Đã bao nhiêu năm ngày Nhà giáo Việt Nam?

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai giảng năm học 2022-2023 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên [Đại học Quốc gia Hà Nội] - Ảnh: TTXVN

Thân ái gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý và nhân viên ngành giáo dục!

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam [20/11/1982-20/11/2022]; tôi thân ái gửi đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý và nhân viên ngành giáo dục những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Các đồng chí thân mến!

Dân tộc ta là một dân tộc hiếu học, trọng việc học; vì thế danh hiệu “người thầy” đã trở nên tôn quý từ hàng nghìn năm nay. Sau khi nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng việc xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục độc lập, tiến bộ, toàn diện theo hướng dân tộc, hiện đại, nhân văn, lấy mục tiêu phục vụ Tổ quốc, nhân dân làm nền tảng. Để thực hiện thành công mục tiêu ấy, Người đánh giá rất cao vai trò của đội ngũ nhà giáo: “Nhiệm vụ của giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa”.

Thấm nhuần truyền thống dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong gần một thế kỷ qua, các thế hệ nhà giáo Việt Nam đã nỗ lực khắc phục khó khăn, luôn giữ vững ngọn lửa đam mê với sự nghiệp giáo dục, không ngừng đổi mới, sáng tạo, thi đua dạy tốt; là tấm gương sáng về đạo đức, sự tận tụy, tâm huyết với nghề. Có những thầy giáo, cô giáo đã hy sinh cả tuổi xuân của mình, hết lòng vì học sinh, bám trường, bám lớp, trở thành người cha, người mẹ thứ hai của các em ở những vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.

Nhờ có sự cố gắng đó, giáo dục nước nhà đã có nhiều chuyển biến tích cực, đáng mừng. Đến nay trên 99% người dân trong độ tuổi 15-60 biết chữ, gần 100% trẻ em 5 tuổi được đến trường. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, lứa tuổi 15 [PISA], học sinh nước ta vượt trên mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế [OECD]. 

Các đội tuyển học sinh thi Olympic quốc tế và châu Á đều đạt thứ hạng cao. Giáo dục đại học thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hướng tới đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao. Tự chủ đại học đạt kết quả tốt và đang được mở rộng; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đại học đứng trong top 500 thế giới; Việt Nam cũng đứng thứ 49 thế giới về số lượng báo khoa học công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín; đã có nhiều trường đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được của ngành giáo dục thời gian qua; xin gửi lời tri ân đến tất cả các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục mang trên vai sứ mệnh “trồng người” vẻ vang, cao cả; chắp cánh cho những ước mơ của từng thế hệ học sinh, sinh viên bay cao, bay xa.

Các thầy cô giáo thân mến!

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục của nước ta đang đứng trước những yêu cầu mới, đặt ra những đòi hỏi cao về năng lực, phẩm chất và nhân cách nhà giáo. Tôi mong các thầy giáo, cô giáo luôn luôn đủ sức khỏe, đủ nhiệt huyết, đủ tri thức, phương pháp và đủ niềm tin để tiếp tục yêu nghề, tận tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Mỗi thầy giáo, cô giáo cần luôn có ý thức rèn đức-luyện tài, tự tu dưỡng, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, yêu nghề-yêu người, nâng cao năng lực chuyên môn, phấn đấu trở thành người thầy giáo tốt, thực sự là hình mẫu, là tấm gương sáng cho người học.

Tôi cũng đề nghị các nhà trường quan tâm xây dựng môi trường văn hóa, sáng tạo, chú trọng cả “dạy chữ” và “dạy người”, phát huy dân chủ để đội ngũ nhà giáo có điều kiện phát triển tài năng và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội chung tay cùng ngành giáo dục, tháo gỡ khó khăn, khắc phục nhược điểm, chung sức, đồng lòng, nâng tầm ngành giáo dục Việt Nam, thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Chúc các thầy giáo, cô giáo, các đồng chí dồi dào sức khỏe, khắc phục mọi khó khăn, thi đua dạy tốt, học tốt và quản lý tốt như lời dặn của Bác Hồ kính yêu “Dù khó khăn đến đâu, thầy và trò cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.

Chúc sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển, góp phần xứng đáng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

[CTTĐTBP] - Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam [20/11/1982 - 20/11/2022].

 


Đó là phong trào thi đua đặc biệt vừa được UBND tỉnh phát động tại Kế hoạch 342/KH-UBND nhằm thiết thực chào mừng Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam; động viên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học viên, học sinh và sinh viên năng động, sáng tạo, hăng hái thi đua “dạy tốt, học tốt”, nghiên cứu khoa học và công tác tốt. Qua đó, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý vững mạnh, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học 2022-2023. Toàn ngành đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng chống góp phần chiến thắng đại dịch Covid-19.

UBND tỉnh yêu cầu việc triển khai thực hiện phong trào thi đua là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng trong các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục các cấp với hình thức, nội dung, tiêu chí thi đua thiết thực, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn. Bảo đảm thực chất, hiệu quả; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn với việc tiếp tục “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; kịp thời phát hiện mô hình mới, nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt để bồi dưỡng, nhân rộng và tôn vinh./.

Ngày Nhà giáo Việt Nam thành lập được bao nhiêu năm?

Hướng đến Kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam [20/11/1982-20/11/2022]

Ngày Nhà giáo Việt Nam là bao nhiêu?

Ngày Nhà giáo Việt Nam [hay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam] là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây chính là lễ hội của ngành Giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích để tôn vinh những người dạy học và những người trong ngành giáo dục.

Ngày Nhà giáo Việt Nam có nguồn gốc từ đâu?

Từ ngày 26 - 30/8/1975, tại Warszawa - thủ đô Ba Lan - diễn ra hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Hội nghị quyết định lấy ngày 20/11/1958 là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo, đó chính là nguồn gốc ngày 20/11.

Ngày Nhà giáo Việt Nam dành cho ai?

20/11 chính là ngày Nhà giáo Việt Nam [tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam]. Đây là một trong những ngày lễ kỷ niệm quan trọng được tổ chức vào ngày 20/11 hàng năm để tri ân các thầy cô và những người hoạt động trong ngành giáo dục.

Chủ Đề