Đánh giá chi tiêu công tại việt nam pdf năm 2024

Nhận ngày 19 tháng 9 năm 2012 Tóm tắt. Nợ công trong ngắn hạn có thể có những ảnh hưởng tích cực nhất định. Tuy nhiên, nợ công ở mức cao, kéo dài sẽ gây tác động tiêu cực cho sự phát triển bền vững. Những nước có mức nợ công nghiêm trọng đều bắt nguồn từ tình trạng thâm hụt ngân sách không thể kiểm soát mà nguyên nhân trực tiếp là sự yếu kém của chính phủ và nguyên nhân sâu xa chính là sự yếu kém của thể chế. Tình trạng chi tiêu công thiếu hiệu quả có các biểu hiện như: chi tiêu vượt quá quy mô tối ưu, chi sai chức năng, chi sai thứ tự ưu tiên. Để hạn chế được nguy cơ này, một giải pháp khả thi là áp dụng quy trình ngân sách trung hạn, trong đó nhu cầu chi tiêu công trong trung hạn được lập kế hoạch và hình thành các dự án. Mỗi dự án cần được phân tích chi phí-lợi ích để xếp hạng ưu tiên. Kế hoạch ngân sách sẽ được hình thành trên cơ sở phạm vi nguồn lực xác định và thứ tự ưu tiên này. Từ khóa: Nợ công, chi tiêu công, quy trình ngân sách trung hạn, nhóm lợi ích. 1. Mở đầu * Khủng hoảng nợ công châu Âu được đánh giá là một nguy cơ đối với hệ thống tài chính toàn cầu, khi sự kiện trở nên trầm trọng tại Hy Lạp đầu năm 2010 và sau đó lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếp theo là Italy. Nợ công không phải là vấn đề mới trong lịch sử phát triển hiện đại. Thập kỷ 80 của thế kỷ XX đã ghi nhận sự kiện nợ công trầm trọng tại gần 30 quốc gia với tổng số nợ lên tới 240 tỷ USD. Nợ công luôn đi kèm với các hệ quả tai hại như: tăng thuế, lạm phát và mất giá đồng nội tệ, tăng lãi suất nội địa, hạn chế sự phát triển của khu vực tư, và cuối cùng là khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng nợ công có bản chất là thâm hụt ngân sách lâu dài với những tác động có hại trực tiếp và gián tiếp đến nhiều lĩnh vực và khi tích tụ đủ lớn thì phát sinh khủng hoảng. Tuy nhiên, câu hỏi khá quan trọng chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm là: Tại sao ở những nước có hệ thống pháp lý và chính trị hàng đầu thế giới, chính phủ các nước này vẫn mắc những sai phạm nghiêm trọng đến mức đưa nền kinh tế đến bờ vực khủng hoảng? Các minh chứng cho thấy những trường hợp nợ công nghiêm trọng luôn đi đôi với thâm hụt ngân sách không thể kiểm soát và nguy cơ này trong trung/dài hạn phản ánh sự yếu kém của chính phủ nói riêng và chất lượng thấp của thể chế nói chung. Sửa đổi thể chế mà đặc biệt là những vấn đề thể chế có liên hệ trực tiếp đối với hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chi tiêu công là vấn đề mang tính cấp thiết đối với nhiều nước có dấu hiệu khủng hoảng và là một điều kiện nền tảng bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Trong 135 nước được thống kê về nợ công năm 2011, Việt Nam có mức nợ công là 54,5%

Đánh giá chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính (PEFA) là khung đo lường hiệu quả hoạt động để đánh giá và báo cáo điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống quản lý tài chính công. PEFA thường đánh giá Chính phủ, chính quyền địa phương đạt được những cải thiện bền vững trong lĩnh vực quản lý tài chính công. Từ quá trình nghiên cứu và thực tiễn xây dựng tại địa phương, bài viết giới thiệu những luận cứ khoa học cơ bản về PEFA, kinh nghiệm giải trình tài chính công tại TP. Đà Nẵng và đề xuất khuyến nghị đối với đánh giá chi tiêu công – giải trình tài chính cấp địa phương ở Việt Nam.