Dân số Indonesia đứng thứ máy thế giới

Châu Á là một châu lục có 48 quốc gia, trải đều trên diện tích đất rộng lớn. Không những vậy, đây còn là châu lục có dân số đông nhất thế giới, khoảng 4,5 tỷ người theo số liệu thống kê vào tháng 10/2019. Vậy những quốc gia nào đông dân nhất châu Á?
 

1. Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước có dân số đông nhất thế giới nói chung và châu Á nói riêng. Hiện tại, quốc gia này có 1,4 tỷ người, chiếm khoảng 31% dân số châu Á và khoảng 18,5% dân số thế giới. Trước tình hình bùng nổ dân số và nhiều nguy cơ liên quan khác như ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm,…chính phủ nước này đã có những chính sách kiểm soát tỉ lệ sinh. Điều này lại khiến Trung Quốc phải đối mặt với một nguy cơ khác là tình trạng dân số tăng trưởng âm và ngày càng già hóa. Nhiều khả năng trong tương lai, Trung Quốc sẽ không còn là đất nước đông dân nhất thế giới.
 


 

2. Ấn Độ

Ấn Độ hiện có 1,3 tỷ người, chiếm khoảng 30% dân số châu Á và 17,86% dân số thế giới. Theo nhiều dự báo, vào năm 2027, Ấn Độ sẽ vượt mặt Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Trước thực trạng dân số tăng và đói nghèo, thất nghiệp vẫn không suy giảm, Thủ tướng Ấn Độ đã yêu cầu thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế sinh. Được biết từ những năm 1970, quốc gia này đã từng đề ra chính sách triệt sản với nam giới nhưng về sau đã bị bãi bỏ vì vướng phải nhiều sự phản đối của các nước.
 


 

3. Indonesia

Dân số Indonesia hiện tại là 270 triệu người, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng dân số thế giới và thứ 3 tại châu Á. Quốc gia này cũng đang đứng trước bài toán khó về dân số khi lực lượng lao động quá dồi dào nhưng tỷ lệ thất nghiệp chiếm đến 5%. Rất nhiều thanh niên ở Indonesia không có chuyên môn, phải làm các công việc phục vụ, lao động chân tay. Ước tính, có khoảng 4,5 triệu người Indonesia đang làm việc ở nước ngoài nhưng là các công việc dọn dẹp và có đến 70% là phụ nữ.
 


 

4. Pakistan

Pakistan hiện có 216 triệu dân và cũng là quốc gia đang phải đối mặt với nguy cơ bùng nổ dân số. Nguyên nhân là do nước này cho phép đa thê. Trung bình, một phụ nữ ở Pakistan sinh 3 người con. Thậm chí, rất nhiều người đàn ông ở quốc gia này có đến hàng chục đứa con. Theo niềm tin của họ, con cái là do chúa trời tạo ra và ngài sẽ cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng, nên để mọi thứ thuận theo tự nhiên.
 


 

5. Bangladesh

Ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng dân số thế giới năm 2019 là Bangladesh với 168 triệu dân. Mặc dù số lượng dân không quá đông nhưng với mật độ 1.295 người/km2 cũng đã gây ra không ít khó khăn cho nước này.
 


 

6. Nhật Bản

Dân số Nhật Bản hiện tại là 126 triệu người. Tuy nhiên, vì áp lực công việc quá cao nên nhiều người trẻ ở Nhật Bản có xu hướng sống độc thân, không hẹn hò và kết hôn. Từ đó, quốc gia này đang gặp phải vấn đề thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Tính đến cuối năm 2018, có khoảng 1,5 tỷ lao động nước ngoài tại Nhật Bản và trong 5 năm tới, quốc gia này tiếp tục đón thêm 350 nghìn lao động nước ngoài. Suy giảm và già hóa dân số là vấn đề đang khiến chính phủ nước này phải đau đầu.
 


 

7. Philippines

Với số lượng 108 triệu người, Philippines hiện là quốc gia đông dân thứ 7 tại châu Á và thứ 13 trên thế giới. Bên cạnh đó, có khoảng 12 triệu người Philippines sống ở nước ngoài, tạo thành một cộng đồng tha hương lớn và có ảnh hưởng nhất thế giới. Ước tính, khoảng 20% dân số nước này có điều kiện sống dưới mức trung bình.
 


 

8. Việt Nam

Việt Nam hiện đang là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, thứ 8 ở châu Á và xếp thứ 3 Đông Nam Á với số dân 97 triệu người. Số lượng lao động dồi dào cũng cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức trong tương lai cho quốc gia.
 


 

9. Thổ Nhĩ Kỳ

Dân số Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức 83 triệu người vào năm 2019. Mật độ dân số của nước này khá thấp, chỉ 108 người/km2. Đây là một trong số các quốc gia có sự chênh lệch giàu nghèo cao nhất trên thế giới. Trong đó, đa số người dân vẫn phải sống trong tình trạng nghèo khổ.
 


 

10. Iran

Iran là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trong top các quốc gia đông dân nhất châu Á với 83 triệu người trên tổng 1.630.027 km2 [51 người/km2]. Trong đó, có đến 74,9% dân số sống ở thành thị. Mặc dù là đất nước giàu tài nguyên và lao động nhưng quốc gia này đang gặp phải áp lực kinh tế khá lớn và thiếu tiền mặt trầm trọng, khoảng cách giàu nghèo lớn,….
 


 

Trên đây là top 10 các quốc gia đông dân nhất châu Á mà đội ngũ biên tập viên Kiến Thức 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích. Qua đó, hiểu rõ hơn về tình hình dân số châu Á cũng như Việt Nam hiện tại.

Dân số Việt Nam đông với khoảng 56 triệu người đang tham gia thị trường lao động - Ảnh: TỰ TRUNG

Nếu đến thăm Jakarta, thủ đô của Indonesia, bạn sẽ thấy nhiều nhóm thanh niên túm tụm trên đường phố. Trên mình khoác những chiếc áo in logo của các hãng xe ôm công nghệ, họ ngồi đó với chiếc xe máy cũ kỹ, mắt chăm chăm nhìn vào điện thoại để mong đón khách.

Họ là những thanh niên thuộc thế hệ dân số vàng - độ tuổi lao động trẻ. Tuy nhiên, không có tay nghề cao, không biết ngoại ngữ, họ không thể tìm được việc làm có thu nhập ổn định.

Sống ở Jakarta hai năm nay, tôi đã gặp nhiều người trong số họ cùng rất nhiều cô gái trẻ phải bỏ quê nhà lên Jakarta kiếm sống. Họ làm những công việc lao động bình dân như đấm bóp, lau chùi nhà cửa, phục vụ trong các quán ăn...

Là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới [chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ], Indonesia có lợi thế là lực lượng lao động trẻ [68%, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2018].

Lợi thế cũng là thách thức lớn lao với đất nước này: tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Indonesia ước tính hơn 5%. Vì thế, nhiều người dân nơi đây đã phải bỏ quê hương tìm các công việc lao động chân tay ở xứ người.

Hiện có khoảng 4,5 triệu người Indonesia đang làm việc ở nước ngoài, đa số là công việc giúp việc gia đình và 70% trong số họ là phụ nữ. Nhiều người trong số họ bị bạc đãi, đánh đập, bị đối xử thậm tệ.

Đọc số liệu của Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương vừa công bố tại hội nghị trực tuyến toàn quốc vừa qua [dân số Việt Nam đạt 96,2 triệu người, trở thành quốc gia đông dân thứ 15 thế giới, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á sau Indonesia, Philippines], tôi vừa mừng, vừa lo.

Mừng vì Việt Nam có một lực lượng lao động vàng - sẵn sàng cung cấp sức lao động trẻ và dồi dào của mình cho một nền kinh tế đang trên đà phát triển. Lo vì liệu dân số vàng nhưng có thực sự là vàng ròng không, khi nhìn vào thực tế ở đất nước Indonesia, tôi thấy không ít người trong lực lượng lao động vàng của Việt Nam cũng ở trong tình trạng tương tự: hầu hết chưa có tay nghề cao, chưa được đào tạo bài bản.

Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng và sử dụng lao động", do Cục Việc làm phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế [ILO] tổ chức năm 2018 đã chỉ ra nhiều vấn đề bức thiết trong công việc đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam: tỉ lệ lao động được đào tạo còn thấp, nhiều trường hợp lao động dù đã qua đào tạo nhưng vẫn yếu về kỹ năng và cần phải đào tạo lại, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động còn lớn...

Tại hội nghị, ông Chang Hee Lee, giám đốc ILO tại Việt Nam, cũng đã nhấn mạnh rằng Việt Nam thiếu hụt nhân lực có tay nghề cao và công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.

Chúng ta đã bàn khá nhiều về chiến lược phát triển nguồn nhân lực, về việc phải gắn đào tạo nghề với thị trường lao động, việc phải tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nhân lực. Nhưng việc thực hiện chiến lược đó như thế nào vẫn là một dấu hỏi lớn.

Dấu hỏi đó cần được trả lời một cách quyết liệt, nhanh chóng và triệt để, bởi vì lực lượng lao động trẻ chính là một trong những tiềm năng tài sản lớn nhất của một nền kinh tế. Tiềm năng tài sản ấy không tồn tại vĩnh viễn mà sẽ mất đi khi thế hệ lao động trẻ ấy già đi, cùng với gánh nặng mà họ sẽ đặt lên vai cho một quốc gia.

Việt Nam sẽ làm gì với 'tài sản' dân số vàng 96 triệu người?

NGUYỄN PHAN QUẾ MAI [INDONESIA]

Video liên quan

Chủ Đề