Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não cấp năm 2024

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả đào tạo nhân lực cấp cứu, điều trị bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp [acute ischemic stroke-AIS] tại 6 Bệnh viện quân y khu vực Phía Bắc năm 2022. Đối tượng và phương pháp: thiết kế nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Tiến hành đánh giá nguồn nhân lực, hiệu quả hoạt động của các nhóm cấp cứu AIS tại 6 Bệnh viện Quân y khu vực phía Bắc sau quá trình đào tạo về các phương diện bao gồm: số lượng, cơ cấu nhân sự, các kỹ thuật thực hiện được, kết quả thu dung cấp cứu bệnh nhân. Kết quả: Tuổi trung bình của NVYT trước đào tạo là 49,6 ± 5,8, cao hơn so với tuổi của các NVYT sau đào tạo [38,4 ± 7,6 tuổi] có ý nghĩa thống kê. Mặc dù độ tuổi ≥40 là chủ yếu, tuy nhiên có sự trẻ hoá NVYT sau đào tạo. Đa phần NVYT là nam giới, chiểm khoảng 80%. Thời gian công tác trong chuyên ngành của NVYT sau đào tạo đột quỵ cao hơn trước, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Trước đào tạo, NVYT tham gia điều trị đột quỵ nhồi máu não chủ yếu là y bác sỹ chuyên ngành hồi sức tích cực [46,3%]; tỷ lệ này xu hướng giảm [23,8%] sau khi các nhân viên được đào tạo sâu hơn về đột quỵ não. Tỷ lệ NVYT chuyên ngành nội thần kinh tăng từ 20 lên 30% sau đào tạo. Sau đào tạo, nhân viên y tế [NVYT] có trình độ chuyên môn bác sỹ 89 người chiếm tỷ lệ 55,6%, điều dưỡng 71 người chiếm tỷ lệ 44,6%. Trình độ của nguồn nhân lực tham gia các đơn vị đột quỵ có tới 61,3% từ đại học trở lên, đáp ứng nhu cầu xử lý, cấp cứu đột quỵ trong thời gian ngắn nhất, tỷ lệ này chưa có sự khác biệt so với trước đào tạo. Kết luận: Công tác đào tạo đã phát huy vai trò tích cực trong cải thiện hiệu quả cấp cứu, điều trị bệnh nhân AIS. Cần tiến hành rộng rãi và hiệu quả hơn trên phạm vi lớn nhằm nâng cao hiệu quả tổng thể của hoạt động cấp cứu AIS trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên cần đầu tư nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, các kỹ thuật chuyên sâu nhằm đáp ứng xu hướng mới trong chiến lược cấp cứu, điều trị AIS trong nước và thế giới.

Quay trở lại chi tiết bài viết Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu não cấp sau 6 giờ bằng lấy huyết khối cơ học tại bệnh viện Bạch Mai Tải xuống tải PDF

  1. Kho dữ liệu số Trường Đại học Y Hà Nội
  2. Luận án/ Luận văn
  3. Luận văn thạc sĩ

Please use this identifier to cite or link to this item://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3241

Title: đánh giá kết quả điều trị nhồi máu não cấp do tắc mạch lớn bằng lấy huyết khối cơ học ở bệnh nhân rung nhĩ tại bệnh viện tim hà nội NGUYỄN TRƯỜNG, MIỀN Advisor: PHẠM NHƯ, HÙNG NGUYỄN LÂN, HIẾU Keywords: Nội Tim mạch Issue Date: 2020 Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Abstract: Đột quỵ não đang là vấn đề cấp bách trong mô hình bệnh tật không lây nhiễm1,2. Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng thứ ba sau bệnh lý tim mạch, ung thư và là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu. Theo ước tính năm 2005 trên thế giới có 16 triệu người bị tai biến lần đầu, dẫn đến 5,7 triệu bệnh nhân tử vong. Dự kiến tới năm 2030 có 23 triệu người bị tai biến lần đầu với 7,8 triệu người tử vong. Chi phí cho điều trị, chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Mỹ ước khoảng 51 tỷ đô la3. Đặc biệt đột quỵ não do rung nhĩ thường nặng nề, nhiều diễn biến bất thường, điều trị khó khăn và để lại nhiều gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội là rất lớn. Từ năm 1996 tới nay tiêu huyết khối đường tĩnh mạch đã được coi là điều trị chuẩn mực trong nhồi máu não cấp4,5. Tại Việt Nam, liệu pháp tiêu sợi huyết đã được kiểm chứng mức độ an toàn qua các nghiên cứu của Lê Văn Thành6 [năm 2010] và Nguyễn Huy Thắng7 [năm 2012]. Tuy vậy thuốc tiêu sợi huyết có cửa sổ điều trị ngắn kết hợp với các chống chỉ định lên chỉ khoảng 10% bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp được sử dụng ngay cả ở các nơi có điều kiện chăm sóc y tế tốt và đặc biệt, tỉ lệ tái thông mạch máu thấp8 [ước khoảng 8% đối với động mạch cảnh trong và 30 - 40% với tắc mạch lớn nội sọ]. Để khắc phục nhược điểm của tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, tiêu sợi huyết đường động mạch ra đời với tăng cửa sổ điều trị lên 6h và tăng tỉ lệ tái thông mạch máu lên 55% - 66%. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc tưới máu cho vùng nhu mô bị thiếu máu thấp làm giảm khả năng hồi phục chức năng thần kinh ở bệnh nhân đột quỵ do tắc mạch lớn9,10,11. Trên thế giới phương pháp lấy huyết khối tắc mạch lớn bằng dụng cụ cơ học đã được nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu khả quan. Tại Hoa Kỳ nghiên cứu PROACT II năm 1999 đã khẳng định can thiệp đường động mạch bước đầu cho kết quả an toàn và có nhiều hứa hẹn11. Gần đây hàng loạt các nghiên cứu đã công bố cho thấy sự hiệu quả và an toàn của can thiệp đường động mạch so với dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. Tỉ lệ hồi phục chức năng thần kinh tốt [thang điểm hiệu chỉnh Rankin 0-2] cao hơn hẳn so với tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch đơn thuần: nghiên cứu EXTEND IA là 71% so với 40%, nghiên cứu MR CLEAN là 32,6 so với 19,1%, nghiên cứu ESCAPE là 52,3% so với 29,3%, nghiên cứu REVASCAT là 43,7% so với 28,2%, nghiên cứu SWIFT PRIME là 60,2% so với 35,5%. Đồng thời tỉ lệ chảy máu não có triệu chứng và gây tử vong tại thời điểm 3 tháng không có sự khác biệt giữa hai nhóm điều trị12,13,14,15,16. Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, kỹ thuật lấy huyết khối tắc mạch lớn bằng dụng cụ cơ học đã được thực hiện thường quy trong điều trị đột quỵ não cấp. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu tổng kết nào đánh giá hiệu quả cũng như biến chứng của kỹ thuật này trong điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị nhồi máu não cấp do tắc mạch lớn bằng lấy huyết khối cơ học ở bệnh nhân rung nhĩ tại Bệnh viện Tim Hà Nội” với hai mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc mạch lớn trên bệnh nhân rung nhĩ. 2. Đánh giá kết quả điều trị lấy huyết khối cơ học ở bệnh nhân nhồi máu não cấp có rung nhĩ. URI: //dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3241 Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

Chủ Đề