Đại lý mua bán hàng hóa là gì

Đại lý thương mại là hình thức kinh doanh khá phổ biến và hiệu quả hiện nay. Pháp luật Việt Nam quy định về đại lý thương mại như thế nào? Hãy cùng phòng tư vấn pháp luật của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp luật

Luật thương mại 2005

Nội dung tư vấn

Các bên tham gia vào quan hệ đại lý thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Thông thường trong quan hệ đại lý thương mại sẽ bao gồm bên giao đại lý và bên đại lý. Luật thương mại 2005 quy định về đại lý thương mại như sau:

+ Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

+ Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

Các bên giao kết với nhau dưới hình thức hợp đồng đại lý.

Các hình thức đại lý thương mại

Căn cứ điều 169 luật thương mại 2005; quy định về hình thức đại lý thương mại như sau:

+ Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

Ví dụ: Các đại lý của một số hãng xe như Honda, Yamaha… Giá giao đại lý sẽ được ấn định, tuy nhiên giá bán sẽ do bên đại lý quyết định.

+ Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

Ví dụ: Di động Việt là đại lý độc quyền của Apple tại Việt Nam…

+ Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

  • Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

Ví dụ: Điện lạnh Điện máy Hà Nội là Tổng đại lý phân phối điều hoà Panasonic…

Ngoài ra, các bên cũng có thể thỏa thuận các hình thức đại lý khác.

Thù lao và thanh toán đại lý

Thù lao đại lý

Hình thức thanh toán:

+ Hưởng hoa hồng: Bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

+ Hưởng chênh lệch giá: Bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá.

+ Các bên cũng có thể thỏa thuận về hình thức hưởng thù lao cụ thể.

Tính mức thu lao bên đại lý được hưởng: Căn cứ khoản 4 điều 171 luật thương mại 2005.

+ Các bên có thể thỏa thuận về cách tính thù lao.

+ Trường hợp các bên không có thỏa thuận:

  • Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;
  • Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;
  • Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

Thanh toán đại lý

Căn cứ Điều 176 Luật Thương mại 2005; trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định.

Thời hạn đại lý

[1] Thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.

[2] Nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại mục [1] Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.

+ Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.

[3] Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng đại lý có bắt buộc phải lập thành văn bản?

Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Thương nhân có được làm đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài?

Thương nhân được làm đại lý mua, bán các loại hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh Mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh Mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Nghĩa vụ thuế của thương nhân làm đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài?

– Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Thương nhân Việt Nam có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.

Quyền của bên giao đại lý?

– Do các bên thỏa thuận.– Trường hợp không có thỏa thuận:+ Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng;+ Ấn định giá giao đại lý;+ Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;+ Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý;

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.

5 trên 5 [1 Phiếu]

Mua bán hành hóa và mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại có điểm gì giống và khác nhau? Tại sao cùng là hoạt động mua bán nhưng lại có thể chịu sự điều chỉnh bởi Luật Thương mại hoặc Bộ luật dân sự? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây của chúng tôi.

Theo từ điển Tiếng Việt, “mua” là động từ thể hiện việc đổi tiền bạc lấy hàng hóa, đồ vật, “bán” là đem đổi hàng hóa lấy tiền, “hàng hoá” là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Như vậy, có thể hiểu mua bán hàng hóa là việc trao đổi hàng hóa giữa các bên có hàng hóa và bên có nhu cầu mua hàng hóa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tự do thỏa thuận theo ý chí của các bên. Hàng hóa được mua bán, trao đổi có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là hàng hóa sẽ hình hành trong tương lai được phép lưu thông trên thị trường. Phương thức mua bán, trao đổi hàng hóa có thể là trực tiếp tiến hành bởi các bên hoặc thông qua trung gian, bên thứ ba [bên môi giới, bên đại lý, bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa].

Còn theo quy định của pháp luật, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận [theo Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005].

Mua bán hàng hóa thực chất là một dạng của mua bán tài sản vì thế nên mua bán hàng hóa sẽ mang những đặc điểm của mua bán tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Mua bán tài sản/hàng hóa là việc bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Mua bán tài sản/háng hóa đều được thể hiện qua hình thức pháp lý là hợp đồng.

Tuy nhiên, mục đích chính của mua bán hàng hóa vẫn là mục đích kinh doanh, thu lợi nhuận. Còn mua bán tài sản không nhất thiết là có mục đích kinh doanh mà có thể nhằm các mục đích khác như: tiêu dùng, tặng, cho,…

Ngoài những đặc điểm chung của mua bán tài sản, mua bán hàng hóa trong thương mại còn có những đặc điểm riêng sau đây:

Thứ nhất, chủ thể chủ yếu thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân.

Mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động thương mại chịu sự điều chỉnh chính của Luật Thương mại, hiện nay là Luật Thương mại 2005. Chủ thể thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng và hoạt động thương mại nói chung là thương nhân. Theo quy định của Luật Thương mại 2005, Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài [trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế].

Như vậy, có thể thấy, so với các chủ thể mua bán tài sản là các tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa phải đáp ứng thêm điều kiện là có đăng ký kinh doanh với tư cách là thương nhân để thực hiện quá trình mua bán hàng hóa.

Thứ hai, mua bán hàng hóa trong thương mại gắn với mục đích sinh lợi.

Do sự khác biệt về tính chất chủ thể nên mục đích của các bên chủ thể mua bán tài sản trong quan hệ dân sự thường hướng đến mục đích tiêu dùng, sinh hoạt. Còn đối với các bên chủ thể mua bán hàng hóa trong quan hệ thương mại lại hướng đến mục đích chính là mục đích sinh lợi. Mặt khác, mua bán hàng hoá trong thương mại gắn liền với hoạt động mang tính nghề nghiệp của thương nhân – hoạt động thương mại. Luật Thương mại 2005 cũng có định nghĩa về hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Thứ ba, thuộc tính của hàng hóa.

Hiện nay, thuật ngữ hàng hóa được sử dụng khá phổ biến trong pháp luật thương mại của các nước và Điều ước quốc tế về thương mại. Tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 cũng có quy định rõ ràng về thuật ngữ hàng hóa như sau:

“2. Hàng hóa bao gồm:

a] Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b] Những vật gắn liền với đất đai.”

Theo đó, hàng hóa hiểu theo nghĩa rộng có hai thuộc tính đó là: có tính lưu thông và có tính thương mại. Còn thuật ngữ tài sản được sử dụng trong dân sự chỉ mang thuộc tính giao dịch [lưu thông].

Qua đây, chúng ta có thể cơ bản phân biệt được mua bán hàng hóa và mua bán tài sản, hiểu rõ hơn về các đặc điểm điển hình của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề