Đáo hạn phái sinh ảnh hưởng gì tới thị trường chứng khoán

Sự trở lại của nhóm mid-cap và penny, sự chú ý của thị trường vào các cổ phiếu chứng khoán giúp VN-Index mở phiên hôm nay (18/11) trong trạng thái tích cực. Trong khi nhóm VN30, với cổ phiếu ngân hàng và thép, tiếp tục phân hóa mạnh, nhiều mã ở nhóm dưới đã trở lại sắc tím. VN-Index chốt phiên sáng trên ngưỡng 1.480 điểm, tiến gần tới mốc kỷ lục 1.500 điểm.

Dù vậy, những phiên đáo hạn hợp đồng tương lai VN30 luôn diễn ra với nhiều bất ngờ, và hôm nay cũng tương tự. Thị trường bắt đầu thu hẹp sắc xanh từ phiên chiều, nhưng vẫn ở trên tham chiếu. Đến ATC, lực bán tăng mạnh ở một số mã vốn hóa lớn có tác động tới chỉ số, như VIC, khiến VN30-Index và VN-Index rơi thẳng đứng.

Chốt phiên, VN-Index giảm hơn 6 điểm (0,41%) xuống dưới 1.470 điểm. VN30-Index giảm hơn 16 điểm (1,06%) về sát ngưỡng 1.500 điểm. Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng tăng hơn 1%.

Đáo hạn phái sinh ảnh hưởng gì tới thị trường chứng khoán

VN30-Index rơi thẳng đứng cuối phiên 18/11. Ảnh: VNDirect

Trạng thái thị trường có phần cân bằng với số mã tăng và giảm trên HoSE tương đương. Tuy nhiên, trong nhóm VN30, sắc đỏ chiếm ưu thế hơn hẳn với số mã đỏ lửa gấp gần 4 lần số mã tăng.

VIC là cái tên gây bất ngờ nhiều nhất trong phiên hôm nay. Cổ phiếu của Vingroup đến trước phiên ATC vẫn tăng gần 1%, nhưng đảo chiều thành giảm gần 2% chỉ trong 15 phút trước khi đóng cửa.

Các mã ngân hàng cũng tác động tiêu cực đến thị trường, nhưng đà giảm đã bắt đầu từ phiên chiều, thay vì chỉ trong ATC như VIC. ACB, VPB chốt phiên mất hơn 2% thị giá, MBB, TCB, STB, VCB giảm trên 1%, CTG, TPB lùi dưới tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu thép cũng tiếp tục chuỗi phiên đỏ lửa khi giá thép thế giới liên tục giảm. HPG chốt phiên hôm nay giảm 2,8%, biên độ giảm chỉ thấp hơn GAS (-3,1%). Các mã khác ngành thép cũng không nằm ngoài xu hướng này, HSG mất hơn 6%, NKG giảm gần 5%, POM thấp hơn tham chiếu hơn 3%.

Ở chiều ngược lại, dòng tiền của thị trường tiếp tục hướng vào nhóm chứng khoán, bất động sản. SSI là mã tăng mạnh nhất nhóm VN30 khi chốt phiên ở mức giá trần, BSI, CTS cũng tương tự, HCM, PSI có thêm hơn 6%, các mã khác cũng vượt xa tham chiếu. Nhóm bất động sản, tập trung vào phân khúc mid-cap và penny, tiếp tục hút dòng tiền sau hai phiên điều chỉnh đầu tuần. Bộ đôi cổ phiếu của Hoàng Huy, TCH và HHS cùng tăng kịch trần, CEO tiếp tục nối dài chuỗi phiên tăng.

Thanh khoản thị trường giữ ở mức cao, với quy mô gần 35.000 tỷ đồng trên HoSE, trong đó nhóm VN30 giao dịch hơn 12.700 tỷ đồng.

Minh Sơn

Chứng khoán phái sinh là gì? Ngày đáo hạn phái sinh là gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về chứng khoán phái sinh và ngày đáo hạn phái sinh các bạn nhé!

>> Xem thêm: Chứng khoán là gì? Đầu tư chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán là gì?

  • Chứng khoán phái sinh là gì?
  • Ngày đáo hạn phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh (tiếng Anh là derivative) là các công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở nhằm mục đích đạt được nhiều mục tiêu khác nhau như bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận và phân tán rủi ro tài chính.

Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh thường được chia thành 2 dạng chính là công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất… hoặc hàng hóa như năng lượng, thực phẩm, nông sản, sản phẩm công nghệ…

Tại thị trường Việt Nam, chứng khoán phái sinh có thể được hiểu một cách đơn giản và trực quan là một sản phẩm cho phép người chơi chứng khoán đặt cược vào cửa tăng hoặc cửa giảm của chỉ số VN30. Sản phẩm chứng khoán phái sinh này có tên chính xác là "Hợp đồng tương lai chỉ số VN30". Nếu chỉ số VN30 thay đổi và tăng đúng như kỳ vọng thì nhà đầu tư (NĐT) sẽ có lãi.

Chứng khoán phái sinh có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với cổ phiếu và trái phiếu như:

  • Chứng khoán phái sinh có đòn bẩy cao.
  • Chứng khoán phái sinh có thể có lãi trong cả 2 chiều tăng và chiều giảm của thị trường.
  • Giao dịch T+0 và không phải chờ hàng về.
  • Rủi ro cho NĐT nhỏ lẻ được hạn chế hơn vì sự ra đời của sở giao dịch, trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ.

Bên cạnh đó, chứng khoán phái sinh cũng có một số hạn chế như rủi ro cao hơn so với cổ phiếu và trái phiếu, đồng thời bạn cũng cần dành nhiều thời gian hơn để quan sát biến động của thị trường.

Với những đặc tính trên thì các sản phẩm chứng khoán phái sinh tại Việt Nam thường sẽ phù hợp với những NĐT đã có kinh nghiệm đầu tư, sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao và thường xuyên phải giao dịch nhiều. Bên cạnh đó, chứng khoán phái sinh cũng rất phù hợp với các tổ chức, nó như là 1 khoản bảo hiểm cho tài sản trên thị trường chứng khoán cơ sở khi thị trường giảm (còn gọi là hedging).

>> Xem thêm: 

Ngày đáo hạn phái sinh là gì?

Ngày đáo hạn phái sinh (tiếng Anh gọi là expiration date) là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh như hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai.

Trong hoặc trước ngày đáo hạn phái sinh, NĐT sẽ phải quyết định xem họ sẽ làm gì với vị thế của mình. Trước khi chọn một quyền đáo hạn phái sinh, người nắm giữ hợp đồng có thể chọn thực hiện quyền chọn (đóng vị thế để ghi nhận lãi lỗ) hoặc cứ để cho hợp đồng vô giá trị và đáo hạn.

Ngày đáo hạn phái sinh sẽ khác nhau tùy vào loại công cụ phái sinh đang được sử dụng để giao dịch. Ví dụ: Ngày đáo hạn của quyền chọn cổ phiếu niêm yết tại Mỹ thường rơi vào thứ 6 thứ ba của tháng đáo hạn hợp đồng. Trong những tháng mà chẳng may thứ sáu rơi vào ngày lễ thì ngày đáo hạn phái sinh sẽ là ngày thứ 5 liền trước đó. 

Thông thường sẽ có 2 loại quyền chọn đáo hạn phái sinh là quyền chọn bán và quyền chọn mua. Trong đó, quyền chọn mua cho người nắm giữ quyền nhưng không bắt buộc, thường mua cổ phiếu tại mức giá thực hiện vào ngày đáo hạn phái sinh. Quyền chọn bán thì cho người nắm giữ quyền và cũng không bắt buộc, thường bán cổ phiếu tại mức giá thực hiện vào ngày đáo hạn.

Nhìn chung, quyền chọn đáo hạn phái sinh càng lâu đáo hạn thì càng có nhiều thời gian để nó vượt qua mức giá thực hiện, chính vì vậy mà nó cũng có giá trị thời gian cao hơn. Đây chính là lý do vì sao ngày đáo hạn phái sinh lại quan trọng đến thế đối với người giao dịch quyền chọn. Thời gian chính là nguồn gốc quan trọng nhất tạo nên giá trị của quyền chọn và sau khi quyền chọn bán và mua đáo hạn thì giá trị thời gian sẽ không còn tồn tại.

>> Xem thêm: Lịch đáo hạn phái sinh 2022

Trên đây là những thông tin về chứng khoán phái sinh và ngày đáo hạn phái sinh mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: chứng khoán, chứng khoán phái sinh là gì, đáo hạn phái sinh là gì

Thế Lâm   -   Thứ bảy, 28/08/2021 20:53 (GMT+7)

Đáo hạn phái sinh ảnh hưởng gì tới thị trường chứng khoán
Những phiên rơi vào ngày đáo hạn hợp đồng VN30 chứng khoán phái sinh luôn cần thận trọng. Ảnh minh họa: Thế Lâm.

Tăng điểm mạnh nhưng chỉ là vay tạm

Quay trở lại phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh VN30 tháng 8 vào ngày 19.8 vừa qua, VN-Index trước khi bước vào phiên ATC xác định giá đóng cửa thị trường có mức tăng hơn 5 điểm. Thế nhưng trong 15 phút ATC, chỉ cần sự xoay chuyển trong khoảng 3 phút cuối (từ 14h43-14h45), chỉ số được kéo giật thốc lên khi hàng loạt mã cổ phiếu vốn hóa lớn trong đó có VHM gần tăng trần, giúp VN-Index có mức tăng kết phiên gần 14 điểm.

Nhìn chung, các phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh có mức tăng đảo chiều mạnh mẽ như vậy không bền vững. Hay nói đúng hơn, số điểm tăng chỉ là vay mượn tạm thời. Bằng chứng là, sang phiên giao dịch ngày 20.8, VN-Index không chỉ trả hết số điểm đã vay trong ngày đáo hạn phái sinh hôm trước, mà còn trả nhiều hơn gấp 3. Cụ thể, chỉ số mất hơn 45 điểm.

Ngược dòng lịch sử, thị trường chứng khoán cũng đã có không ít phiên vay - trả điểm số từ ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh.

Đơn cử, phiên giao dịch ngày 16.7.2020, VN-Index “vay”  từ ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh khi tăng 6,92 điểm. Nhưng ngay phiên hôm sau (17.7), chỉ số trả lại khi giảm 4,81 điểm. Song như thế vẫn còn may vì VN-Index vẫn còn giữ lại được hơn 2 điểm.

Trước đó nữa, phiên giao dịch ngày 21.5.2020, ngay ở “phút 89” của phiên ATC, VN-Index đã bất ngờ đảo chiều từ sắc đỏ sang xanh với mức tăng xấp xỉ 10 điểm khi kết phiên nhờ vào lực kéo từ ngày đáo hạn hợp đồng phải sinh tháng 5. Song sang phiên ngày 22.5, VN-Index đã “trả hết cho người” số điểm đã vay mượn phiên trước đó với việc mất 9,99 điểm.

Tránh mua “xanh” vào phiên đáo hạn phái sinh?

Trong 3 phiên VN-Index “vay nợ” điểm số từ ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh kể trên, có phiên thì bước vào ATC chỉ số đang đỏ nhưng kết phiên được kéo thốc sang xanh và thậm chí còn tăng mạnh, nghĩa là đảo ngược 180 độ.

Nhưng cũng có phiên, thị trường rung lắc giảm điểm phiên sáng, sang phiên chiều dần hồi phục và chuyển sang xanh trước khi bước vào ATC. Và chỉ số VN-Index, nhờ “vay mượn” điểm số từ ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh có thể được kéo tăng lên gấp 2-3 lần mức điểm đã tăng trước đó.

Nhưng kết cục thì như đề cập ở phần trên, nguyên lý có vay có trả, bởi phiên tăng nhờ lực đẩy phái sinh trong ngày đáo hạn hợp đồng không xuất phát từ thực lực của thị trường chứng khoán cơ sở và VN-Index vào chính thời điểm đó. Đúng hơn, đó là phiên tăng không thực chất, cho nên không bền vững.

Kinh nghiệm cho thấy, nếu nhà đầu tư non kinh nghiệm, không tỉnh táo, tưởng là thị trường hồi phục hay đã vào điểm rơi của nhịp tăng mới, lao theo mua đuổi giá cao, hoặc mua cổ phiếu lúc đanh “xanh” (tăng giá), rất dễ dính đòn “hồi mã thương” ngay trong ngày hôm sau chứ không cần phải chờ đợi lâu.

Lấy đơn cử phiên ngày 19.8 và 20.8, phiên ngày hôm trước VN-Index chỉ “vay” gần 14 điểm, thế nhưng phiên hôm sau phải “trả” đến hơn 45 điểm, “thâm vốn” hơn 31 điểm.

Nếu nhà đầu tư “say máu” lao theo mua đuổi trong phiên ATC hôm trước, ngay phiên hôm sau mất ít thì cũng 2-3%, có những cổ phiếu mất nhiều lên tới 5-7% trong chỉ một phiên.