Đánh giá về hàng hóa của the gioi di dong năm 2024

Thế Giới Di Động (MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh 2019 của công ty. Theo đó, doanh thu online năm ngoái của công ty đạt 12.682 tỷ đồng và chiếm hơn 12% tổng doanh thu. Với kết quả này, MWG là công ty có doanh số lớn nhất trong tổng giá trị thị trường bán lẻ trực tuyến hàng hóa tại Việt Nam.

Đánh giá về hàng hóa của the gioi di dong năm 2024

Thế Giới Di Động xây dựng hệ thống bán hàng kết hợp online và offline xuyên suốt để tạo doanh thu cao. Ảnh: thegioididong

Theo Báo cáo về nền kinh tế Internet Đông Nam Á 2019 của Google và Temasek, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 đạt 5 tỷ USD. Báo cáo của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng ước tính quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm ngoái khoảng 8 tỷ USD; thị trường này bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hoá khác… Với doanh thu khoảng hơn 545 triệu USD, Thế Giới Di Động chiếm khoảng 7-11% quy mô thị trường chung.

Nếu xét riêng mảng bán lẻ trực tuyến hàng hoá, Thế Giới Di Động khẳng định là doanh nghiệp dẫn đầu về doanh số.

Điều này khá dễ giải thích khi Thế Giới Di Động bán các mặt hàng điện thoại, điện máy, điện gia dụng,... có giá trị cao, do đó mang về doanh thu lớn so với các trang thương mại điện tử truyền thống. Trong khi đó, các thống kê thương mại điện tử cho thấy, mặt hàng được mua nhiều chủ yếu là thời trang, mỹ phẩm - có giá trị thấp.

Theo số liệu từ iPrice, mặc dù là trang bán hàng thuần về công nghệ nhưng website Thế Giới Di Động thường xuyên nằm trong top các trang bán hàng được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam, bên cạnh 4 trang thương mại điện tử tổng hợp như Tiki, Lazada, Shopee, Sendo.

Do cả 4 trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam kể trên chưa từng công bố doanh thu nên rất khó có cái nhìn tương quan giữa doanh thu của họ với Thế Giới Di Động.

Theo Báo cáo kết quả kinh doanh MWG, năm 2019 doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 102.174 tỷ đồng (tăng 18% so với 2018) và hoàn thành 94% kế hoạch cả năm.

Biên lợi nhuận gộp đạt 19,1% (tăng 1,4% so với năm 2018) và là mức cao nhất từ trước tới nay. Biên lợi nhuận của hầu hết các ngành hàng được cải thiện từ quý 3/2019 nhờ MWG chủ động mở rộng danh mục hàng hóa, đẩy mạnh bán sản phẩm đến từ các thương hiệu đa dạng với nhiều mẫu mã và phân khúc giá để khách hàng dễ lựa chọn. Nhiều sản phẩm được ưa chuộng có sản lượng tiêu thụ lớn, dù doanh thu đóng góp không cao nhưng đem lại lợi nhuận tốt.

Lợi nhuận sau thuế đạt 3.836 tỷ đồng (tăng 33% so với năm 2018) và hoàn thành 107% kế hoạch đặt ra hồi đầu năm. Thông thường, việc mở rộng mạng lưới mạnh mẽ có ảnh hưởng ngắn hạn tới biên lợi nhuận ròng do làm tăng % chi phí bán hàng trên doanh thu nhưng MWG vẫn gia tăng biên lợi nhuận sau thuế cả năm lên mức 3,8%, cao hơn đáng kể so với 3,3% năm 2018.

Năm 2020, MWG đặt kế hoạch doanh thu 122.445 tỷ đồng (tăng 20% so với 2019), lợi nhuận sau thuế 4.835 tỷ đồng (tăng 26% so với 2019). Trong đó, sản phẩm điện thoại, điện máy vẫn mang lại dòng tiền chính, dự kiến đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu.

Chúng ta đều biết đến Thế Giới Di Động như là một thương hiệu bán lẻ hàng đầu Việt Nam nhưng lại ít người biết đến lý do tại sao Thế Giới Di Động lại đạt được thành tựu này. Đó hoàn toàn là do việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thống nhất, xuyên suốt và được thực hiện nghiêm túc từ ban lãnh đạo cho đến từng nhân viên.

Bất cứ ai khi muốn trở thành nhân viên của Thế Giới Di Động đều phải thuộc nằm lòng 6 giá trị cốt lõi của công ty, bao gồm:

  • Tận tâm với khách hàng.
  • Trung thực.
  • Integrity (Giữ nguyên từ tiếng Anh từ nguồn Thế Giới Di Động).
  • Nhận trách nhiệm.
  • Yêu thương và hỗ trợ đồng đội.
  • Máu lửa với công việc.

Các doanh nghiệp chắc hẳn không còn xa lạ với các giá trị trên nhưng liệu chúng ta đã hiểu đúng về chúng? Với Thế Giới Di Động, 6 giá trị cốt lõi được hiểu như sau:

1. Tận tâm với khách hàng

Đặt khách hàng làm trung tâm của mọi suy nghĩ và hành động của mình. Tư vấn và phục vụ khách hàng như phục vụ chính người thân trong gia đình mình. Chủ động lắng nghe để hiểu nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng. Tư vấn những sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của khách hàng. Luôn có thái độ trân trọng, thân thiện, vui vẻ và lễ phép với khách hàng.

2. Trung thực

Trung thực về mặt tài chính là không đụng đến tài sản không phải của mình. Trung thực trong mối quan hệ với người khác là sự thống nhất giữa cái bạn nghĩ bên trong và cái bạn thể hiện ra bên ngoài qua cử chỉ, thái độ, lời nói với người đó.

3. Integrity

Integrity với Thế giới di động có nghĩa là nói gì làm đấy. Khi bạn đã thật sự nỗ lực hết sức để giữ lời mà vẫn không thể giữ lời, ngay lập tức bạn thông tin cho những người liên quan, chịu trách nhiệm về việc không giữ lời, dọn dẹp hậu quả gây ra và đưa ra cam kết mới.

4. Nhận trách nhiệm

Luôn nhìn ra trách nhiệm của mình trong mọi việc không hiệu quả xảy ra. Không đổ lỗi hoặc chỉ tay về người khác. Sau khi đã nhận ra 100% nguồn gốc của vấn đề là ở chỗ mình, bạn có quyền buộc người khác cộng tác với mình để tạo ra thay đổi.

5. Yêu thương và hỗ trợ đồng đội

Luôn lấy yêu thương để đối xử với đồng đội và tìm mọi cách để hỗ trợ đồng đội hoàn thành tốt công việc.

6. Máu lửa trong công việc

Làm việc máu lửa, không ngại khó khăn thử thách.

Tuy văn hóa doanh nghiệp rõ ràng, cụ thể nhưng để khiến mọi nhân viên nhận thức và suy nghĩ giống với quan điểm của công ty là một thách thức lớn. Một cách để truyền thông văn hóa liên tục, không nhàm chán mà Thế Giới Di Động đã áp dụng đó chính là tổ chức các trò chơi, đố vui và tranh ảnh. Ngoài ra, để nhân viên có thể tự nguyện thực hiện, công ty còn đưa ra các quy định liên quan đến văn hóa doanh nghiệp gắn liền các quyền lợi cá nhân như lương thưởng và cơ hội thăng tiến. Đặc biệt, trong việc tuyển dụng nhân sự, Thế Giới Di Động luôn cho các ứng viên thực hiện các bài kiểm tra, trắc nghiệm để lựa chọn nhân sự có suy nghĩ, nhận thức phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để văn hóa doanh nghiệp lan tỏa, cấp trên phải nghiêm túc làm gương và là hình mẫu cho cấp dưới thực hiện. Ví như đã có lần Thế Giới Di Động sa thải 25 nhân viên của một cửa hàng trong một ngày vì những nhân viên này đã thông đồng với nhau để bán sản phẩm bên ngoài, lấy tiền bỏ túi. Việc này đã vi phạm giá trị Trung thực của Thế Giới Di Động.

Việc đầu tư cho văn hóa doanh nghiệp khá tốn kém và mất thời gian, đặc biệt khi công ty phát triển quy mô thì văn hóa doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo. Hay văn hóa doanh nghiệp không trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng lại là cơ sở tạo môi trường làm việc hiệu quả, là động lực phát huy thế mạnh bên trong, từ đó có thể đưa doanh nghiệp tiến xa hơn trong môi trường cạnh tranh hiện nay.