầu nhọn lớn hơn áp suất của xẻng có đầu bằng.

Bài 7.4 (trang 23 Sách bài tập Vật Lí 8): Ở cách đặt nào thì áp suất, áp lực của viên gạch ở hình 7.2 là nhỏ nhất, lớn nhất?

Lời giải:

Áp lực bằng nhau gữa cách đặt vì trọng lượng viên gạch không đổi.

Vị trí a) có áp suất lớn nhất vì diện tích tiếp xúc nhỏ nhất.

Vị trí c) có áp suất nhỏ nhất vì diện tích tiếp xúc lớn nhất.

Bài 7.5 (trang 23 Sách bài tập Vật Lí 8): Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích của hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?

Lời giải:

Trọng lượng của người bằng áp lực của người đó tác dụng nên mặt sàn: P = F = p x S= 17000N/m2 x 0,03m2 = 520N

Hai bình A, B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước tới cùng một độ cao (H.8.2). Khi mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không?

Đáp án sách bài tập vật lý 8

  1. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.
  1. Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn.
  1. Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn.
  1. Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của nước lớn hơn của dầu.

Giải

\=> Chọn D


Bài 8.3 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Hãy so sánh áp suất tại 5 điểm A, B, c, D, E trong một bình đựng chất lỏng vẽ ở hình 8.3.

Đáp án sách bài tập vật lý 8

Giải

Pe < Pc = Pb < Pd < Pa

Hướng dẫn: Trong cùng 1 chất lỏng, áp suất trong lòng chất lỏng phụ thuộc độ sâu của cột chất lỏng so với mặt thoáng


Bài 8.4 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106 N/m2.

  1. Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy ?
  1. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300 N/m3.

Giải

  1. Áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm, tức là cột nước ở phía trên tàu ngầm giảm. Vậy tàu ngầm đã nổi lên.

CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 13 Khối lượng riêng Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 14 Thực hành xác định khối lượng riêng Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 15 Áp suất trên một bề mặt Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 16 Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 17 Lực đấy Archimedes

CHƯƠNG IV. TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 18 Tác dụng làm quay của lực. Moment lực Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 19 đòn bẩy và ứng dụng

CHƯƠNG V. ĐIỆN

Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 20 hiện tượng nhiễm điện do cọ xát Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 21 Dòng điện, nguồn điện Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 22 Mạch điện đơn giản Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 23 Tác dụng của dòng điện Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 24 Cường độ dòng điện và hiệu điện thế Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 25 Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế

CHƯƠNG VI. NHIỆT

Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 27 Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 28 Sự truyền nhiệt Giải SBT KHTN 8 kết nối Bài 29 Sự nở vì nhiệt

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SBT Vật Lý Bài 4: Biểu diễn lực trang 12, 13, 14, 15 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Vật Lý.

Bài 4.1 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8)

Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

  1. Vận tốc không thay đổi.
  1. Vận tốc tăng dần.
  1. Vận tốc giảm dần.
  1. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.

Lời giải:

Chọn D

Nếu lực tác dụng lên vật là lực kéo thì sẽ làm cho vận tốc của vật tăng dần, nhưng nếu là lực cản thì sẽ làm cho vận tốc của vật giảm dần.

Bài 4.2 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8)

Nêu hai ví dụ chứng tỏ hai lực làm thay đổi vận tốc, trong đó có một ví dụ lực làm thay đổi vận tốc, một ví dụ làm giảm vận tốc.

Lời giải:

Một chiếc xe đang đổ dốc, nếu không có lực hãm phanh thì lực hút của Trái Đất sẽ làm tăng vận tốc của xe.

Xe đang chuyển động trên đoạn đường ngang, nếu không có lực tác động nữa, lực cản của không khí sẽ làm giảm tốc độ xe.

Bài 4.3 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8)

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Khi thả vật rơi, do sức............. vận tốc của vật.............. Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do................ của cát nên vận tốc của bóng bị...........

Lời giải:

Khi thả vật rơi, do sức hút của Trái Đất, vận tốc của vật tăng.

Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng bị giảm.

Bài 4.3 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8)

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Khi thả vật rơi, do sức............. vận tốc của vật.............. Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do................ của cát nên vận tốc của bóng bị...........

Lời giải:

Khi thả vật rơi, do sức hút của Trái Đất, vận tốc của vật tăng.

Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng bị giảm.

Bài 4.4 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8)

Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.1a, b:

Đáp án sách bài tập vật lý 8

Lời giải:

Hình a: Vật chịu tác dụng của hai lực: lực kéo Fk có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 5.50 = 250N. Lực cản Fc có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 3.50 = 150N. Cả hai lực đều có điểm đặt tại tâm vật.

Hình b: Vật chịu tác dụng của hai lực: trọng lực P có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, cường độ 2.100 = 200N. Lực kéo Fk nghiêng một góc 30o với phương nằm ngang, chiều hướng lên trên, cường độ 3.100 = 300N. Cả hai lực đều có điểm đặt tại tâm vật.

Bài 4.5 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8)

Biểu diễn các vectơ lực sau đây:

  1. Trọng lực của một vật là 1500N ( tỉ lệ xích tùy chọn).
  1. Lực kéo một sà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N.

Lời giải:

  1. Trọng lực của một vật 1500N:

Đáp án sách bài tập vật lý 8

- Lực kéo của một xà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích ứng với 500N.

Đáp án sách bài tập vật lý 8

Bài 4.6 (trang 12 Sách bài tập Vật Lí 8)

Khi bắn tên, dây cung tác dụng lên mũi tên lực F = 100N. Lực này được biểu diễn bằng vectơ F→, với tỉ xích 0,5 cm ứng với 50N. Trong 4 hình sau (H.4.2), hình nào vẽ đúng lực F→?

Đáp án sách bài tập vật lý 8

Lời giải:

Chọn B

Vì lực dây cung tác dụng lên mũi tên sẽ có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, điểm đặt của lực tại dây cung. Mặt khác lực F = 100N với tỉ lệ xích 0,5cm ứng với 50N thì 1cm ứng với 100N nên đáp án B đúng.

Bài 4.7 (trang 13 Sách bài tập Vật Lí 8)

Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Nếu tác dụng lên ô tô lực F→ theo hai tình huống minh họa trong hình a và b (H.4.3) thì vận tốc của ô tô thay đổi như thế nào?

Đáp án sách bài tập vật lý 8

  1. Trong tình huống a vận tốc tăng, trong tình huống b vận tốc giảm.
  1. Trong tình huống a vận tốc giảm, trong tình huống b vận tốc giảm.
  1. Trong tình huống a vận tốc tăng, trong tình huống b vận tốc tăng.
  1. Trong tình huống a vận tốc giảm, trong tình huống b vận tốc tăng.

Lời giải:

Chọn D

Vì trong tình huống a vận tốc của xe đang hướng sang bên phải còn lực F tác dụng vào xe lại hướng sang chiều ngược lại chiều bên trái nên làm giảm vận tốc của xe. Còn ở tình huống b vận tốc của xe và lực F tác dụng vào xe cùng chiều hướng sang phải nên sẽ làm tăng vận tốc của xe.

Bài 4.8 (trang 13 Sách bài tập Vật Lí 8)

Hình nào trong hình 4.4 biểu diễn đúng các lực:

F1→có: điểm đặt A; phương thẳng đứng; chiều từ dưới lên;cường độ 10N;

F2→có: điểm đặt A; phương nằm ngang; chiều từ trái sang phải; cường độ 20N;

F3→có: điểm đặt A; phương tạo với F1→, F2→ các góc bằng nhau và bằng 45o; chiều hướng xuống dưới; cường độ 30N.

Đáp án sách bài tập vật lý 8

Lời giải:

Chọn D

Vì trong hình A lực F2 và F3 biểu diễn sai về độ lớn, F2 = 20N chứ không phải là 30N, còn F3 = 30N chứ không phải 20N.

Trong hình B lực F3 = 30N chứ không phải 20N. Trong hình C hướng của lực F3 có chiều hướng xuống dưới chứ không phải hướng lên trên.

Bài 4.9 (trang 14 Sách bài tập Vật Lí 8)

Đèn treo ở góc tường được giữ bởi hai sợi dây OA, OB (H.4.5). Trên hình có biểu diễn các vec tơ lực tác dụng lên đèn. Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố đặc trưng của các lực đó.

Đáp án sách bài tập vật lý 8

Lời giải:

Đèn chịu tác dụng của các lực:

- Lực T1 : Gốc là điểm O, phương nằm ngang trùng với sợi dây OA, chiều từ O đến A và có độ lớn 150N.

- Lực T2 : Gốc là điểm O, phương tạo với lực T1 góc 135o trùng với sợi dây OB, chiều từ O đến B và có độ lớn 150√2 N ≈ 212N.

- Lực P: Gốc là điểm O, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và có độ lớn 150N.

Bài 4.10 (trang 14 Sách bài tập Vật Lí 8)

Kéo vật có khối lượng 50kg trên mặt phẳng nghiêng 30o. Hãy biểu diễn 3 lực sau đây tác dụng lên vật bằng các vectơ lực:

- Trọng lực P→.

- Lực kéo Fk→song song với mặt phẳng nghiêng, hướng lên trên, có cường độ 250N.

- Lực Q→đỡ vật có phương vuông góc mặt nghiêng, hướng lên trên, có cường độ 430N.

Lời giải:

Chọn tỉ xích 1cm ứng với 100N. Biểu diễn lực như hình vẽ:

Đáp án sách bài tập vật lý 8

Bài 4.11 (trang 15 Sách bài tập Vật Lí 8)

Dùng búa nhổ đinh khỏi tấm ván. Hình nào trong hình 4.6 biểu diễn đúng lực tác dụng của búa lên đinh?

Đáp án sách bài tập vật lý 8

Lời giải:

Chọn C

Để búa nhổ đinh khỏi tấm ván thì lực tác dụng của búa lên đinh có điểm đặt tại đinh, phương thẳng đứng với chiều từ dưới lên trên nên hình C là đáp án đúng.

Bài 4.12 (trang 15 Sách bài tập Vật Lí 8)

Một hòn đá bị ném xiên đang chuyển động cong. Hình nào trong hình 4.7 biểu diễn đúng lực tác dụng lên hòn đá (Bỏ qua sức cản của môi trường).

Đáp án sách bài tập vật lý 8

Lời giải:

Chọn D

Hòn đá bị ném xiên đang chuyển động cong chỉ chịu tác dụng của trọng lực P (bỏ qua sức cản của môi trường) có điểm đặt tại vật, phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

Bài 4.13 (trang 15 Sách bài tập Vật Lí 8)

Biểu diễn các vec tơ lực tác dụng lên vật được treo bởi hai sợi dây giống hệt nhau, có phương hợp với nhau một góc 120o (H.4.8). Biết sức căng của các sợi dây là bằng nhau và bằng trọng lượng của vật là 20N. Chọn tỉ lệ xích 1cm = 10N.

Đáp án sách bài tập vật lý 8

Lời giải:

Biểu diễn lực như hình bên: gồm: lực căng T1, T2 của hai dây và trọng lực P.

Đáp án sách bài tập vật lý 8

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Vật lý Bài 4: Biểu diễn lực trang 12, 13, 14, 15 SBT lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.